HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Họa sỹ Đặng Tin Tưởng và tranh sơn khắc

8/29/2012 6:19:20 PM
Tranh của Đặng Tin Tưởng được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân đội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và nhiều sưu tập cá nhân trong nước, quốc tế. Ông cũng nhận giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc,,,

 Họa sỹ Đặng Tin Tưởng và tranh sơn khắc

08:11 | 24/07/2012
Trong nền mỹ thuật đương đại Việt Nam, nói tới thể loại tranh sơn khắc, không thể không nhắc tới họa sỹ Đặng Tin Tưởng với những tác phẩm khổ lớn đã nhận nhiều giải thưởng như: Đền thờ Nguyễn Trãi, Đền Ngọc Sơn trong ngày hội...
Sinh năm 1945 trong một gia đình thuần nông tại Hải Dương, chàng thanh niên mười chín đôi mươi đã tham gia hoạt động phong trào tại địa phương từ những năm 1964, vẽ tranh đồ họa cổ động khổ lớn trên đường 5, đường 20 và đường 17 của tỉnh. Lòng đam mê nghệ thuật đã đưa Đặng Tin Tưởng đến ngưỡng cửa của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam. Năm 1967, Đặng Tin Tưởng tham gia khóa học Đồ họa 1 năm để chuẩn bị lên đường đi chiến trường B, làm nghĩa vụ thiêng liêng của thanh niên với Tổ quốc thời chiến tranh chống Mỹ. Cái duyên với Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam lại bén vào anh, Đặng Tin Tưởng được giữ lại trường. Hơn 20 năm công tác tại Phòng Giáo vụ và Nghiên cứu khoa học của Trường Cao đẳng Mỹ thuật nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam, không ngày nào Đặng Tin Tưởng không dành thời gian để suy tư và sáng tác. Cũng bởi đặc thù công tác, ông đã chọn cho mình một lối đi riêng trong hoạt động sáng tác, đó là loại hình sơn khắc. Bởi kỹ thuật thể hiện này giúp họa sỹ có thể hoàn thành tác phẩm mà không cần thời gian liền mạch.
 

Trích đoạn Xuân đất Việt                                                          Sơn khắc của Đặng Tin Tưởng
Thời gian làm việc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, làm thư ký của các Hội đồng nghệ thuật là quãng thời gian quý báu mà họa sỹ Đặng Tin Tưởng được tiếp xúc, học hỏi các họa sỹ tài danh như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nung, Hoàng Tích Chù..., rồi thế hệ đàn anh như: Trần Lưu Hậu, Hoàng Trâm. Ảnh hưởng từ những người thầy trong giai đoạn đó là hành trang và có tác động lớn tới sáng tác của Đặng Tin Tưởng sau này.
Thế mạnh trong các tác phẩm sơn khắc của họa sỹ Đặng Tin Tưởng là miêu tả con người và cảnh vật sinh động trong một không gian ước lệ, tạo hình theo lối bình đồ trữ tình, mọi hoạt động của các nhóm nhân vật được trải dài trong bố cục chặt chẽ và chắt lọc về hình. Mô típ kiến trúc đình, chùa trong tranh của Đặng Tin Tưởng được mô tả đặc trưng, chính xác, do tài quan sát và thể hiện điêu luyện bằng các nét khắc trên tấm vóc sơn mài. Thực sự tư duy đồ họa đã ảnh hưởng sâu sắc trong các tác phẩm của Đặng Tin Tưởng, nhưng vẻ đẹp của kiến trúc đình, chùa đã in đậm trong tâm trí Đặng Tin Tưởng. Đó là dấu ấn kỷ niệm thời thơ ấu, họa sỹ được sống tại các làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ. Rồi những chuyến dã ngoại tìm hiểu thực tế nông thôn, anh càng có điều kiện ghi chép, thăm các kiến trúc cổ của đình, chùa tại nhiều vùng, miền trên khắp đất nước. Với hàng ngàn ký họa bút sắt, mực nho là tư liệu quý để Đặng Tin Tưởng xây dựng tác phẩm một cách chọn lọc và tinh xảo...
Tranh của Đặng Tin Tưởng được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Quân đội Việt Nam, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và nhiều sưu tập cá nhân trong nước, quốc tế. Ông cũng nhận giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô. Đáng chú ý, bức tranh Xuân đất Việt đang được lưu giữ và trưng bày tại Nhà khách Chính phủ, Hà Nội là một tác phẩm khổ lớn (150 x 360cm) và đẹp của Đặng Tin Tưởng, với nền vóc chủ đạo là màu đỏ - nâu đã làm cho không gian ngày xuân tươi vui ấm áp, các cụm nhân vật sinh hoạt lễ hội được miêu tả kỹ và chọn lọc. Họa sỹ Lê Thanh Trừ từng nhận xét: “Những nét khắc mềm mại đã vượt khỏi những hạn chế mà thể loại sơn khắc thường mắc phải. Đặng Tin Tưởng đã khéo léo đặt những chi tiết thành cụm bên những mảng trống lớn, tránh được những rối loạn, những chi tiết đều đều chán mắt”.
Ở tác phẩm Cảng than Cửa Ông (100 x 240cm), gam màu vàng - đen, Đặng Tin Tưởng khắc họa toàn cảnh mỏ than đang hoạt động với những cần cẩu, giàn chuyển than công nghiệp. Người xem thấy được vẻ đẹp của một vùng khoáng sản hùng vỹ thông qua lăng kính trữ tình của họa sỹ.
Với tranh khắc gỗ đen trắng, Đặng Tin Tưởng cũng dành nhiều thời gian sáng tác vào thập niên 1960 - 1970. Lúc này, đất nước đang chiến tranh, điều kiện vật chất còn khó khăn, khắc gỗ khổ nhỏ đã đóng góp cho kho tàng nghệ thuật và danh tiếng của ông...
Từ năm 2005 đến nay, hàng năm họa sỹ Đặng Tin Tưởng dành nhiều tháng lên Sapa nghỉ dưỡng và sáng tác với chất liệu sơn dầu và giấy dó. Những nhát bút to được bay nhảy sung mãn trên mặt toan rất hoạt và khỏe khoắn bằng những gam màu xanh lam - trắng. Đặc biệt những bức tranh vẽ chân dung cụ già, thiếu nữ, em bé người Dao Đỏ với nét vẽ nhòe loang của mực đen trên giấy dó cho thấy bút lực của ông như đang tràn nhựa sống. Ở tuổi gần xưa nay hiếm, Đặng Tin Tưởng tâm sự: “Bây giờ mình đang vẽ cho mình, thế thôi”.
Công Quốc Hà
Nguồn: http://daibieunhandan.vn
 
=============
 
Ghi chú: Trang website chính thức của dòng họ Đặng www.HoDangVietNam.com hiện đang được nâng cấp để có thể phục vụ tốt hơn, mong bà con khắp nơi thông cảm và tiếp tục ủng hộ
Mọi chi tiết: Vui lòng liên hệ BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM
- Địa chỉ: Số 6, ngõ 68, Cầu Giấy , Hà Nội
- Hotline: 0914 72 79 52 - 0914 32 43 32
- Email: HoDangVietNam@Gmail.com
Hoặc chat với các nick hỗ trợ trực tuyến trên website của dòng họ
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bà con dòng họ Đặng ta ở trong và ngoài nước. Bà con có thể đăng ký thành viên rồi trực tiếp viết bài gửi lên trang web của dòng họ.
Thay mặt ban thường trực
Mr. Đặng Trần Lưu
================================

 

Cập nhật lần cuối: 8/29/2012 6:19:20 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb