HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Thong tin Ho Dang Viet Nam so 23/2011

9/29/2011 8:02:29 AM

Thành lập Hội đồng gia tộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 

Ngày 20-6-2010 họ Đặng Thủy Nguyên gồm 9 xã về nhà thờ HĐ Thanh Lãng, Quảng Thanh giỗ tổ và thành lập HĐGTHĐ huyện Thủy Nguyên.
- Đoàn HĐ thôn Quỳ xã Liên Khê do ông Đặng Văn Quý dẫn dầu. HĐ Liên Khê cụ Tổ là Đặng Đình Kiều về lập nghiệp ở đây đã được 7-8 đời.
- Đoàn HĐ thôn Trúc Nam xã Lưu Kiếm do ông Đặng Văn Xuân dẫn đầu cụ tổ Đặng Phúc Cần về lập nghiệp ở đây trên 300 năm truyền đoợc 13 đời. Chi họ xây dựng được nhà thờ tổ rất khang trang.
- Đoàn HĐ thôn Núi Đèo, xã Thủy Sơn có gốc từ HĐ Xuân Đài Xuân Trường NĐ về đây được 5-6 đời đã xây dựng được nhà thờ.
- Đoàn HĐ làng Phương Năng, xã Hoa Động có gốc từ HĐ Huyện Đông Hưng Thái Bình. Cụ tổ Đặng Pháp Tu về đây được 11-12 đời hiện có khoảng 500 nhân khẩu, có gia phả và tộc ước . Thành lập HĐGT do ông Đặng Ngọc Luyến là Trưởng tộc kiêm Phó Ban HĐGT.
- Đoàn HĐ Câu Ngoại xã Hợp Thành có gốc từ HĐ Hành Thiện Huyện Xuân Trường Tỉnh Nam Định  cụ tổ Đặng Văn Nhượng về đây được 200 năm, con cháu chia làm 3 chi và 98 hộ ở TP Hải Phòng. Năm 1930 từ đường bị chiến tranh tàn phá. Năm 1995 HĐ ở đây xây lại lăng mộ tổ đếnn ăm 2000 XD từ đường. Ở Câu Ngoại phong trào khuyến học  rất tốt, hiện có hơn 50 con cháu có trình độ đại học và trên đại học. HĐ Câu Ngoại có một nhánh chuyển về Đồng Cống Huyện Chí Linh Tỉnh Hải Dương  hiện cũng chia ra làm 3 tiểu chi, truyền được 8 đời.
- Đoàn HĐ Yên Mỹ, xã Cao Nhân do ông Đặng Khắc Khoan, Đặng Vũ Thảo dẫn đầu. Cụ tổ Đặng Hữu Lực từ Vân Đoàn, Quế Võ, Bắc Ninh về đây trước năm 1228 đánh giặc Bạch Đằng (hiện còn bia ghi công đức) hậu duệ của tổ sau này có Đặng Cung đỗ tiến sĩ năm 1478 lúc ông 19 tuổi.
- Đoàn HĐ xã Lâm Động do ông Đặng Văn Mỹ, Trưởng tộc dẫn đầu.
- Đoàn HĐ Phi Liệt, xã Lại Xuân do ông Đặng Cương dẫn đầu.
- Đoàn HĐ Thanh Lãng, Quảng Thanh chi sở tại. Cụ tổ lập nghiệp truyền được 10-11 đời có 380 hộ, 1.450 nhân khẩu ngoài ra còn 70 hộ ở khắp các tỉnh. Dòng họ đã xây dựng từ đường rất khang trang hết 204 triệu đồng. Thành lập HĐGT và có phong trào khuyến học rất tốt  đã được báo cáo điển hình trước 24 dòng họ khác ở Quảng Thanh. HĐGTHĐ Thủy Nguyên thành lập gồm 29 thành viên trong đó có 9 ủy viên thường trực , ông Đặng Văn Phú làm Trưởng ban (danh sách in sau).
Về dự hội nghị thành lập HĐGTHĐ huyện Thủy Nguyên, HĐGTHĐ VN có ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Trần Rực là Phó Chủ tịch. Ông Đặng Trần Lưu là Tổng thư ký.
- HĐ Hàng Kênh Hải Phòng có ông Đặng Đình Lái, ông Trưởng tộc Đặng Đình Cừu và ông Đặng Quý Chiến.
- HĐ Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh có anh Đặng Quốc Thành hiện sống ở HP (dòng họ Đặng ở Cẩm Xuyên truyền được 22 đời).
Ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Ngọc Thanh thay mặt HĐGTHĐVN chứng kiến buổi thành lập HĐGTHĐ Thủy Nguyên và nói chuyện với hội nghị. Kết thúc hội nghị các đại biểu dự bữa cơm thân mật trong bầu không khí đầm ấm vui vẻ.
Đặng Trần Rực

Ban Biên tập sách họ Đặng Việt Nam
Ngày 25-6-2010, Ban biên tập sách HĐVN gồm các ông: Đặng Đức Thư trưởng ban, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Văn Lộc - chủ biên sách, ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Đình Thành và Tiến sĩ Đặng Văn Phú họp rút kinh nghiệm xuất bản sách các nhà khoa bảng HĐVN. Nhà thơ Đặng Trường Giang đã thôi không tham gia phó ban liên lạc họ Đặng toàn quốc . Ông Đặng Trường Giang đã tình nguyện tham gia biên tập sách họ Đặng Việt Nam , trực thuộc hội đồng gia tộc Việt Nam . Hội nghị bàn phương án phát hành sách và phân công viết sách theo từng chủ đề cho từng người phải chịu trách nhiệm sưu tầm nội dung: Các di tích lịch sử văn hóa của họ Đặng. Tìm hiểu thống kê xuất bản sách về hơn 1.000 chi HĐ từ cụ tổ, nguồn gốc, truyền được bao nhiêu đời, đóng góp gì cho đất nước, cho dòng họ… XB văn thơ kim, cổ của tác giả HĐ. XB sách Tiến sĩ thời hiện đại, các giáo sư nhà giáo ND họ Đặng, các doanh nhân nổi tiếng của HĐ…
Đặng Đình Thành

Họ Đặng Tam Thanh họp trù bị chuẩn bị cho ngày giỗ Tổ
Ngày 26-6-2010, tại nhà văn hóa xã Thượng Nông, gần 100 đại biểu đải diện cho HĐGTHĐVN, HĐGTHĐ Tam Thanh, HĐGTHĐ Việt Trì, Thạch Thất, Lâm Thao và chi sở tại về họp nghe ông Đặng Văn Quế báo cáo tình hình tiến trình xây dựng nhà thờ Đặng Đại Tôn của dòng họ đã hoàn thành đến đâu và còn phải làm các công trình phụ cận để ngày 21-6 âm lịch (22-7-2010) HĐ tổ chức giỗ Tổ Đặng Hiên và khánh thành nhà thờ. Nhà thờ ông Đặng Quanh Hạnh hứa hoàn thành trước nửa tháng, còn HĐ phải làm: Miếu thần linh (gia đình ông Quế nhận), đài hóa vàng (có người nhận), hai cột cờ (họ Đặng Phùng Xá nhận) còn lát 600m2 sân nhà bia, khu vệ sinh, tường bao, cổng, núi non bộ… Công trình cây xanh tổng trị giá các công trình phụ cận hết khoảng hơn 1 tỷ đồng. Như vậy để có thể tổ chức giỗ tổ, HĐ vận động các cá nhân tập thể công đức tiền của cho từng hạng mục hoàn thành trước ngày tổ chức. Ngoài ra còn thành lập rất nhiều tiểu ban và người phụ trách các tiểu ban để phục vụ lễ hội: Tiểu ban đón tiếp khách (lễ tân), Tiểu ban tuyên truyền: trưng bày sách ảnh gia phả về hoạt động của dòng họ, chuẩn bị XB sách, thông tin để phục vụ lễ hội. Tiểu ban hậu cần chuẩn bị ăn uống cho lễ hội, Tiểu ban bảo vệ chuẩn bị bến bãi đỗ xe, hướng dẫn đi lại để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông… Ngoài ra Ban tổ chức in giấy mời, chuẩn bị bàn ghế loa đài… pháo hoa, băng rôn, khẩu hiệu… cho lễ cắt băng khánh thành.
Đặng Văn Thoan

Lễ Yên vị tượng Đức Thánh Trần
Ngày 7-7-2010, ông Đặng Quang Hạnh đã tổ chức  rước tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo từ Nam Định về nhà thờ, đặt yên vị trong 1 b an nhà thờ họ Đặng Đại Tân. Đoàn pháp sư Nam Định do ông Đặng Văn Nhã cùng với rất nhiều thầy, nhà sư ở Nam Định lên lập đàn lễ yên vị tượng Đức Thánh Trần. Dự lễ yên vị có rất nhiều đại biểu của HĐGTHĐVN, của HĐGTHĐ huyện Tam Thanh , Lâm Thao, Việt Trì, Thạch Thất, Quốc Oai và bố con ông Đoàn Nguyên Quốc ( gốc Đặng ) , đại tá  Bộ Tư lệnh hóa học về dự cùng đông đảo bà con chi sở tại . buổi lễ đã diễn ra rất trang nghiêm với đầy đủ nghi lễ từ 14h đến 20h . Trong buổi lễ này , tiếng chuông ( do ông bà Đặng Văn Khanh cung tiến ) đã vang lên . Ông Khanh là viện trưởng VKSND TP Hà Nội .
                                                                               Đặng Quang Đại

Ông Đặng Lân cùng vợ tham quan lễ tổ đền tổ mẫu và nhà thờ Đặng Đại Tôn
Ông Đặng Lân (Đại tá, Phó TBT Báo CAND) cùng vợ là bà Nguyễn Thị Kim Hằng lên lễ tổ đền tổ mẫu và tham quan nhà thờ Đặng Đại Tôn chuẩn bị khánh thành tại thôn Liên Hoa, xã Thương Nông, huyện Tam Nông, Phú Thọ. Cùng đi có ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Trần Rực là Phó Chủ tịch HĐGTHĐVN. Tiến sĩ Đặng Văn Phú mang hai tấm bia có thơ lên công đức ở nhà thờ, ngoài ra còn cụ Khúc Văn Năm, đội trưởng đội tế xã Yên Mỹ lên tham quan chuẩn bị cho đội tế các cụ xã Yên Mỹ giỗ tổ lên làm việc. Đoàn đã được các ông Đặng Văn Quế, Đặng Sinh, Đặng Quang Đa, Đặng Văn Thiết, đại diện HĐ Tam Thanh đón tiếp nồng nhiệt. Vợ chồng ông Đặng Lân rất phấn khởi và cảm dộng như người con đi xa nay được trở về với gia đình của mình.
Đặng Quang Đa

Lễ khánh thành nhà thờ Đặng Đại Tôn - giỗ tổ Đặng Hiên
Hưởng ứng lời kêu gọi của HĐGTHĐVN, gia đình cụ Đặng Văn Được cụ bà Hoàng Thị Kim Tuyến cùng các con Đặng Thị Hoàng Yến, Đặng Quang Hạnh, Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Phượng đã mua 2.400m2 đất và phát tâm công đức kinh tài chính xây dựng  công trình nhà thờ Đặng Đại Tôn trọn vẹn. Ông Đặng Quang Hạnh là con trai thứ hai hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Tạo đã trực tiếp chỉ đạo thi công xây dưng nhà thờ Đặng Đại Tôn với  tổng diện tích 224m2. 3 gian hai chái theo lối cổ “nội công ngoại quốc, câu đầu trồng giường” với 24 cột đứng có đá kê chân cột, 8 vì kèo. Có 8 cột gỗ lim đường kính 40 nặng 16 tạ một cột, 6 cột đá mỗi cột tnặng 14 tạ, nhà 1 tầng mái lợp ngói giếng đáy. Cửa bức bàn, tường xây gạch Bát Tràng để trần không trát. Các hoa văn họa tiết trong nhà thờ ở cột, xà, kẻ bảy trổ theo thời Trần. Từ mặt sân lên nhà thờ cao 1m4 với 9 bậc, 2 bên có rồng đá, ở giữa có lô gô gia huy họ Đặng. Các lan can xung quanh nhà thờ đều gắn đèn hoa sen và có họa tiết hoa văn nổi.
Trong nhà thờ có 3 hoành phi, 3 cửa võng, 3 sập thờ, 13 câu đối đều trổ hoa văn và sơn son thếp vàng. Trên trần có 6 ngọn đèn chùm.
- Gian giữa thờ tổ Đặng Phúc Quang (Trần Quốc Kiệt), thân phụ tổ Đặng Hiên (Trần Văn Huy), dưới thờ tổ Đặng Hiên.
- Gian trái thờ Đức Thánh Trần (cũng là tổ 5 đời tổ Đặng Hiên).
- Gian phải thờ phu nhân tổ Đặng Hiên là Nguyễn Thị Duyên hai em trai của tổ Đặng Hiên là Đặng Trọng Trân (Trần Hiện) thuộc chi họ Đăng Ngọc Sơn Huyện Đô Lương , Nghệ An và Đặng Bân, tổ tướng thời Lê Sơ thuộc chi HĐ Tự Nhiên Huyện Thường Tín - HN, dưới nữa là thờ 6 con trai của tổ. Tổng giá trị công trình và mua đất khoảng 4 tỷ đồng.
Các công trình phụ cận hiện dòng họ mới thực hiện được để kịp lễ khánh thành: lát 900m2 sân, xây 2 cột cờ, miếu thần linh, đài hóa vàng, công trình cây xanh và khắc bia công đức (chưa xây nhà bia) làm tạm một số nhà và khu vệ sinh… Sau này sẽ tiếp tục hoàn thành.
Ngày 21-6 Canh Dần (22-7-2010, lễ khánh thành nhà thờ và kỷ niệm 525 ngày giôc cụ tổ Đặng Hiên đã được tổ chức trang trọng. Ngày hôm trước đoàn tế Nam ở Hải Phòng và đoàn tế Nữ ở Vĩnh Lộc, Thạch Thất – HN đã tham gia  lễ tế tổ . Đoàn văn công quan họ đã tham gia biểu diễn . Ngày chính giỗ các cụ tế nam ở xã Yên Mỹ Huyện Thanh Trì – HN . 9h. Cụ Đặng Quang Được, cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Văn Quế đại diện cho gia đình và dòng họ lên cắt băng khánh thành nhà thờ với nhạc và pháo hoa rầm rộ. Sau lời giới thiệu của ông Đặng Sinh, ông Đặng Văn Quế đọc tiểu sử tổ Đặng Hiên mở đầu cho lễ tổ. Cụ Đặng Trần Đảng, Chủ tịch HĐGT HĐVN đọc văn tế sau đó lần lượt các đoàn lên dâng hương.
Hơn 4.000 con cháu của 173 đoàn họ Đặng ở khắp các tỉnh thành từ Nam đến Bắc về dự. Nhiều đoàn ở xa đã về từ 1 hai hôm trước với số lượng gần 300 ôtô, hơn 500 xe máy các loại nhưng do có chuẩn bị chu đáo từ trước, Ban tổ chức đã phục vụ tốt từ khâu hậu cần ăn uống đến bảo vệ, an toàn giao thông không xảy ra một việc đáng tiếc nào. Do số lượng người về dự quá đông, nên nhiều đoàn khi thụ lộc còn thiếu ban tổ chức đã kịp thời giải quyết bổ xung. Buổi lễ thành công tốt đẹp, các đoàn họ Đặng các nơi về dự lễ khi ra về ai cũng phấn khởi và tự hào được mang danh HĐVN , tự hào về nhà thờ Đặng Đại Tôn hoành tráng .
Đặng Sinh

Họ Đặng Giao Yến, Giao Thủy, Nam Định
Họ Đặng Giao Yến tổ chức giỗ tổ trong 3 ngày liền từ ngày 21 tới ngày chính giỗ 23-8-2010. Cụ tổ Đặng Phúc Thọ từ bách tỉnh về đây con cháu phát triển đông đúc hiện có hơn 20 giải rải khắp ở mấy huyện vùng biển của hai tỉnh Thái Bình và Nam Định. Ngày giỗ chi họ tổ chức rước kiệu vi hành quanh làng, các đội rước vừa đi vừa múa: Đoàn kỳ lân xóm Đỗ múa (sư ông đăng đàn, múa chóp đầu sư tử đuôi kỳ lân, giáo ngựa múa cờ rồi các đội trống thôn thanh khiết, đội sinh tiền, các đội tế nam, tế nữ. Các thanh niên nam nữ, các cụ ông cụ bà ăn mặc rất đẹp đi theo đám rước dài mấy trăm mét. Sau khi về nhà thờ, các đoàn tế nam, tế nữ, tế tổ có hát nói rất trịnh trọng. Bà con trong chi họ đến dự rất đông và được đón tiếp. Cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Ngọc Thanh thay mặt HĐGTHĐVN về dự.
Đặng Quang Phán

Họ Đặng Yến Đô, Tân Việt, Yên Mỹ, Hưng Yên
Ngày 18-9-2010 (11-8 Canh Dần), họ Đặng ở Yến Đô giỗ tổ Đặng Phúc Tần. Tổ về Yến Đô đã truyền được 14-15 đời, nhân khẩu tới hơn 2.000 người, hiện chia làm hai chi lớn.
Trưởng chi 1 là ông Đặng Phúc Lộc.
Trưởng chi 2 là ông Đặng Ngọc Hồng. Riêng chia 2 lại chia ra làm 3 tiểu chi có các tên đệm: Đặng Ngọc, Đặng Quang, Đặng Phúc. Ở Yến Đô đã thành lập HĐGT do ông Đặng Phúc Phương làm Trưởng ban. Ngày giỗ tổ năm nay, bà con họ Đặng Yến Đô được nghe cụ Đặng Trần Đảng nói chuyện. Mọi người ai cũng phấn khởi hứa sẽ hoạt động hết mình trong khối đại đoàn kết gia đình Đặng tộc.
Đặng Phúc Phương


Họ Đặng Kinh Môn Hải Dương
Ông Đặng Phúc Viên quê ở Kinh Môn, Hải Dương, công tác và sống ở phường Hùng Thắng, TP Hạ Long, hiện ông là Trưởng chi họ Đặng phường Hùng Thắng sinh hoạt với HĐGTHĐ TP Hạ Long. Ông Đặng Phúc Hải ở Kinh Môn bị bệnh xuất huyết não mất 4 năm không liên hệ và hoạt động với HĐGTHĐVN. Ông Đặng Phúc Viên sau khi gặp cụ Đặng Trần Đảng đến dự với HĐ TP Hạ Long đã nhắc nhở ông Viên về quê Kinh Môn củng cố lại tổ chức.
Ngày 4-3 Canh Dần chi họ Đặng Phúc ở thị trấn An Lưu, Kinh Môn đã họp bàn lại HĐGT do Trưởng tộc Đặng Đức Đông làm Trưởng ban. Anh Đặng Quốc Việt làm thư ký.
Thực hiện thông báo số 2 của HĐGTHĐVN ra ngày 4-1-2010 về việc tri ân công đức tiên tổ được mọi người nhất trí cao.
Ngoài ra chi họ yêu cầu HĐGTHĐVN gửi quy ước của dòng họ để chi họ Đặng Kinh Môn theo đó làm chuẩn mực hoạt động.
Đặng Phúc Viên

Lễ trao thưởng học sinh, sinh viên giỏi lần thứ 4
Ngày 31-10-2010, tại hội trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban khuyến học HĐVN đã tổ chức lễ trao thưởng học sinh, sinh viên giỏi lần thứ tư. Các đại biểu và các cháu đã xem một chương trình văn nghệ do do đoàn văn công Quan Họ Họ Đăng Bắc Ninh biểu diên . Đến 8h PGS-TS Đặng Đình Bạch giới thiệu đại biểu đến dự gồm có cá vị trong HĐGTHĐVN, đại diện Ban khuyến học của các chi họ, đại diện Ban khuyến học Trung ương, ở các tỉnh không đến dự được cũng gửi điện đến chúc mừng. Đặc biệt tới dự có cụ Doãn Ngọc Trâm – mẹ AHLS-BS Đăng Thùy Trâm ; Ông Đăng Quang Điều ủy viên đoàn chủ tịch tổng liên đoàn lao động VN Ngoài ra còn rất nhiều GS, TS trong Ban khuyến học, nhiều phụ huynh học sinh và 629 các cháu học sinh, sinh viên ở 38 tỉnh thành trong cả nước về dự.
Sau khi ông Đặng Ngọc Chiến, Trưởng ban khuyến học lên đọc diễn văn khai mạc, ông Đặng Trần Lưu phó ban thường trực đọc báo cáo vàđọc quyết định khen thưởng cho 629 cháu học sinh, sinh viên trong đó có rất nhiều các cháu nhà nghèo và con nông dân.
Cụ Đặng Xuân Phi thay mặt HĐGTHĐVN đã tuyên dương sự cố gắng hoạt động của Ban khuyến học để đưa phong trào học tập của con em trong dòng họ ngày càng có nhiều thành tích hơn nữa. đặc biệt ông Đặng Trần Lưu phó ban thường trực , người có công lớn trong 4 năm qua Cháu Đặng Thị Quế (2 lần đạt học sinh giỏi cấp tỉnh và 1 lần đạt học sinh giỏi cấp quốc gia) thay mặt cho 629 cháu lên phát biểu và hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành người có ích trong xã hội. Kết thúc buổi lễ, Ban khuyến học đã tặng hoa cho cụ Đặng Trần Đảng, cụ Đặng Xuân Phi, ông Đặng Ngọc Chiến, cụ Đặng Hồng Tâm, cụ Doãn Ngọc Châm, mẹ Anh hùng Đặng Thùy Châm là những người có nhiều công trong công việc xây dựng phong trào khuyến học của họ Đặng ở Việt Nam. Các đại biểu đã tham gia ủng hộ quỹ khuyến học HĐVN và cùng với các cháu học sinh chụp ảnh lưu niệm và dự ăn trưa trong không khí vui vẻ và đầm ấm .
Đặng Trần Rực

Họ Đặng Vị Thượng xã Trung Lương huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam
Ngày 11-11-2010 (2-10 Canh Dần), HĐ làng Vị Thượng khánh thành lăng mộ tổ TIến sĩ thái phó Đặng Tiến Kiến tự Phúc Khê nhân ngày giỗ thủy tổ bà Vũ Từ Hòa do 2 anh em ông Đặng Văn Định, Đặng Văn Ba ở TP HCM công đức xây dựng. Đại biểu các nơi về dự có HĐGTHĐVN, HĐGTHĐ vùng Lương Xá, hội đồng hương làng Vị Thượng tại Hà Nội, chính quyền địa phương và toàn thể bà con trong chi họ khoảng 500 người.
Anh Đặng Đình Quang, Trưởng tộc làng Vị Thượng lên giới thiệu đại biểu. Ông Đặng Văn Định giới thiệu tiến trình xây dựng nhà thờ, lăng mộ tổ và thần tích của tổ để lại cho con cháu trong chi họ. Cụ Đặng Xuân Phi thay mặt HĐGTHĐVN lên nói chuyện với bà con trong chi họ, nhắc nhở bà con họ Đặng tăng cường giao lưu xây dựng khối đoàn kết trong gia tộc. Cụ Đặng Vụ Bản thay mặt HĐ làng Vị Thượng cảm ơn cụ Đặng Xuân Phi và HĐGTHĐVN.
Ông trưởng thôn thay mặt chính quyền địa phương nói về quá trình hình thành và phát triển của làng Vị Thượng và kêu gọi mọi người (nhất là những người xa quê), đóng góp cho quê hương. Các ông Phan Sơn, Nguyễn Bậc thay mặt hội đồng hương làng Vị Thượng tại Hà Nội nói về hoạt động của hội và sẽ vận động bà con tích cực ủng hộ xây dựng quê hương. Ông Đặng Vương, Trưởng ban HĐGTHĐ Lương Xá nói về HĐ Chúc Sơn Lương Xá về 15 di tích của dòng họ có tuổi từ 300 đến 500 năm. Nơi đây cũng là quê gốc HĐ làng Vị Thương con cháu của Tổ Đặng Hiên (Trần Văn Huy). Các con ông Định (anh Dũng, anh Son) cũng đã đóng góp xây dựng lăng cụ tổ Đặng Huấn, tổ Đặng Tiến Đông tại Giẽ Hạ xã Thịnh Phúc huyện Phúc Xuyên-HN và quê hương Chúc Sơn…
Sau đó các đại biểu đi thăm và dâng hương tại nhà thờ và lăng mộ tổ rồi về thụ lộc.
Đoàn Nguyên Quốc

Họ Đặng Thượng Yên Quyết giỗ tổ
Hàng năm đến ngày 10-10 âm lịch, họ Đặng Thương Yên Quyết giỗ tổ Đặng Công Toản (là con trưởng tổ Đặng Công Du) cháu nội tổ Đặng Hiên. Con cháu của tổ ở Thượng Yên Quyết và Phù Đổng và từ 2 nơi này đã tỏa đi khắp mọi nơi, khắp đất nước. Con cháu cụ Đặng Công Dụ đông lên tới 300 chi họ và nhiều người đỗ đạt nổi tiếng: Tiến sĩ Đặng Công Toản, Trạng nguyên Đặng Công Chất, Tiến sĩ Đặng Công Diễn, Tiến sĩ Lý Trần Thảo, Tiến sĩ Lý Trần Quán , TS Lý Trần Dụ … cụ Đặng Trần Đảng chủ tịch và cụ Đặng Xuân Phi phó chủ tịch HĐGTHĐVN đã nói chuyện với bà con về dự lễ .
Kết thúc buổi lễ các đại biểu và bà con cùng thụ lộc vui vẻ .
Đặng Trần Lưu

Họ Đặng làng Thanh Văn xã Thanh Liệt huyện  Thanh Trì, Hà Nội
Ngày 17-11-2010 (12-10 Canh Dần) nhận lời mời của ông Đặng Khôi, Trưởng tộc HĐ Thanh Liệt, HĐGTHĐVN gồm cụ Đặng Trần Đảng, cụ Đặng Xuân Phi, ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Ngọc Chiến, ông Đặng Quang Đại về dự giỗ tổ Đặng Đình Hảo. Ngài là con của Nhuận phái hầu Đặng Đình Đề, cháu nội Ứng quận công Đặng Đình Tướng. Hiện nay các nơi gửi gia phả về HĐGTHĐVN con cháu cụ tổ Đặng Định Hảo lập nghiệp ở nhiều vùng: Kinh Môn, Đông Triều, Phú Thọ thành nhiều chi họ khác nhau nhưng vẫn còn đang tiếp tục nghiên cứu chắp nối của HĐGTHĐVN các chi họ các vùng kia sẽ về nhận và dự giỗ tổ. Về dự giỗ tổ năm nay còn có các ông Đặng Đình Phúc, Đặng ĐÌnh Hùng thay mặt HĐGT vùng  Lương Xá và toàn thể bà con họ Đặng chi sở tại.
Đặng Quang Đại

Họ Đặng Đồng Táng xã Đồng Trúc huyện Thạch Thất - Hà Nội
Họ Đặng thôn Đồng Táng cụ tổ từ HĐ Mỹ Tân Mỹ Lộc Nam ĐỊnh về đây lập nghiệp. Để xây dựng nhà thờ, bà con trong họ đã đóng góp trên 250 triệu tiền vật liệu và hơn 600 triệu tiền mặt. Tổng công trình hết hơn 800 triệu đồng. Đây là sự cố gắng hết sức của HĐGT chi họ Đồng Táng và bà con trong chi họ. Về dự lễ khánh thành có ông Đặng Ngọc Thanh và ông Đặng Quang Đại, đại diện HĐGTHĐVN, ông Đặng Văn Lân, HĐ TP HCM, ông Đặng Cao Khôi và nhiều thành viên của HĐGTHĐ Thạch Thất. Đại diện chính quyền địa phương và bà con chi sở tại đến dự rất đông đủ. Ông Đặng Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch HĐGTHĐVN đã lên động viên và nói chuyện với bà con trong chi họ. Các đại biểu lên phát biểu, sau đó mọi người lên dâng hương và vô cùng phấn khởi vì từ nay trở đi họ Đặng Đồng Táng đã có nơi sinh hoạt tâm linh tri ân công đức tiên tổ, cũng là nơi tiếp đón giao lưu với các chi họ khác và nơi giáo dục các thế hệ con cháu mai sau.
Đặng Văn Lân (TP HCM)

Họ Đoàn ( gốc Đặng ) làng Hoàng Tường,xã Tân Trào , huyện  Thanh Miện, tỉnh Hải Dương .
Họ Đoàn làng Hoàng Tường tổ là cụ Đoàn Liêm Chính là chi út trong 3 chi đổi từ họ Đặng sang họ Đoàn. Chi trưởng cụ tổ là Đoàn Phúc Đĩnh rời sang ở làng Bình Nguyên, xã Đa Lộc, huyện Ân Thi, Hưng Yên, chi thứ 2 trong gia phả chỉ biết ghi vào rừng ngang tỉnh Quảng Bình hiện chưa liên hệ được. Trong phả có ghi nguyên tổ họ Đoàn là cụ tổ Đặng Vô Phổ truyền đến cụ Đặng Vô Cạnh sinh năm Đinh Hợi (1527) đỗ tiến sĩ năm 30 tuổi khoa Bính Thìn (1556) đời Mạc Phúc Nguyên. Cụ là người khai hoa của làng Hoàng Thứ. Cụ làm quan dưới triều nhà Mạc 36 năm được thăng tới chức thượng thư bộ hố tước miện quận công. Cụ là rường cột của triều nhà Mạc, được tham dự triều chính và đi sứ nhà Minh. Năm Nhâm Thìn 1529 nhà Mạc tan rã, cụ cùng các quan nhà Mạc là lại bộ thượng thư Phúc quận công Đỗ Uông, Lễ bộ thượng thư Hồng Khê hầu Nhữ Tông, công bộ thượng thư Đồng Hãng cùng 8 quận công và hơn 10 vị tả hữu thị lang các bộ của triều nhà Mạc ra hàng nhà Lê. Được triều đình nhà Lê trọng dụng, nhưng lúc này cụ Đặng Vô Cạnh đã ở tuổi 70 với 36 năm làm quan dưới triều Mạc cụ chán quan trường nên cụ xin nghỉ về quê để dạy học.
Còn cụ Đặng Vô Canh là cụ Đặng Tư Tề sinh năm Canh Thân 1560 năm 27 tuổi đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất 1586 đời Mạc mâu Hợp trong 6 năm từ 1586 đến 1592 phù giúp nhà Mạc cụ thăng tới hàm Thượng thư tước Thái Bảo tước quận công và trở thành trụ cột triều nhà Mạc. Nhưng triều Mạc ngày càng suy yếu, Mạc Mậu Hợp đắm say tửu sắc, quan lại hàng nhà Lê rất nhiều. Nên sau khi triều Mạc tan rã, con cháu 2 cụ ở làng Hoàng Thứ chuyển sang họ Đoàn. Nhà thờ dòng họ trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp bị phá hủy, đồ thờ thất thoát hết, nhưng con cháu họ Đoàn dù ở đâu đến ngày 25-6, 26-6 vẫn nhớ ngày giỗ tổ cụ Đặng Liên Chính chi thứ 3 và tổ Đặng Phúc Đĩnh tổ chi trưởng về thắp hương kính tổ rất là đông vui.
Ngày 5-8-2010 (25-6 Canh Dần) năm nay giỗ tổ Đặng Liêm Chính ở Hoàng thứ rất nhiều đông con cháu ở Hải Dương và Hưng Yên về dự. Dù mới tham gia hoạt động trong Đại gia đình họ Đặng nhưng các cụ trong chi tộc họ Đoàn rất phấn khởi vì ngày giỗ năm nay được đón tiếp đoàn đại biểu.
HĐGTHĐVN về dự gồm có các cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Đức Thư, ông Đặng Trần Hải và ông Đặng Quang Đại về dự. Sau lời giới thiệu đại biểu chi họ, ông Đoàn Nguyên Quốc, người chắp nối họ Đoàn về hoạt động với họ Đặng phát biểu. Sau đó lần lượt bà con họ Đoàn được nghe cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Đức Thư và ông Đặng Ngọc Thanh nói chuyện. Sau khi thụ lộc, ông Đặng Nguyên Quốc, ông Đặng Minh Trì đã dẫn các đại biểu ra thăm lăng mộ tổ và chụp ảnh kỷ niệm.
Họ Đoàn làng Hoàng Thứ nay là làng Hoàng Trường đang phấn đấu xây dựng lại nhà thờ tổ và chắp nối cội nguồn khi về sinh hoạt với HĐGTHĐVN.
Đặng Ngọc Thanh

Khánh thành nhà thờ họ Đặng La Tỉnh thị trấn Tứ Kỳ  huyện Tứ Ky , tỉnh Hải Dương .
Gia phả họ đặng La Tỉnh (Tứ Kỳ, Hải Dương) chép: cụ thủy tổ Đặng Trần Vi từ Chương Đức, Sơn Tây thoòi xưa, nay là vùng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, chuyển về định cư ở La Tỉnh, đến năm 2010 đã có 16 thế hệ, hơn 320 năm.
Họ Đặng ở đây có 5 ngành (tức 5 chi). Cụ tổ ngành hai là Đặng Trần Quy, đỗ tú tài thời Hậu Lê, nổi tiếng vì chăm học, chăm làm. Noi gương cụ, con cháu đã làm được nhiều việc tốt. Riêng ngành hai, hiện đã có 60 cử nhân, 4 thạc sĩ và 4 tiến sĩ về khoa học kỹ thuật. Thời trước qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đến nay, đã có 49 người tham gia bộ đội Cụ Hồ, có 9 liệt sĩ và một bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Thời đổi mới, cuộc sống bà con trong họ nhiều mặt được cải thiện, có những gia đình phát triển, tiến bộ cả về văn hóa và kinh tế. Trong họ ngoài làng gắn bó đoàn kết.
Về từ đường dòng họ, giữa thế kỷ 19, nhà thờ đại tôn của cả họ đã được xây dựng có hình chữ nhị và được trùng tu vào ănm 2003-2004. Riêng ngành hai cũng làm nhà thờ gỗ năm gian, nhưng đã bị hư hại sau nhiều biến cố thời gian. Sang đầu thế kỷ 20, các cụ đã xây một am thờ tổ, đến nay diện tích quá chật hẹp, không còn thích hợp nữa. Vì vậy, ngành hai đã đồng lòng nhất trí xây nhà thờ mới trên khuôn viên 124m2. Ngày 12-12-2010 (7-11 Canh Dần) công trình này đã được khánh thành trước sự hân haon vui mừng khôn xiết của con cháu trong họ. Điều mong ước từ lâu đã thành hiện thực. Nhà thờ được xây dựng hợp lý, kiểu dáng đẹp, chắc chắn, bền vững, đồ thờ long trọng, rạng rỡ.
Các vị đại diện cơ quan, đoàn thể địa phương đã đến chứng kiến và chúc mừng dòng họ.
Cụ Đặng Xuân Phi, Phó Chủ tịch HĐGTHĐVN, cụ Đặng Xuân Phong, ủy viên đã về dự. Các cụ đã nhiệt liệt biểu dương thành tựu của ngành hai họ Đặng và viết tặng đôi câu đối:
Bản tự Trúc Sơn hưng thế tộc
Chi khai La Tỉnh sáng tiền cơ.
Đại ý: Dòng họ ở Trúc Sơn vốn hưng thịnh. Nay về La Tỉnh càng thêm tươi sáng.
Đặng Trần Hạnh

Họ Đặng Xuân An, Thanh Hà, Hải Dương
Hàng năm đếnn gày 18-1 HĐ Xuân An tổ chức giỗ tổ Đặng Phúc Thọ. Lần giỗ 405 kỷ niệm ngày mất của tổ năm nay; bà con HĐ Xuân An rất phấn khởi vì ngày 2-5-2010 chùa mới nơi thờ tổ đã được tỉnh Hải Dương công nhận di tích lịch sử và có kế hoạch tu sửa khang trang hơn. Sau lễ dâng hương chi họ Đặng Xuân An làm lễ mừng thọ và phát thưởng học sinh giỏi.
Đặng Hải Cung

Họ Đặng Vân Cốc Phúc Thọ Hà Nội
Ngày 26-12-2010 (21-11 Canh Dần) HĐ Vân Cốc tổ chức giỗ tổ Lương quận công đặng Chí tự Thiện Khánh. Ngài là con Thắng quận công Đặng Lội, cháu của Cao quận công Đặng Lâm hậu duệ của tổ Đặng Hiên  (Trần Văn Huy). Chi họ này rất đông con cháu có tới 10.000 nhân khẩu chia ra nhiều chi ở nhiều nơi: Hồng Châu, Vân Phúc, Vân Nam, Vân Hà, Hương Cần, Thanh Sơn ở cả Tuyên Quang, Hà Giang… HĐGTHĐVN có cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Quang Đại và ông Đặng Lân ở TP HCM đã về dự. Sau lễ dâng hương, ông Đặng Văn Lân (Phó TBT Báo CAND) lên phát thưởng cho các cháu học sinh giỏi. Ông Đặng Hồng Sửu thay mặt HĐ Vân Cốc tiếp đón rất ân cần và tặng gia phả của HĐ Vân Cốc cho các thành viên HĐGTHĐVN. Mọi người thụ lộc vui vẻ.
Đặng Ngọc Thanh

Họ Đặng Hàng Kênh, quận Lê Trân - Hải Phòng
HĐ Hàng Kênh Hải Phòng là hậu duệ của Thám hoa Đặng Ma la người đầu tiên đỗ tam khôi (đệ nhất danh) lúc mới 14 tuổi cùng với Nguyễn Hiền và Lê Văn Hưu khoa thi (1427) đời Trần Thái Tông.
Ngày 4-1-2011 về dự lễ khánh thành nhà thờ và giỗ tổ cụ Đặng Trần Đảng, cụ Đặng Xuân Phi dẫn đầu đoàn HĐGTHĐVN, ông Đặng Văn Quế, Đặng Sinh dẫn đầu đoàn HĐGTHĐ liên huyện Thanh Thủy – Tam Nông, ông Đặng Vượng, Đặng Trần Loan dẫn đầu đoàn HĐGTHĐ vùng Lương Xá Chúc Sơn nơi quê gốc của Thám hoa Đặng Ma La. Ngoài ra còn có đoàn HĐ ở Thủy Nguyên, Hải Phòng, đoàn HĐ ở Hanoi… cùng về dự. Cụ Đặng Xuân Phi đại diện HĐGTHĐVN cùng với ông Đặng Đình Cừ, HĐ Hải Phòng đã lên cắt băng khánh thành nhà thờ. Các ông Đặng Đình Lái, Đặng Vượng phát biểu mọi người làm lễ dâng hương, tham quan những công trình xây mới ở khu vực nhà thờ và cùng nhau thụ lộc vui vẻ.
Các ông Đặng Đình Lái, Đặng Đình Cừ, Đặng Huy Tập và nhiều vị cao niên thay mặt HĐ Hàng Kênh đã lưu luyến tiễn đưa các đại biểu của HĐGTHĐVN ra về với một tình cảm đầm ấm của tình đồng tộc.

Hội thảo khoa học về con người và sự nghiệp của tiến sĩ Đặng Xuân Bảng
Ngày 21-12-2010 tại Trung tâm văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hội Sử học Hà Nội đã chủ trì cuộc hội thảo về Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng.
Ban tổ chức gồm: GS TS Nguyễn Quang Ngọc, Chủ tịch Hội Lịch sử Hà Nội làm Trưởng ban.
PGS TS Nguyễn Hải Kế, Phó Chủ tịch Hội Lịch sử Hà Nội làm Phó trưởng ban.
TS Đặng Kim Ngọc, Giám đốc Trung tâm văn hóa khoa học Văn Miếu Quốc Tử Giám làm Phó trưởng ban.
TS Nguyễn Văn Sơn, Tổng thư ký Hội Sử học Hà Nội, Giám đốc Trung tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa làm Ủy viên thường trực.
Cụ Đặng Xuân Phi, đại diện họ Đặng Xuân Hành thiện làm ủy viên.
TS Nguyễn Đức Nhuệ, Trưởng ban lịch sử địa phương Viện Sử học, ủy viên.
Ban thư ký gồm: Thạc sĩ Nguyễn Hồng Chi, Phó Văn phòng Hội Lịch sử Hà Nội.
Thạc sĩ Tống Văn Lợi, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển.
Cử nhân Đỗ Ngọc Yến, cử nhân Đỗ Quang Hà đều ở Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa, Hà Nội.
Cố vấn khoa học:
GS Anh hùng Lao động Đặng Vũ Khiêu.
GS  nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê.
Rất nhiều GS, TS khoa học được mời đến dự và đọc tham luận: GS Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Lịch sử Việt Nam, PGS Chương Thâu, PGS Nguyễn Minh Tường, PGS Tạ Ngọc Liễn, PGS Nguyễn Văn Quân, PGS Phạm Thùy Vinh, PGS Đặng Việt Bách, PGS Đinh Khắc Thuần, PGS Nguyễn Tá Nhí, PGS Trần Thị Vịnh, TS Đặng Thị Vân Chi, TS Nguyễn Đức Nhuệ… Ngoài ra còn có đại diện HĐGTHĐVN, nhiều bà con họ Đặng hành Thiện, TP HCM và Hà Nội đến dự.
Với 25 tham luận về con người sự nghiệp TS Đặng Xuân Bảng về nhiều lĩnh vực: Cuộc đời quan lộ, tái binh nghiệp các trước tác về sử học, thiên văn, địa lý, sản vật, giáo dục và thơ ca… Nhiều tác phẩm của cụ hiện còn chưa được dịch hết, nhưng cũng đã một phần nào phản ánh được con người, sự nghiệp và học vấn uyên bác của cụ.
Hội nghị hội thảo khoa học thấy cần phải dịch và xuất bản hết các tác phẩm của cụ, tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia quy mô hơn, mới có thể đánh giá đúng về con người, sự nghiệp của cụ ở một vị trí cao xứng tầm trong lịch sử của dân tộc.
Đặng Ngọc Thanh

Họ Đặng Ngọc Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Trong 2 ngày 15 và 16-2-2011, HĐ Ngọc Sơn, Đô Lương, Nghệ An giỗ tổ Đặng Phúc Quang (Trần Quốc Kiệt). HĐGTHĐVN, HĐGTHĐ Tam Thanh Phú THọ gồm 16 người và 2 người HĐ xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Nội đã vào dự giỗ tổ. Ngoài ra còn đại diện HĐ Nam Sơn, Đô Lương, Lĩnh Sơn, Anh Sơn. Nhiều bà con HĐ quê Ngọc Sơn ở nhiều tỉnh và bà con HĐ chi sở tại đến dự rất đông, số lượng gần 200 người. Ngày 15 các đại biểu lên khu lăng mộ tổ thắp hương. Buổi tối chi họ tổ chứ lễ thỉnh tổ về dự giỗ tổ ngày hôm sau. Sau đó HĐ Ngọc Sơn cùng với HĐGTHĐVN bàn về phương án xây dựng khu lăng mộ tổ.
Ngày 16 chi họ tổ chức tế tổ rất trang trọng, sau các đại biểu lên dâng hương. Cụ Đặng Trần Đảng lên nói chuyện với bà con về tiểu sử cụ Đặng Phú Quang, mọi người ai cũng phấn khởi.
Đặng Xuân Viện

Họ Đặng Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Hà Nội
Liên chi họ Đặng liên huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ đã họp tổng kết hoạt động trong 1 năm vào ngày 28-11-2010 và kỷ niệm 13 năm thành lập HĐGTHĐ liên huyện tại nhà thờ họ Đặng Vĩnh Lộc.
Năm qua liên chi đã chúc thọ 10 cụ tuổi 90, viếng 14 cụ cao tuổi từ trần.
Công đức xây dựng nhà thờ Đặng Đại Tôn 70 triệu, hôm khánh
thành 200 người đi dự.
Thưởng khuyến học 6.060.000 đồng cho 3 học sinh đỗ đại học, 1 học sinh đỗ cao đẳng và 48 học sinh giỏi cấp trường.
Ủng hộ đồng bào lụt 2 tấn 3 gạo và 21 triệu đồng gồm các vị công đức: Đặng Cao Lê Hữu, Đặng Cao Thân Nga, Đặng Cao Lý Bách, Đặng Cao Thành Vân (500kg gạo), Đặng Cao Minh Hưởng (300kg gạo), Đặng Cao Năm Lan (10 triệu), Đặng Cao Hùng Hà, Đặng Cao Dung Thao (4 triệu), Đặng Cao Thể (3 triệu).
Chắp nối cội nguồn chi họ Đặng Đồng Táng – chi họ Mỹ Tân, Mỹ Lộc, NĐ.
Xây dựng quỹ khuyến học của chi họ thêm 2 triệu 450 nghìn gồm các vị tham gia: Đặng Cao Thuần Huyền (300), Đặng Cao Sàng Thủy (600), Đặng Cao Hùng Xuân (200), Đặng Cao Thanh Đào (200), Đặng Cao Dũng Xuyến (100), Đặng Cao Chẩm (100), Đặng Cao Khải Hồng (200), Đặng Cao Thực Mơ (100), Đặng Cao Quý (50), Đặng Cao Thao Dung (100), đặng Thị Thanh Dần (200), Đặng Cao Hùng Hà (100).
Đã xây dựng ngôi từ đường Đồng Táng gần 1 tỷ đồng.
Liên chi họ duy trì các hoạt động dòng họ, hoạt động khuyến học và tăng cường lực lượng trẻ tham gia để hoạt động họ tốt hơn.
Đặng Cao Khôi

Họ Nguyễn Tiến Phương Hạnh Chương Mỹ HN
Chi họ Nguyễn Tiến (gốc Đặng), thôn Phương Hạnh từ khi chắp nối được cội nguồn đã về sinh hoạt với HĐGTHĐVN. Báo cáo gửi về HĐGTHĐVN những công việc chi họ đã làm được:
- Năm 2001: Xây dựng một nghĩa trang riêng để quy tập mộ trong dòng họ rộng 732m2.
- 2004: Xây dựng được một nhà thờ tổ diện tích mặt bằng 446m2 với số tiền 1 tỷ đồng.
Tháng 4-2011, chi họ đã họp xây dựng quỹ khuyến học 10 triệu đồng, cứ 10-5 hàng năm đều tổ chức phát thưởng cho các cháu.
Từ năm 2005, cứ ngày 2 Tết âm lịch chi họ làm lễ mừng thọ cho các cụ cao tuổi từ 70-80-90-100 tuổi. Riêng năm 2005 chi họ ngoài bằng mừng thọ còn góp tiền tặng 2 cụ cao tuổi nhất trong làng được tổ chức tại từ đường có bí thư chi bộ thôn đến dự.
Cũng từ 2005 đến nay trong chi họ còn vận động bà con giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, hoặc tai nạn, ốm đau.
Năm 2010 chi họ nâng cấp tu sửa lại mộ tổ.
Từ ngày hoạt động với HĐGTHĐVN chi họ đã đi giao lưu giỗ tổ đến nhiều chi họ cũng như những công việc HĐGTHĐVN kêu gọi.
Nguyễn Tiến Mấm

Thư HĐ Bằng Giã xã Tân Việt,huyện  Bình Giang, tỉnh Hải Dương
Cụ Đặng Hữu Chà 90 tuổi - Trưởng tộc HĐ thôn Bằng Giã đi dự lễ khánh thành nhà thờ Đặng Đại Tôn ở Tam Nông đã gửi thư lên HĐGTHĐVN thay lời phát biểu. Cụ nói: Do cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, chi họ Đặng Bằng Giã đã mất hết gia phả, cũng từ ngày ấy chi họ không biết bấu víu vào đâu để tìm nguồn cội. Nay nhờ được sinh hoạt trong HĐGTHĐVN như được sống trong đại gia đình HĐVN.Nhân dịp lên dự lễ khánh thành nhà thờ Đặng Đại Tôn và giỗ 525 năm ngày tổ Đặng Hiên, bà con trong chi họ rất phấn khởi và mong muốn HĐGTHĐVN cùng các chi họ Đặng trong cả nước giúp cho HĐ Bằng Giã tìm được cội nguồn, lập lại gia phả chi họ (đây cũng là mong ước bấy lâu của tất cả bà con trong chi họ). Cuối cùng cụ chúc cho các thành viên trong HĐGTHĐVN ban tổ chức lễ hội và các chi HĐ trong cả nước về dự lễ tổ mạnh khỏe, hạnh phúc.
Đặng Hữu Chà


Chi họ Đặng Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định
Kính thưa các cụ các bác cùng toàn thể bà con dòng tộc họ Đặng
Đoàn chúng tôi trên 70 người đến từ các huyện Nam Trực, Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Chúng tôi là đại diện cho hậu duệ đời thứ 14, 15, 16 của cụ Tổ  - Lãng Quận công Đặng Thế Sức. Cụ Tổ chúng tôi lập nghiệp đầu tiên ở thôn Bách Tính, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định từ năm 1614, tính đến nay đã gần 400 năm. Lãng Quận công Đặng Thế Sức là con trưởng của Hà Quận công Đặng Thế Vinh (hay Đặng Tiến Vinh).
Chúng tôi rất tự hào và sung sướng là con cháu của dòng tộc họ Đặng Việt Nam, một dòng họ có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Trong từ đường họ Đặng Bách Tính chúng tôi có câu đối
Hệ thế công huân văn hữu võ
Truyền gia nhân hậu từ nhi tôn
Đó là di sản quý báu của cha ông để lại cho con cháu noi theo. Ngày nay con cháu họ Đặng Bách Tính chúng tôi đang tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, quyết vững bước theo bước tiến chung của dân tộc để xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hôm nay được tham dự lễ dâng hương lên cụ thủy Tổ họ Đặng và lễ khánh thành nhà thờ Đặng Đại tôn - một công trình tâm linh sâu sắc và hoành tráng hiếm có – chúng tôi rất xúc động và sung sướng.
Nhân dịp này chúng tôi xin kính chúc các cụ các bác cùng toàn thể cộng đồng con cháu họ Đặng có mặt tại đây hôm nay cũng như đang sinh sống ở khắp mọi miền đất nước ở trong và ngoài nước được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Cùng nhau xây dựng khối đoàn kết trong dòng họ , góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước ngày càng giàu mạnh .
Đặng Việt Lâm
Trưởng chi họ Đặng Bách Tính

Họ Đặng Động Lãm, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội
Ngày 2-2 Tân Mão (6-3-2011) được lời mời của ông Đặng Tu (nguyên Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hà Tây cũ) về Động Lãm chúc thọ cụ Đặng Văn Nhàng, 101 tuổi, HĐGTHĐVN gồm cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Ngọc Thanh, ông Đặng Trần Rực, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Quang  Đại đã về dự (đây là lần đầu tiên chi họ Đặng Động Lãm liên hệ với HĐGTHĐVN). Được thông báo rất nhiều các cụ cao niên trong chi họ đã ra nhà thờ đón HĐGT. Sau lễ dâng hương, cụ Đặng Trần Đảng đã nói chuyện với các cụ trong chi họ về tiểu sử cụ tổ ở đây là cụ Đặng Văn Tiến, con tổ Đặng Tiến Nho và là cháu nội tổ khám quận công Đặng Thế Khanh. Sau đó làm lễ mừng thọ cụ Đặng Văn Nhàng. Các cụ trong chi họ đã hạ lộc thờ tổ để mọi người thụ lộc, ai cũng phấn khởi mong giỗ tổ những năm sau HĐGTHĐVN sẽ về dự và lập sơ đồ chắp nối cội nguồn từ cụ Tổ ở đây nối lên trên để bà con trong chi họ ai cũng hiểu được và rõ về cội nguồn tổ tiên của mình.
Đặng Quang Đại

Truyền thống họ Đặng
34. Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828-1910)
Đặng Xuân Bảng, người xã Hành Thiện, huyện Giao Thủy (nay là thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), tự Hy Long, hiệu Thiện Đình, Văn Phủ. Sinh năm Mậu Tý (1828) đời Minh Mạng thứ 8, là con một nhà nho nghèo, cụ Đặng Viết Hòe. Cụ Hòe kiên trì học tập, bảy lần đi thi hương, lần nào cũng đậu tú tài, mà không đậu được cử nhân. Cụ mở trường dạy học ở làng và dạy các con thành đạt (con trưởng là Đặng Xuân Bảng đậu Tiến sĩ, làm đến Tuần phủ, con thứ Đặng Ngọc Toản, đậu Á nguyên, làm Giáo thụ). Khi cụ Đặng Xuân Bảng đậu Tiến sĩ, vua Tự Đức hỏi cụ học ai, cụ tâu là chỉ học thân phụ mà thôi, vua ban cho bố con cụ bốn chữ “Giáo tử đăng khoa” (nghĩa là tài dạy con, mà con thi đậu khoa bảng).
Đặng Xuân Bảng hai lần thi đậu Tú tài (1846, 1848), khóa thi hương 1848, làng Hành Thiện có 1 người đỗ Cử nhân là Đặng Đức Địch và 9 người đỗ Tú tài, trong đó có hai bố con cụ Hòe, bố đỗ Tú tài lần 5 và con Đặng Xuân Bảng đỗ Tú tài lần 2, rồi đậu Cử nhân khoa Canh Tuất (1850), lúc 23 tuổi. Vì nhà nghèo không có tiền làm lộ trình lên kinh đô Huế thi hội, thi đình, cụ nhận làm Giáo thụ phủ Ninh Giảng (tỉnh Hải Dương) trong  6 năm. Đến năm Bính Thìn (1856) đời Tự Đức thứ 9, cụ mới đi thi hội, thi đình và đậu Tiến sĩ Đệ tam giáp, lúc 29 tuổi. Ngay sau khi đỗ đại khoa, cụ được giao cho làm việc ở Nội các (tức văn phòng bí thư của nhà vua), chuyên công việc sửa chữa và bổ túc các sách vở của triều đình. Sau đó cụ được bổ làm quyền tri phủ Thọ Xuân (Thanh Hóa), rồi Tri phủ Yên Bình (Tuyên Quang). Năm Tân Dậu (1861), cụ được triều đình cử làm Giám sát ngự sử đạo Hải An. Cụ đã trình vua Tự Đức nhiều bản điều trần về cải cách chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính. Thái độ thẳng thắn của cụ đã làm nhiều triều thần không ưa, Nhân ông Án sát Quảng Yên bị cách chức vì đánh giặc Khách (giặc cướp người Trung Hoa) bị thua, hai ông Thượng thư Bộ Lại và Bộ Binh đã đề nghị cử cụ ra Quảng Yên cầm quân dẹp giặc. Cụ là quan văn không có chút kiến thức và kinh nghiệm nào về quân sự, nhưng vẫn phải tuân lệnh vua. Cụ gấp rút tìm đọc sách về binh pháp và tiếp xúc với các vị võ quan đã từng xông pha trận mạc để học hỏi. Khi ra Quảng Yên nhận chức Án sát, cụ tổ chức lại đội quân, luyện tập kỹ càng về thủy chiến và đã đánh tan được quân giặc Khách. Từ đó cụ trở thành nổi tiếng văn võ toàn tài. Sau đó cụ được bổ nhiệm làm Bố chánh ở Thanh Hóa, ở Tuyên Quang, rồi ở Thanh Hóa lần thứ hai, rồi làm Tuần phủ ở Hưng Yên. Ở đâu cụ cũng quan tâm đến phát triển kinh tế, ổn định đời sống cho nhân dân, được nhân dân mến mộ. Năm Quý Dậu (1873) khi quan hệ Việt – Pháp gặp nhiều khó khăn, triều đình cần phải có người có khả năng đối phó với Pháp ở một vùng trọng yếu là Hải Dương, nên đã cử cụ đến đó. Ở Hải Dương, cụ chăm lo ngay đến việc tập luyện quân sĩ, củng cố thành lũy. Từ tháng 11-1873, quân Pháp do Đại úy Phơrăngxi Giácniê chỉ huy, liên tiếp đánh các thành Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định, Hải Dương. Chỉ có ở Hà Nội, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân chiến đấu đến cùng và tuẫn tiết, còn ở các nơi khác quan quân nhà Nguyễn sợ giặc như cọp, thấy bóng giặc bỏ thành mà chạy hoặc nộp thành cho giặc. Chỉ riêng ở Hải Dương, Tuần phủ Đặng Xuân Bảng tổ chức kháng chiến đến cùng, thấy không bảo vệ được thành, cụ đã ra lệnh rút lui để bảo toàn lực lượng. Triều đình cho việc để mất thành là có tội, nên đã triệu cụ về Huế để luận tội. Vua Tự Đức thừa nhận là cụ Đặng Xuân Bang không sơ suất, đã chuẩn bị và cố gắng chiến đấu để giữ thành, lúc rút lui lại bao toàn lực lượng, nhưng vẫn có tội để mất thành. Để đãi công chuộc tội, cụ phải ra vùng Đồn Vàng (Hưng Hóa – Phú Thọ) và Bất Bạt (Sơn Tây) mộ dân phu lập đồn điền. Công việc hoàn thành tốt đẹp, nên năm Mậu Dần (1878) cụ được xóa án và vua Tự Đức lại vời cụ về kinh đô, nhưng cụ viện cớ mẹ già hay đau yếu xin được về quê phụng dưỡng mẹ già. Năm Ất Dậu (1885) dưới triều vua Hàm Nghi, phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết tâu xin vua gọi các cựu thần trở lại làm việc. Cụ Đặng Xuân Bảng cũng được triệu về Huế, nhưng cụ lấy cớ tuổi già, lại hay bệnh tật, từ chối không đi. Năm Bính Tuất (1886) dưới triều Đồng Khánh, Tổng đốc Nam Định là bạn cũ của cụ, đề cử cụ làm Đốc học Nam Định, nể tình bạn và cũng muốn giúp sĩ tử tỉnh nhà, nên cụ nhận lời. Hai năm sau (1888) vua Đồng Khánh triệu cụ vào kinh đô để trọng dụng, cụ cáo lão không đi mà xin về hưu, khi đó cụ 61 tuổi ta, khi về hưu cụ được giữ nguyên hàm Tuần phủ.
Trong hơn hai mươi năm vào cuối đời (1888-1910) cụ sống ở làng và chú tâm vào việc dạy học, đọc sách và khai khẩn đất hoang, cụ nghiên cứu đủ các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật của phương Đông và phương Tây. Cụ đặc biệt lưu tâm khảo cứu, biên soạn các sách về địa lý, lịch sử văn hóa và các ngành khoa học Việt Nam. Ngoài những tác phẩm của mình, cụ còn mua và cho in lại rất nhiều sách quý chứa đầy 6 gian nhà ngói, gọi là thư viện Hy Long. Cụ mở trường dạy học, luyện cho học trò đi thi hương và thi hội. Tài dạy học của cụ vang lừng khắp Bắc Kỳ, nhiều học trò ở các tỉnh xa cũng đến theo học. Khi cụ Đặng Xuân Bảng mất có đến 300 học trò đến đưa đám và để tang cụ.
Cụ nhiều năm làm tiên chỉ làng (1898-1910), tiên chỉ tư văn làng (1856-1910) và tiên chỉ tư văn huyện Giao Thủy (1977-1910). Trong thời gian đó cụ đã đứng ra tổ chức nhiều việc công ích cho làng và khuyên học trò cố gắng học hành, mở các cuộc bình giảng thơ phú ở văn chỉ để luyện thi cử cho các sĩ tử và cả luận đàm thế sự trong phong trào Đông kinh nghĩa thục ở làng.
Cụ Đặng Xuân Bảng là người có tài kinh tế, có chí hướng canh tân. Những đề nghị cải cách của cụ gửi vua Tự Đức hồi cụ làm cụ Giám sát ngự sử ở triều đình 91861-1864) không được vua Tự Đức chấp thuận, nay cụ mang ra áp dụng ở làng và khuyến khích dân làng thực hiện. Cụ đã đứng tên xin khai khẩn đất nổi ở ngoài đê tả ngạn sông Hồng lập ra ấp Tả Hành (nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Ấp này rộng 200 mẫu ta, do phù sa sông Hồng bồi đắp, rất phì nhiêu, nên dân cư đến sinh sống ngày một đông. Khi cụ mất, dân làng Tả Hành đã thờ cụ làm Thành hoàng làng. Năm 1925, vua Khải Định sắc phong cụ “Đoan Túc Dực Bảo trung hưng tôn thần”.
Cụ Đặng Xuân Bảng có 5 người con trai, trong đó nổi bật hơn là nhà văn hóa Đặng Xuân Viện (tức Bốn Đễ, phụ thân cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trường Chinh).

Họ Lý Trần gốc Đặng
Tiến sĩ Lý Trần Thân (1721-1776)
Tại nhà thờ cụ Đặng Công Sắt ở Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội, còn đôi câu đố về truyền thống và phâ chi của hậu duệ cụ Đặng Công Toản:
Tích lịch phả truyền, Yên Quyết, Vân Canh, Tây Tựu, Phù Đổng.
Truyền gia khoa hoạn, Trạng nguyên, Tểt ướng, Tiến sĩ, Thượng thư.
Các địa danh Yên Quyết, Vân Canh, Tây Tựu, Phù Đổng là các nơi ở ban đầu của từng chi họ Đặng dòng Tiến sĩ Đặng Công Toản.
Ở chi Vân Canh cuối thế kỷ 17 có ông Đặng Trần Diễm làm nghề dạy học, nhà nghèo lấy vợ làng Lê Xá, huyện Duy Tiên, phủ Lý Nhân, trấn Sơn Nam Thượng (nay là thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
Hai vợ chồng sống với nhau đã nhiều năm mà chưa có con. Được người trong họ mách bảo, hai ông bà lòng thành tới đình làng Chèm dâng lễ vật, cầu xin thánh ban cho mụn con, làm bầu làm bạn và nối nghiệp tổ tông. Sau một thời gian, bà vợ sinh được một người con trai. Ông Đặng Trần Diễm nhớ công ơn đức thánh Chèm ban cho, đặt tên con là Lý Trần Thản, vì đình làng Chèm (Hà Nội) thờ vị thánh tên là Lý Thân, tức Lý Ông Trọng. Sau ông Diễm có thêm 2 người con trai nữa, đặt tên là Lý Trần Quán, Lý Trần Dự.
Ông Đặng Trần Diễm đi dạy học, vợ và các con sống nhờ bên ông bà ngoại ở Lê Xá, Duy Tiên. Các con ông lớn lên trong tình yêu thương đùm bọc của ông bà ngoại.
Năm Lý Trần Thản 10 tuổi, ông Diễm mang con về quê nội, làng Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội để học tập, nói chí tổ tiên dòng họ. Lý Trần Thản phải xa ông bà ngoại, mẹ và các em, rất buồn nhớ mẹ thương em, Lý Trần Thản gạt nước mắt theo cha về quê nội để đi vào con đường học hành chữ nghĩa.
Lý Trần Thản sinh năm Tân Sửu (1721) đời vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Bảo Thái 2. Ông học thầy đồ là bạn của cha, chăm chỉ chuyên cần, năm 23 tuổi (Quý Hợi 1743) thi đỗ Tam trường. Triều đình bổ dụng Lý Trần Thản làm Tri huyện Phú Xuyên (hàm tòng thất phẩm) phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng. Thời gian trấn trị 23 năm, trong huyện yên ổn, dân sống hoan hỉ, không có trộm cướp, được triều đình khen.
Năm Bính Tuất (1766) đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 26, nhà vua vời Lý Trần Thản về kinh để dạy chữ cho các hoàng tử, phong ông làm Kiểm sai vương thế tử, Hữu tư giảng, Hữu thị lang Hình bộ, tước hầu. Do công lao giảng dạy các vương tôn, thế tử, năm Đinh Hợi (1767) triều đình có sắc ban khen: “Sắc ban Lý Trần Thản Tri huyện Phú Xuyên, người đỗ tam khoa cùng trúng tam trường, lại dày công học luyện, trúng Khảo quan văn, Thị nhật giản thị nội kiêm chức Kiểm sai, việc biên soạn sách vở trong triều đình (giảng viên kiêm kiểm soát việc biên soạn sách trong triều đình), vâng mệnh cùng các quan tướng địa phương trông coi yên ổn lăng mộ nhà vua ở vành ngoài điện chúa Trịnh. Có nhiều công lao trong chức vụ quan lục chiếu khám làm việc chăm chỉ trong việc xem nom sử đài”. Cảnh Hưng năm thứ 28 (1767) ngày 12 tháng 9 nhuận.
Năm Kỷ Sửu (1769) triều đình mở khoa thi hội, Lý Trần Thản đã 49 tuổi, đang làm quan trong triều, ông cũng lều chõng đi thi, đậu Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân, khóa này có 9 vị đậu đại khoa.
Biết Lý Trần Thản có tài cầm quân, vua Lê Hiển Tông, giao đi trấn giữ xứ Hưng Hóa. Tình hình lúc đó có nhiều đám giặc cỏ thường quấy nhiễu, cướp phá dân chúng vùng Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, triều đình sai Lý Trần Thản làm Đốc lĩnh các đạo quaâ ở 4 xứ ấy phối hợp đánh dẹp sơn phỉ (thổ phỉ nơi núi rừng). Sau một thời gian tích cực truy lùng đánh tan các đạo giặc, mang lại yên ổn cho dân chúng, biên cương giữ vững, ông được tặng phong chức Thượng thư Bộ binh, Hữu thị lang Hình bộ.
Lý Trần Thản có nhiều công lao, được nhà vua ban thưởng tước Tuy Quận công và 5 mẫu ruộng quan điền tại quê ngoại là thôn hạ, xã Lê Xá. Lý Trần Thản lập ấp khai hoang trên một khu đất hoang hóa rộng lớn, thành đồng ruộng tốt tươi, nhà cửa trù phú, dân cư các nơi kéo về sống tụ tập rất đông vui. Dân bản ấp không phải đóng góp các khoản về dẫn thủy nhập điền và đánh bắt thủy sản. Ông cùng dân làng đào một con sông để tiêu nước chống úng cho lúa màu, hiện nay vẫn còn sử dụng tên là sông Cống Bược. Hàng năm vào mùa mưa lớn, nước trên các triền núi Đọi tràn về làm hư hại mùa màng, Lý Trần Thản cùng dân cư trong vùng đắp một con đê từ chân núi Đọi về thôn Hạ, xã Lê Xá, nhằm ngăn không cho nước lũ tràn về gây hại mất mùa. Đình làng Lê Xá lâu ngày bị hư hỏng, cần phải xây dựng trên khu đất cao rộng hơn, Lý Trần Thản hiến nơi đất ở của mình để dân làng làm đình. Cụ muốn để phúc lộc cho cả làng cùng hưởng, nên chuyển nhà đến nơi hiện nay là nhà thờ của chi họ.
Lý Trần Thản mất ngày 14-2 năm Bính Thân (1776) đời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 37. Dân làng thương tiếc kéo đến rất đông, hương đăng lễ vật dâng lên bàn thờ ông tại gia đình. Nhớ công đức khai hoang lập ấp, tạo cuộc sống cho dân bản ấp được vui tươi đầy đủ, dân chúng đã tôn thờ ông là Phúc thần, lập một ngôi miếu thờ. Tới năm Nhâm Ngọ (1822) đời vua Minh Mệnh dân làng dựng bia ghi công đức và định lệ hàng năm ngày 8-3 thôn Trung và thôn Thượng làm lễ tế thần gọi là lễ mùa xuân. Ngày 12-3, Hạ thôn (Lê Xá) làm lễ gọi là lễ sinh thời. Khi làm lễ tế đều tại nơi dựng bia. Đình làng Lê Xá thờ Lý Trần Thản làm Thành hoàng làng. Đình làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội cũng thờ Lý Trần Thản làm Thành hoàng làng.
Sau khi Lý Trần Thản qua đời, triều đình có sắc đề ngày 6-3 Bính Thân (1776) tặng mỹ tự: “Hằng tín đại phu, có công cầm quân đánh giặc, anh dũng đi đầu vì có công lớn, được tặng chức Đông các Đại học sĩ… nay phong tặng chức Kim tử vinh lộc đại phu, tước Tuy viễn hầu, (chức) Hữu thị lang Hình Bộ, Thượng trụ quốc, thượng trật”.
Triều đình nhà Nguyễn phong cho Lý Trần Thản Trung đẳng phúc thần (Thành hoàng làng) ngày 15-6 năm Canh Ngọ (1810) gia phong bậc Thượng trụ quốc, Trung lượng Đại vương, thuộc bậc chính thần, xã Lê Xá thờ cúng. Phong thêm mỹ tự là: “Đoan nhã chính trực Đại vương” vì có công bảo vệ nước che chở dân.
Năm Thành Thái thứ nhất (Kỷ Sửu -1889) ngày 18-11 sắc phong: Lý Trần Thản “Thần đoan túc dực bảo trung hưng”.
Năm Khải Định thứ 9 (Giáp Tý – 1924) ngày 25-7 có sắc phong: “Trung đẳng phúc thần”.
Thời gian làm phai nhạt nhiều việc, quên đi chuyện cũ, nhưng với lòng kính yêu người có công tạo nên trang ấp đẹp đẽ, dân làng Lê Xá còn giữ được 5 đạo sắc phong của Lý Trần Thản, là báu vật vô giá, để các thế hệ ngày nay hiểu biết thêm về cống hiến của ông cho dân cho nước.
Nơi thờ ông, đình Lê Xá hiện còn đôi câu đối:
Bạch địa đĩnh sinh Vũ lĩnh chấn tỷ Văn thị độc.
Hoàng thiên hiển tướng gia vi thế tự quốc doanh thần.
Lăng mộ cụ Lý Trần Thản ở xã Lê Xá được hậu duệ trông nom, tôn tạo khang trang. Nhà thờ bị chiến tranh tàn phá được xây dựng lại đẹp đẽ. Các con cháu cụ có nhiều người đỗ đạt làm quan như: Đặng Đình Giám đậu Cử nhân khoa thi hương Mậu Thân (1848) tại trường thi Hà Nội; Đặng Đình Tiên đậu Cử nhân khoa Quý Mão (1903) đời vua Thành Thái 5 tại trường thi Hà Nam. Hậu duệ Lý Trần Thản có nhiều người đóng góp trong sự nghiệp xây dựng quê hương, bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người hy sinh xương máu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Đình làng Lê Xá được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Họ Lý Trần gốc Đặng
65. Tiến sĩ Lý Trần Quán (1735-1786)
Lý Trần Quán là con trai thứ hai của ông Đặng Trần Diễm, ở xã Vân Canh, huyện Từ Liêm (nay là xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Lý Trần Quán là con cầu tự ở đền Chèm (Hà Nội) xem thêm ở bài Lý Trần Thản.
Lý Trần Quán sinh năm Ất Mão (1735) đời vua Lê ý Tông, niên hiệu Vĩnh Hựu nguyên niên.
Lý Trần Quán tuổi trẻ đi học, văn hay có tiếng. Năm Bính Tuất (1766) đời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 27, Lý Trần Quán thi hội đậu Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân. Khóa này triều đình chọn được 11 người đậu đại khoa. Ban sơ ông làm tư nghiệp Quốc Tử Giám (thầy dạy trong trường Quốc Tử Giám) sau thăng Đông các Đại học sĩ. Ông từng giữ chứ Hiến sát sứ Hải Dương, Hiệp trấn Sơn Tây, Đốc đồng Cao Bằng. Ông văn tài, võ giỏi, sinh vào thời kỳ nhà Lê Trịnh đang suy tàn, thế lực Tây Sơn đang rất mạnh. Tháng 5 năm Bính Ngọ (1786) đời vua Lê Hiển Tông, Nguyễn Huệ đánh chiếm được đất Thuận Hóa (Thừa Thiên - Huế ngày nay). Thủ hạ mưu lược của Nguyễn Huệ có Nguyễn Hữu Chỉnh bỏ nhà Lê Trịnh theo Tây Sơn bày mưu tính kế. Nguyễn Hữu Chỉnh người Chân Lộc, trấn Nghệ An, đỗ Hương cống lúc 16 tuổi, quen gọi là Cống Chỉnh, là người can đảm, tài hoa, cơ trí, được Nguyễn Nhạc tin cẩn gọi là khách quý. Sau khi chiếm được đất Thuận Hóa, Hữu Chỉnh giúp Nguyễn Huệ chiếm được đất Bắc Hà với danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”, vua Lê Hiển Tông già yếu, chúa Trịnh Khải không đủ binh lực chống chọi, phải bỏ Thăng Long chạy trốn. Quân Tây Sơn vào được Thăng Long tháng 6-1786.
Chúa Trịnh Khải thân cô thế độc, thua trận phải chạy lên Sơn Tây tìm Lý Trần Quán giúp sức. Lúc đó Lý Trần Quán đang phụng mệnh làm Thiêm sai lại phiên đi phủ dụ dân chúng phủ Tam Đới, thuộc trấn Sơn Tây (trấn Sơn Tây có 5 phủ, phủ Tam Đới có 5 huyện là: Bạch Hạc, Yên Lạc, Lập Thạch, Phù Ninh và huyện Yên Lãng). Khi Trịnh Khải chạy tới xã Hạ Lôi thuộc tổng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng bị Nguyễn Trang một học trò và là quan cấp dưới thủ hạ của Lý Trần Quán đánh lừa và bắt Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn. Khi biết tin thì quá muộn, Lý Trần Quán kêu khóc vô cùng thảm thiết và nhờ người đào huyệt tự chôn sống mà chết, sự kiện này xảy ra vào tháng 7 năm Bính Ngọ (1786). Nơi cụ tuẫn tiết, nay được lập miếu thờ, thuộc thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện mê Linh thành phố Hà Nội… Hiện phần mộ của Tiến sĩ Lý Trần Quán ở thôn Kim Hoàng, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Đến đây sự nghiệp chúa Trịnh phò vua Lê được 216 năm (từ năm 1570 đến 1786) chấm dứt.
Khi dẫn giải chúa Trịnh Khải tới làng Nhất Chiệu, Trịnh Khải lấy gươm cắt cổ tự vẫn, thọ 26 tuổi. Nguyễn Huệ cho làm vương lễ, tống táng cho chúa Trịnh.
Đầu đời vua Lê Chiêu Thống (1786-1788) xét công đức và tấm lòng trung nghĩa của Lý Trần Quán triều đình tuyên dương ông là Tiết nghĩa công thần, truy tặng hàm Thượng thư, tước Quận công, gia phong phúc thần.
Tập: Chế, sắc, biểu, khải văn tập ghi ở sách Di sản Hán Nôm có sắc phong tước Đại vương, Quận công cho Lý Trần Quán.
Lý Trần Quán còn để lại nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị trong các sách:
Tập: Bản quốc dị văn.
Gồm 30 truyện lạ, truyện dân gian, giai thoại, truyền thuyết về các nhân vật lịch sử do các ông Nguyễn Công Hãng, Lý Trần Quán, Bùi Sĩ Tiêm viết
Tập: Lê triều hội vă tuyển.
Gồm các bài văn sách được lựa chọn chu đáo của các vị đậu Tiến sĩ, trong đó có các bài văn sách của Lý Trần Quán.
Tập: Thi sao.
Do Lý Văn Ba sao chép, chia ra 3 quyển.
Quyển thượng: Thơ của các vua chúa.
Quyển trung: Thơ của 5 vị quan triều Lý, 30 vị triều Trần, 61 vị triều Lê.
Quyển hạ: Thơ của 45 vị quan chức, văn nhân triều Lê như Lý Trần Quán, Đặng Trần Côn, Đặng Đình Tướng, Nguyễn Quý Đức…
     4. Thơ vịnh nhân vật là người tiết nghĩa của Trung Quốc, Việt Nam của Lê Duy Đản có bài về Lý Trần Quán.
      5. Tập Lịch khoa tứ lục: Do Lê Quý Đôn soạn, Lý Trần Quán viết tựa, vào năm Cảnh Hưng 37 (1776) gồm các bài: 31 bài chiếu, 28 bài chế, 30 bài biểu là bài thi thi hội của 29 vị đậu Tiến sĩ các khoa từ năm 1694 đến năm 1779.
    6. Tập Thư kinh điển diễn nghĩa: Lê Quý Đôn soạn, Lý Trần Quán viết lời bạt vào năm 1778 diễn giải chú thích từng thiên, từng đoạn, từng câu văn sách kinh thư của Trung Quốc.
     7. Tập Cẩm tuyền vinh lục: Có thơ của Lý Trần Quán mừng bạn đồngl iêu tên là Trần Oanh Tiêu được về hưu.
Chúng tôi xin trích bài thơ: Lên chùa Tích Sơn họa vần in trong sách Hoàng Việt Thi Văn tuyển của Bùi Huy Bích.
Phiên âm:
Đăng Tích sơn tự thứ vận
Tam Đảo danh sơn bán lạc sơn
Huỳnh hoàng vạn trạng tủng nhân quan.
Cửu Long bệ thượng phiên thân hóa,
Ngũ phúc môn tiền phóng nhãn khoan.
Địa hiệp trường thương hùng tĩnh thổ.
Thiên kình cổ thụ ngật trần gian.
Đăng lâm hữu hạnh y quan khách,
Ngẫu nhĩ mang trung bác nhất nhàn.
Dịch nghĩa:
Lên chùa Tích Sơn họa vần
Trên núi Tam Đảo (1) kéo xuống một hòn,
Rực rỡ muôn hình trạng, ghê mắt người xem.
Đứng trên bệ Cửu Long, như thể mình muốn hóa,
Đứng trước cửa Ngũ phúc, tầm con mắt rất rộng.
Lưỡi gươm trường cắt đất, chỗ tĩnh thổ thêm hùng
Cây cổ thụ chống trời, cõi trần gian khuất xa.
Khách áo mũ (2) được lên chơi đây thiệt là may mắn.
Trong khi bận rộn tìm ra được một thú nhàn.
Dịch thơ:
Lên chùa Tích Sơn họa vần
Tam Đảo vần xuôi xuống một làn,
Muôn hình vạn trạng thấy tràn lan.
Bệ rồng đứng ngắm thân toan hóa,
Cửa phúc ra trông mắt thấy khoan.
Lưỡi kiếm mạnh thêm vùng tĩnh thổ.
Cây xanh cao ngất cõi trần gian.
Ta lên chơi được là may mắn,
Bận rộn tìm ra một chút nhàn.

67. Tiến sĩ Lý Trần Dự (1746 - ?)
Lý Trần Dự là con trai thứ ba của ông Đặng Trần Diễm. Ông Diễm đến cầu tự ở đền Chèm (Hà Nội ngày nay) lấy họ đức thánh Lý Thân (tức Lý Ông Trọng) làm họ cho con. Quê quán Lý Trần Dự ở xã Vân Canh, huyện Từ Liêm (nay là xã thôn Vân Canh, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội).
Năm Kỷ Sửu (1769) đời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 30, anh cả Lý Trần Thản tuổi 49 đang làm quan, cùng em Lý Trần Dự 24 tuổi cùng đi thi hội. Kỳ này cả hai anh em đậu Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân. Khóa thi hội Kỷ Sửu (1769) khóa này chọn được 9 vị đậu đại khoa. Trước đó Lý Trần Dự thi hương đậu Giải nguyên.
Vinh dự cho ông Đặng Trần Diễm có hai con chiếm bảng vàng cùng khoa. Ông Diễm là hậu duệ một ngành của tiến sĩ Đặng Công Toản, chuyển cư từ Thượng Yên Quyết, huyện Từ Liêm sang xã Vân Canh cùng huyện. Gia đình có truyền thống hiếu học, nhiều đời làm nghề dạy học, việc học hành khoa cử có nề nếp. Lý Trần Dự sinh vào thời kỳ triều đình Lê Trịnh suy tàn, việc thi thố tài năng giúp đời có nhiều khó khăn. Lý Trần Dự làm quan nhà Lê, đầu tiên làm Đô cấp sự trung (hàm chính thất phẩm) sau thăng tới Đốc đồng Lạng Sơn. Thời Lê Trung Hưng các trấn đều dùng một quan võ làm trấn thủ đề cầm phòng chế ngự giặc dã, một vị quan văn làm đốc đồng để khám hỏi kiện tụng, thường dùng quan ngũ lục phẩm trở xuống. Lý Trần Thảm đảm nhiệm chức vụ Đốc đồng, ông ra sức ngày đêm lo lắng làm việc, giải quyết công việc thông suốt, các vụ kiện tụng đều được khám xét kỹ càng, không để oan sai, lòng dân mến phục, triều đình tin tưởng, góp phần giữ gìn yên vui đời sống người dân nơi địa đầu Tổ quốc.
Khi đang thừa hành nhiệm vụ tại nhiệm sở, không may Lý Trần Dự qua đời tại Lạng Sơn miền biên phía Bắc đất nước. Triều đình thương tiếc một vị văn quan có nhiều tài năng đang ở tuổi sung sức đã cử các quan lêN Lạng Sơn tổ chức an táng Lý Trần Dự rất trọng thể. Dân quanh vùng tiếc thương mất một vị quan mẫu mực thanh liêm.
Các nhà khoa bảng HĐVN

 Bà con vui lòng bấm vào đây để xem các tin tức về các phong trào hoạt động dòng họ Đặng ta ở trong và ngoài nước
 

Cập nhật lần cuối: 9/29/2011 8:02:29 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb