HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Khuyến học khuyến tài

Hiệu đính thông tin sai lệch về Họ Đặng Hành Thiện

5/28/2014 12:27:44 PM

 

 

                                                              TRẢ LỜI MỘT SỐ THÔNG TIN SAI LỆCH

 

 

 

 

 

 

VỀ NGUỒN NGỐC HỌ ĐẶNG HÀNH THIỆN

 

 

 

 

 

 

(  THƯ CỦA GS SỬ HỌC ĐẶNG ĐỨC AN ( CHI ĐẶNG ĐỨC LÀNG HÀNH THIỆN) GỬI  KTS ĐẶNG VĂN THẢO )

 

 

 

 

 

 

 

 

 + TRÍCH BỨC THƯ THỨ 2  (Ngày 13/10/2010):
 
          Kính gửi ông Đặng Văn Thảo.
Trong  bức thư ông gửi cho bà con họ Đặng Hành Thiện ông đặt ra nhiều vấn đề quá, cho nên chúng ta phải tách ra giải quyết từng vấn đề .
 
 Xin trao đổi với ông về vấn đề niên đại:
Cụ Đặng Chính Pháp sinh năm Đinh hợi 1927 là sai, Nhà sử học Lê văn Lan đã báo cáo trong Danh nhân đất Việt của cụ Đặng Xuân Bảng Cụ Đặng Chính Pháp sinh năm 1635
          Các nhân vật khác tôi không ghi năm sinh của nhân vật nào:
-Trần Văn huy đậu tiến sĩ đệ nhị giáp ( tức hoàng giáp) khoa thi năm Nhâm Tuất (1442)
- Trần Cận đậu Tiến sĩ đệ tam giáp khoa thi năm Ất Sửu (1470)
- Trần Du đậu giải nguyên ( đỗ đầu cử nhân khoa thi hương)
- Trần Tuân Khởi nghĩa năm 1511
- Đặng Công Toản đậu Tiến sĩ đệ  tam giáp
- Đặng Công Chất đậu Trạng  Nguyên
- Đặng Công Diễn đỗ đầu khoa thi hội (hội nguyên) tiến sĩ đệ tam giáp
- Đặng Trần Côn đậu hương cống ( Cử nhân)
- Đặng Huấn ( tức Đặng Trần Huấn)
 

 

 

 

 

- Đặng Tiến Vinh

 

 

 

 

 

 

- Đặng Thế Khoa

 

 

 

 

 

 

-Đặng Tiến Thự ( tức Trịnh Liễu)

 

- Đặng Đinh Tướng đỗ giải nguyên ( thủ khoa kỳ thi hương), rồi Tiến sĩ đệ tam giáp
- Đặng Tiến Đông (con trai của Đậu Quận công Đặng Tiến Hiên, cháu nội của Yên Quận Công Đăng Tiến Thự (tức Trịnh Liễu)
 

 

 

 

 

- Lý Trần Hiên, Lý trần Quán, Lý Trần Dự và Lý trần Thám

 

( là các vị họ Lý Trần gốc Đặng)
Tiếp đó đến những người họ Đặng Hành Thiện, tôi không ghi năm sinh của người nào cả.
Trong bài ( Gửi bà con họ Đặng có gốc ở làng Hành thiện ông có ghi rất nhiều niên đại mà tôi không viết:
1, Cụ Đặng Chính Pháp về lập nghiệp ở HT năm 1650( đó là điểm thứ nhất tôi không nói)
2. Khâm Quận Công Đặng Thế Khanh sinh năm 1595 (là điểm thứ hai tôi không nói)
3.Tiến sĩ trần Văn Huy sinh năm 1410 đó là điểm thứ ba tôi không nói)
 

 

 

 

 

Từ những niên đại không biết ông thu thập ở đâu , ông có những kết luận hết sức hàm hồ:

 

          Ông nói năm 1650 cụ Chính pháp đã 123 tuổi (1650-1527=123 năm), cụ Chính pháp ( sinh năm 1927) hơn cha mình là Khâm Quận công Đặng Thế Khanh ( sinh năm 1595) những 68 tuối như vậy ( sinh con rồi mới bsinh cha, sinh chàu giữ nhà rồi mới sinh ông)
Tôi không nói cụ Trần văn Huy sinh năm 1410 mà tôi chỉ nói cụ Tràn Văn Huy đỗ tiến sĩ năm 1442
 

 

 

 

 

Con số 1410 ông lấy ở đâu ra mà gán cho tôi

 

Trong báì ( Kính gửi bà con Họ Đặng Làng Hành Thiện...) ông còn gán cho tôi một điều mà tôi không nói, đó là ( và GS Đặng Đức An lại còn cho biết thêm cháu nội của cụ Đặng Huấn là Đặng Thế Khanh sinh năm 1590  là thân phụ của cụ Đặng chính Pháp sinh năm Đinh Hợi 1527. Cha kém con 63 tuổi
 

 

 

 

 

          ông lấy tài liệu ở đâu là quyền của ông nhưng ông đừng gán cho tôi

 

 Cuối cùng ông kết luận ( Bài viết của GS Đặng Đức An đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử có nhiều sai sót không chấp nhậnđược)
 
          Tôi nghĩ là bài báo của tôi không phải có nhiều sai sót mà là (bài viết của  tôi bị ông xuyên tạc quá nhiều)
 
 

 

 

 

 

Tôi nghĩ ông là một nhà khoa học(ông là kiến trúc sư (KTS) phải không) mà lại viết những bài không có chút khoa học nào nào như thế thì thật là lạ ( khoa học thì phải trung thực ông ạ. Không thể bịa đặt ra những điều đối tượng không nói rồi cứ gán cho người ta để phê phán người ta) có phải đúng  như thế không ông.

 

 Tôi sẽ cho ông biết về ông Đặng Xuân Đỉnh ( em trai cùng bố cùng mẹ với TBT Trường Chinh). ông Đỉnh là một nhà khoa học một nhà giáo dục( nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ -Địa chất đầu tiên và là nhà giáo nhân dân), ông có tác phong và tư cách gần giống TBT Trường Chinh, vì thế cuốn Gia phả họ Đặng Hành Thiện của ông ấy biên soạn rất đáng chân trọng .
 

 

 

 

 

Điều cuối cùng tôi muốn nói với ông là khi viết bài tranh luận với người khác ông nên hết sức tỉnh táo và sử dụng ngôn ngữ của người trí thức. chắc ông hiểu ý tôi.

 

 
+ TRÍCH BỨC THƯ THỨ 3 :
Kính gửi ông Đặng Văn Thảo , đáng lẽ đợi ông trả lời bức thư thứ hai của tôi tôi mới viết bức thư thứ thứ ba này, nhưng hôm qua tôi đọc được bài ( Thủy tổ  họ Đặng gốc Trần không phải là tiến sĩ Tràn văn Huy, hậu duệ của Hưng Đạo đại vương) cho nên tôi phải viết ngay bức thư thứ ba này.
 

 

 

 

 

Trước hết tôi trình bày về cuốn Gia phả họ Đặng Xuân của cụ Đặng Xuân Đỉnh

 

          Về cuốn Gia phả cụ viết không phải Phả ký họ Đặng Hành Thiện biên soạn năm 1994 như trong bức thư ông gửi bà con Hành Thiện mà là Phả ký họ Đặng Hành Thiện in lần thứ nhất năm 1980 và in lần thứ hai chỉnh lý bổ xung năm 1994
          Ông Đặng Văn thảo Viết Ông ta (tức cụ Đặng uân Đỉnh) nói mình phải viết  lại ( chữ này ông thảo in chữ đậm) Phả ký họ Đặng xuân. Chính vì viết lại nên ông Đỉnh tự tiện hư cấu nói rằng Họ Đặng Hành Thiện là gốc họ Trần       
 

 

 

 

 

            Điều đó là hoàn toàn bịa đặt

 

...Tôi so sánh hai cuốn Phả ký Họ Đặng Xuân năm 1980 và 1994 thì đều có phần : Khảo sát nguồn gốc họ Đặng và họ Đặng Xuân Hành Thiện Trong đó cả hai cuốn đều có mục :
 a/ Từ Trần đổi sang Đặng và những dòng lịch sử
 b/Sự liên quan giữa Họ Đặng ở Hành Thiện và Họ Đặng ( Đặng Trần) ở Lương Xá thuộc huyện Chương Mỹ ( Hà Đông)
Cuốn 1980 có ghi ngắn hơn b/ Sự liên quan giữa Họ Đặng Hành Thiệm và Họ Đặng Lương Xá.
          Sosánh  giấy trắng mực đen giữa hai cuốn Phả ký Họ Đặng Xuân Hành Thiện năm 1980 và năm 1994 của ông Đặng Xuân Đỉnh chẳng thấy ông Đặng Xuân Đỉnh tự tiện hư cấu nói rằng Họ Đặng Hành Thiện là Họ Đặng gốc Trần (Khi Viết lại) Như ông Đặng Văn  Thảo nói ở đâu cả. Mà  từ cuốn Phả ký Họ Đặng Xuân Hành Thiện của cụ Đặng Xuân Đỉnh viết năm 1980 và cuốn năm 1994 đều nói là họ Đặng Hành Thiện có gốc từ họ Đặng Lương Xá mà họ Đặng Lương Xá có gốc từ họ Trần.
 

 

 

 

 

          Ông Đặng Văn Thảo lại viết Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng, một nhà sử học nổi tiếng thế kỷ 19 khi viết về dòng họ mình, ông đã không ghi điều nào nói dòng họ đó là do họ Trần sinh ra

 

          Tôi nghĩ ông Đặng văn Thảo chưa từng đọc một cuốn sách  nào của Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng nên mới nói thế thôi.
 
 

 

 

 

 

          Trong cuốn Hành Thiện Hợp Phả của cụ Đặng Xuân Viện viết năm 1933, được ông Ngô thế long dịch năm 1981, trang 4 có bài Đặng tộc nguyên nhân ký do Tiến sĩ Tuần phủ Đặng Hy Long soạn ( Đặng Hy Long là tên chữ của cụ Đặng Xuân Bảng) có viết: Xét Gia phả họ Đặng ở Chương Đức thì họ Đặng ta vốn là họn Trần. Năm Đoan Chính đời Lê (1505-1509) có Trần Tuân tự xưng là dòng dõi nhà Trần, làm loạn chiếm kinh thành. Việc ấy sau bị dẹp .họ trần sợ tai họa, chi Bính phái thứ 5( là cháu phái thứ 5 của Trần Tuân ) đổi sang họ Đặng./.

 

          Tôi chuyển sang nói về bài ( Thủy tổ họ Đặng không phải tiến sĩ Trần văn Huy, Hậu duệ của Hưng đạo đại vương ) của KTS Đặng Văn Thảo
          Tôi đã nói ở trên, cụ Trần văn Huy tự Đặng Hiên nên các con cụ là Trần Cận, Trần Du Và trần Lâm đổi tên thành Đặng Trần Cận, Đặng Trần Du và Đặng Trần Lâm
          Ông Đặng Trần Lâm trốn về Lương xá  1511 thì 8 năm sau trung Hưng công Đặng Huấn ra đời( 1519)
          Theo các tài liệu nghiên cứu thì ông Trần Lâm sinh năm 1457, như vậy ông Trần Lâm đến Lương xá năm 1511 lúc ấy ông đã 51 tuổi, lông đã có con trai là Đặng Lội, cháu nội là  Đặng Chí, chắt nội  là Đặng Diện. Gia đình ông đến Lương xá 8 năm sau thì Đặng Diện sinh Đặng Huấn( 1519-1583). Năm 1521 nhà Mạc cướp ngôi nhà Hậu  Lê. Ông Đặng Huấn đã nhận tước bá của triều Mạc, nhưng đến năm 1549 ông quy thuận nhà Lê lập nhiều chiến công trở thành một trong bốn công thần thời Lê Trung Hưng.
Nếu ai đã từng vào Phủ thờ Lương xá thì không thể không xúc động trước câu đối mà vua Lê ban tặng:
 

 

 

 

 

Cự Mạc, Phù Lê công tại Hoàng gia danh tại sứ

 

 

 

 

 

 

Quang tiến dụ hậu, sinh vi lương tử vi thần

 

           Câu đối này hợp với ông Đặng Huấn, đã từng bỏ nhà Mạc theo nhà Lê và lập nhiều chiến công lớn như tôi đã nói ở trên.
          Nhưng ông lại viết (Vua Lê không bao giờ nhầm lẫn tặng chô dòng  họ của ông  Trần Tuân đã từng chống lại mình câu đối tri ân đó)
 

 

 

 

 

Đó là một câu nói hàm hồ

 

Trong cuốn Gia phả Họ Đặng Đức của tôi ,tôi viết: Con cháu họ Trần sau khi đổi thành họ Đặng nhiều người đỗ đạt và làm quan to tiêu biều là:
-         Đặng Công Toản ( con cả của Đặng Trần Du) đỗ tiến sĩ đệ tam giáp khoa Canh Thìn (1520) chỉ sau uộc khởi nghĩa của Trần Tuân thất bại có 10 năm, làm đến chức Tả thị  lang bộ Hình ( đấy là khóa thi Hội cuối cùng của nhà hậu Lê).
 
Con cháu cụ Đặng Trần Du còn có những người nổi tiếng khác:
-         Đặng Công Chất (chắt bốn đời của Tiến sĩ Đặng Công Toản) đỗ trạng Nguyên khoa Tân Sửu(1661) thời Lê Trung Hưng
-         Đặng Công Diễn ( cháu nội của Trạng Nguyên  Đặng Công Chất) đỗ đầu kỳ thi Hội(Hội nguyên) khoa Đinh Mùi thời Lê Trung Hưng
 
Về dòng dõi cụ  Đặng Trần Lâm thì người mở đầu cho công danh họ Đặng Trần là cụ Đặng Huấn ( Đặng Đình Huấn) bỏ nhà Mạc theo nhà Lê giúp Chúa Trịnh phục hồi lại nhà Hậu Lê, con cháu cụ Đặng Huấn sau này cũng nhờ lập được nhiều chiến công mà được phong quận công.
 Đến cụ Đặng Đình Tướng mới vinh danh trở lại con đường khoa bảng  (đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất 1670)
 
Ông Đặng Văn Thảo hạ một câu : Vua Lê không bao giờ lại nhầm  lẫn tặng cho dòng họ của ông Trần Tuân đã từng chống lại mình câu đối tri ân đó
 

 

 

 

 

 Chẳng qua vì ông Đặng Văn Thảo không có kiến thức gì về Lịch sử cả nên không phân biệt được giữa vua Lê ở thời suy tàn của Hậu Lê với vua Lê Chúa Trịnh của thời Lê Trung Hưng.

 

 
 

 

 

 

 

Ông Đặng Văn Thảo còn thấy điều gì thắc mắc cứ tiếp tục viết Email cho tôi./.

 

                                                                    Kính Thư.
 

 

 

 

 

                                                                    Đặng Đức An.

 

 
 =================
 
THÔNG TIN KHÔNG ĐÚNG
 VỀ NGUỒN GỐC HỌ ĐẶNG HÀNH THIỆN ( khi dựa vào một bức ảnh) CỦA  ANH ĐẶNG VĂN THẢO HĐĐT VIỆT NAM 
                      Thay mặt Chi trưởng Đặng Khắc Họ Đặng Hành Thiện
                                                  Đặng Tuấn Khang   
 
I.                   VẾ BỨC ẢNH CHỤP NGÀY 28/12/1975: ÔNG TRƯỜNG CHINH (HỌ ĐẶNG HÀNH THIỆN) CHỤP CHUNG VỚI GIA ĐÌNH ÔNG ĐẶNG ĐÌNH TRÁC TẠI NHÀ THỜ ĐẶNG TẤT, ĐẶNG DUNG TẠI NGHỆ TĨNH
(Bức ảnh này được lưu giữ tại bảo tàng nghệ an, anh Thảo( HDĐT) đã lợi dụng bức ảnh này nói là Cụ Trường Chinh đi vấn tổ tìm tông và đưa ra khẳng định họ Đặng Hành Thiện có Nguồn gốc từ anh hùng Đặng Tất, Đặng Dung)
 
Tôi xin trả lời anh Thảo như sau:
Việc xác định nguồn gốc họ Đặng Hảnh Thiện do người họ Đặng Hành Thiện tự tìm làm, rất cám ơn anh đã quan tâm.
Còn việc ông dựa vào bức ảnh cụ Trường Chinh chụp chung với gia đình ông Đặng Đình Trác tại nhà thờ cụ Đặng tất , Đặng Dung ngày 28/12/1975 và nói là cụ Trường Chinh đi vấn Tổ tìm tông là không đúng.
Đây là một sự ngộ nhận
 
          Cụ TBT Trường Chinh năm trong năm 1975, khi miền Nam vừa giải phóng Cụ còn đang bận việc nước, làm gì có thời gian đi vấn tổ tìm tông.
Việc xác định nguồn gốc của cụ tổ Hành Thiện (cụ Đặng Chính Pháp), thì người họ Đặng Hành Thiện đã làm, đã có Gia phả để lại cho con cháu hậu thế.
 Đó là cụ Tiến sĩ Tuần phủ Đặng Xuân Bảng ( hiệu là Hy Long Tiên sinh ) là ông nội của TBT Trường Chinh có viết Đặng Tộc Nguyên Nhân ký
Đó là cụ Đặng Xuân Viện (hiệu là Bốn Đễ) là bố đẻ của TBT Trường Chinh (là nhà trí thức, nhà báo thời pháp thuộc) đã viết cuốn Hành Thiện Hợp Phả ( 1933).
Các cuốn Gia phả ấy đã nói rõ :
Họ Đặng Hành Thiện là họ Đăng gốc Trần, nguồn gốc tử Lương xá , Chương Mỹ Hà Đông.
Đến năm 1988 ông Đăng Xuân Đỉnh ( em trai  TBT Trường Chinh ) một nhà khoa học, một nhà giáo dục( Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất đầu tiên của Việt Nam, nhà giáo nhân dân), ông có tác phong và tư cách gần giống TBT Trường Chinh, đã viết cuốn:
 Gia phả họ Đặng Hành Thiện và chỉnh lý bổ xung (1994).
Cuốn Phả biên soạn rất tôn trọng các tài liệu của ông nội ( cụ Đặng Xuân Bảng ) và bố đẻ ( cụ Đặng Xuân Viện).
 
 Ông  Đặng Xuân Đỉnh đã khẳng định :
Họ Đặng hành Thiện là họ Đăng gốc Trần, nguồn gốc từ Lương xá  Chương Mỹ,  Hà Đông.
 
Còn việc TBT Trường Chinh (Đặng Xuân Khu) chụp chung với gia đình ông Đặng Đình Trác tại nhà thờ cụ Đặng tất, Đặng Dung ngày 28/12/1975; Đây chỉ là dịp nhân tiện trên đường công tác tại Nghệ tĩnh TBT Trường Chinh vào thắp hương cho anh hùng dân tộc Đặng Tất, Đặng Dung; Cũng như khi đi qua Đền Hùng Cụ vào thắp hương các vua Hùng.
Việc này, tôi đã có dịp trao đổi trực tiếp với anh Thảo, khi gặp anh Thảo tại buổi khánh thành nhà thờ họ Đặng Thụy Sơn Thái Thụy, Thái Bình ngày 16/01/2013./.
 
                        Thay mặt Chi trưởng Đặng Khắc Họ Đặng Hành Thiện
                                                  Đặng Tuấn Khang   
 ==============
  
TÌM HIỂU PHONG TỤC
YẾN LÃO LÀNG HÀNH THIỆN
Đế con cháu tỏ lòng hiếu thảo với bố mẹ ,ông bà phong tục chức mừng thọ các cụ các cụ cao niên từ 70 tuổi trở lên (vào các dịp đầu năm âm lịch) là phong tục rất đáng trang trọng trong công đồng sinh sống của  Việt Nam.
Việc tổ chức chúc thọ mừng thọ hàng năm thường được tổ chức rất  rất đa dạng, tổ chức theo gia đình, theo dòng họ, theo các tổ chức chính quyền đoàn thể ( UBND xã, UBND phường, Hợp tác xã, Hội người cao tuổi ...) Nhưng chưa thấy ở đâu có phong tục tổ chức mừng thọ với tục lệ YẾN LÃO giống như ở làng Hành Thiện ( thuộc xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường tinh Nam Định).
       Ỏ làng Hành Thiện, Cứ ba năm ( 3 năm) mới có một lần làng tổ chức mừng thọ vào 15,16,17 tháng hai (Âm lich) là những ngày làng làm lễ tế thần tại Miễu ( ngôi Miếu thờ thần của làng) là Tụ lệ của làng ( Theo bài bạt về SỰ TÍCH ĐỨC THÁNH TỔ của cụ Tuần phủ Đặng Xuân Bảng biên soạn).
Làng Hành Thiện lấy 3 ngày tế thần (15,16,17/ tháng hai âm lịch của các năm DẦN, THÂN, TỴ, HỢI  ) để tổ chức YẾN LÃO của làng:
-         Ngày 16/2 Âm lịch lễ yến cho các vị Lão ông;
-         Ngày 17/2 Âm lịch lễ yến cho các vị Lão bà;
Các Lão ông, Lão bà lễ Thần tại Miễu rồi rước lên chùa lễ Phật, lễ Thánh và dự lễ Yến
Các Lão ông, Lão bà sống thọ được trúng tuổi 70, 80, 90, 100 (kể cả tuổi mụ ) theo 4 con giáp ( DẦN ,THÂN, TỊ, HỢI )của 12 con giáp  ( TÝ, SỬU,DẦN, MÃO, THÌN, TỴ, NGỌ, MÙI, THÂN, DẬU, TUẤT, HỢI):
 Quần áo,khăn xếp ,võng rước của các Lão ông, Lão bà được Trương Yến  theo Tục lệ của làng được quy định :
- 70 tuổi:  tuổi Thượng thọ ( được mặc quần áo và đội khăn xếp lụa đỏ, ngồi võng tía để con cháu rước lên lễ chùa)
- 80 tuổi : tuổi Thượng thượng thọ ( được mặc quần áo và đội khăn  xếp nhung đỏ ngồi võng tía để con cháu rước lên lễ chùa).
- 90 tuổi : tuổi Đại thọ ( được mặc quần áo và đội khăn  xếp nhung tía ngồi võng tía để con cháu rước lên lễ chùa).
- 100 tuổi : tuổi Đại đại thọ ( được mặc quần áo và đội khăn xếp nhung tía ngồi võng tía để con cháu rước lên lễ chùa ).
Những cụ được trúng các tuổi như nói ở trên được gọi là được vào yến. phong tục của làng gọi là YỀN LÃO.
Các gia đình có các cụ ông, cụ bà sống thọ mà trúng vào các tuổi được vào yến tổ chức ăn mừng rất linh đình và đưa dón các cụ Lão ra lễ Miễu và lên lễ Phật , lễ Thánh và dự Yến .
Các cụ không trúng được vào các tuổi 70,80,90,100 vào các năm được tổ chức YẾN LÃO ( BÍNH, KỶ ,NHÂM) thì tổ chức làm yến lão thừa tuổi 71,72,81,82,91,92 và trên 100 tuổi).
Theo tục lệ ba năm một lần thết yến các cụ Lão của làng. Cụ Cử Nhân Nguyễn Khánh Tường, cựu Tri Phủ Xuân Trường, mừng lệ này bài thơ sau đây:
 
 
PHIÊN ÂM
 
Nam tiến Thiện nhân chúc thử đình
Tam niên nhất nội yến kỳ anh
Sùng từ kính tế đôn thành tục
Phú quý khang ninh dân cộng vinh
                                                            Cử nhân: Tùng  Phong
                                                             Nguyễn Khánh Tường
 
DỊCH NÔM
 
Hành Thiện vào Nam họp tại đây
Ba năm một hội Lão vui vầy
Sùng từ lễ bái nay thành tục
Thịnh vượng giàu sang vinh hiển thay.
                                                             
  Tử Hậu Đỗ đức Trung  dịch.

Cập nhật lần cuối: 5/28/2014 12:27:44 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb