HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Tộc ước Họ Đặng Việt Nam

4/3/2011 5:52:05 PM
HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM Biên soạn bản tộc ước


I. Mục đích – Yêu cầu:


    * Là cùng nhau tìm về cội nguồn.

    *  Đoàn kết nhất trí phát huy truyền thống

    *  Để cho việc hoạt động của Hội đồng gia tộc được dễ dàng, để đạt được kết quả như mong muốn.

    *  Làm thế nào phát huy được truyền thống, động viên con cháu trong toàn dòng họ: sống có đạo lý, thuỷ chung, chân thật, gia đình hoà thuận hạnh phúc con cháu chăm ngoan, học giỏi, các cụ vui vẻ sống lâu.

    *  Đây là bản dự thảo tộc ước, để phổ biến rộng rãi đến bà con đến các chi họ Đặng trong cả nước. Rất mong được sự tham gia góp ý kiến, để cho bản tộc ước của họ Đặng ngày càng hoàn thiện.

II. Tổ chức của dòng họ


   1. Hội đồng gia tộc toàn quốc khoảng 25 đại biểu, đại diện cho các chi họ Đặng Việt Nam trong toàn quốc (đã được liên lạc), một năm họp 3 lần. Ban thường trực có 5 đại biểu gồm: trưởng ban, phó ban, thư ký, thủ quỹ, kế toán. Ban thường trực mỗi tháng họp 1 lần (khi cần có thể mở rộng thành phần hoặc họp đột xuất).
   2. Tình có Hội đồng gia tộc, số đại biểu nhiều ít tuỳ theo số chi, địa bàn để có đủ sức hoạt động (một năm họp 4 lần).
   3. Huyện (vùng) có Hội đồng gia tộc cũng có thể gọi là Ban liên lạc tuỷ theo số đại biểu (một năm họp 4 lần).
   4. Làng xã, phường thị trấn có ban gia tộc dòng họ, chi họ cũng có thể được gọi là Ban Liên lạc

Thời gian họp tuỳ theo yêu cầu công việc của chi họ.

III. Tài chính


1- Xây dựng quỹ họ:

Dựa vào hảo tâm của bà con trong dòng họ góp vào các ngày lễ hội giỗ tổ. Người nào tham gia đóng góp đột xuất (dù nhiều hay ít) đều có giấy chứng nhận của ban thường trực.

Sự đóng góp theo quy định của dòng họ hàng năm đã đặt ra là 500đ một khầu, đây là do tự nguyện không bắt buộc, ai có khó khăn thì miễn đóng góp gửi nộp lên trên.

2- Chi tiêu:

a) Quỹ họ được dùng để tu sửa đền thờ, phần mộ của toàn dòng họ.

Trước mắt là có 3 nơi:

    *  Đền thờ mẹ tổ Đặng Hiên
    *  Phủ thở Lương Xá (hiện nay là trung tâm)
    *  Khu mộ tổ Đặng Huấn ở thịnh phúc – Phúc Xuyên – Giẽ Hạ.

Sau này còn nơi nào cần thiết thì vẫn tiếp tục. Khi tiến hành sẽ phải bàn bạc với địa phương và chi họ sở tại.

b) Thăm các cụ cao tuổi khi ốm đau khi qua đời

c) Chăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng và Anh hùng (đặc biệt là gia đình chính sách).

d) Mừng thọ các cụ cao tuổi của dòng họ từ 90 trở lên

e) In các tài liệu giấy tờ chung của dòng họ.

f) Chi cho việc tổ chức các lễ hội, giỗ tổ (đặc biệt là các nơi có giấy mời để Hội đồng gia tộc cử đi dự giỗ).

Nguyên tắc chi tiêu:

Chi tiêu tiết kiệm, đúng mục đích, quản lý chặt chẽ, Thường xuyên kiểm tra báo cáo công khai tài chính trong các kỳ họp của Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam.

IV. Nội dung bản tộc ước


Điều 1: Tìm cội nguồn tiên tổ


  1. Có gia phả phải cho dịch gửi về Hội đồng gia tộc. Tên cụ tổ, ngày giỗ, đến nay được bao nhiêu đời, để tiện cho việc chắp nối, đối chiếu các gia phả gốc, nếu không thì phải sưu tầm bằng mọi cách.
  2. Tu sửa nhà thờ.
  3. Xây dựng phần mộ, chăm sóc bảo vệ phần mộ và các di tích của dòng họ, chi họ.
  4. Nếu nơi nào chưa có ngày giỗ thì trong họ chọn lấy một ngày để tổ chức. Hàng năm nên duy trì giỗ tổ để tụ họp con cháu (nhằm gắn bó dòng họ). Trưởng họ nên báo cho tất cả con cháu về dự, nếu ai không về dự được thì có thể báo thơ về cho trưởng họ biết để báo cáo với bà con trong họ).
   5. Trong họ không phân biệt trai gái, dâu hay rể, nội ngoại, con nuôi hay con đẻ. Cũng không phân biệt giàu nghèo, trình độ, chức vụ cao hay thấp, tuổi tác (tránh mặc cảm). Dù có mang họ khác như Lý, Hà, Phạm, Nguyễn vv… nhưng gốc là họ Đặng thì đều là người họ Đặng. Hoặc đang sinh sống ở nước ngoài có ý thức tìm về tiên tổ thì vẫn được chấp nhận.

Điều 2: Săn sóc cụ già, bà mẹ Việt Nam anh hùng, các anh hùng, gia đình chính sách


 1.Thăm hỏi các cụ cao tuổi, đặc biệt các cụ nghèo neo đơn, bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng, gia đình chính sách.
  2. Tổ chức mừng thọ các cụ từ 70 trở lên. Hội đồng gia tộc mừng thọ các cụ từ 90 tuổi trở lên. Khi tổ chức cần trang trọng, chu đáo tiết kiệm, động viên được con cháu.
  3. Khi có người trong họ qua đời – các cụ hoặc người trong họ có công với cách mạng có danh hiệu cao quý khác như: nhà giáo nhân dân, giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân vv… thì trong chi họ, Hội đồng gia tộc nên tổ chức tốt việc viếng và đưa tang.
   4. Có quỹ để chi tiêu (đóng góp phải phù hợp với chi họ địa phương).

Điều 3: Phát huy truyền thống và đạo đức trong sáng của tổ tiên

  1.Truyền thống hiếu học: cháu nào học giỏi, thi đạt giải quốc gia, quốc tế thì báo cáo về Hội đồng gia tộc Việt Nam để có phần thưởng và được ghi vào sổ vàng của dòng họ.
   2.Trong họ, các cháu đến tuổi phải được đi học, không để một ai thất học, nếu nhà nghèo mà không đi học thì chi họ phải bàn bạc giúp đỡ.
   3.Tổ chức khen thưởng cho các cháu học giỏi hàng năm vào ngày giỗ tổ đầu xuân, hoặc dịp nghỉ hè để kịp thời động viên các cháu cho năm học sau được tốt hơn.
   4.Trong họ phải đoàn kết, có va chạm, phải giải quyết ngay, lấy các cụ cao tuổi có uy tín trong họ, kết hợp với trưởng họ.
   5. Chống các tệ nạn xã hội, xây dựng gia đình văn hoá, làng xã văn hoá, đóng góp vào việc xây dựng xã hội lành mạnh văn minh.
   6. Tất cả mọi người trong họ, không một ai được phép làm ảnh hưởng đến thanh danh dòng họ.
   7. Có quỹ khuyến học để chi tiêu (đóng góp sao cho phù hợp với chi họ địa phương).

Điều 4: Trung thành với Tổ quốc

  1. Ra sức bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh quốc gia
   2. Chấp hành mọi chính sách pháp luật của Nhà nước.
   3. Thanh niên đến tuổi phải đi nghiêm chỉnh chấp hành luật nghĩa vụ quân sự.

Điều 5: Đoàn kết cộng đồng, đoàn kết xóm làng

  1.Đối với hàng xóm xung quanh, phải khiêm tốn, hoà hợp, chân tình, cởi mở, nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ.
   2. Nếu ở trong một phường, thị trấn tuy cùng một hoặc khác chi ta nên coi nhau như anh em (theo tuổi tác), giúp đỡ nhau làm kinh tế, hoặc lúc gặp khó khăn. Khi có người qua đời, ta nên có mặt để chia buồn, nếu gia đình có yêu cầu giúp đỡ tổ chức lễ tang, thì chúng ta nên sẵn sàng.

Điều 6: Viết gia phả

  1. Đã có gia phả thì phải viết bổ sung, viết phải đầy đủ rành mạch, trung thực, đúng thứ tự, có phả đồ (để dễ xem, dễ hiểu).
   2. Viết cả chi trưởng, chi thứ, kể cả con trai, con gái, con dâu, con rể, con nuôi. Người hoạt động cách mạng (tiền bối), và các nhà khoa học có tên tuổi, để có sức thuyết phục động viên được bà con trong họ.

Vì thế ta nên chú ý đến – cùng một chi họ, ta phải có chữ thống nhất. Nếu chữ lót khác thì phải có đóng mở ngoặc để phòng sau này khó tìm (còn bây giờ mà sống với nhau thì dễ biết đến 100 năm sau, là rất khó tìm).

Ví dụ:

Bố là Đặng Trần An

Con là Đặng Văn Vy (Trần)

Nhiều chi họ vừa qua đi tìm đã mắc vấn đề này.

Cập nhật lần cuối: 4/3/2011 5:52:05 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb