HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Thông tin khuyến học số 2 - tháng 4/2008

5/27/2011 10:48:07 AM
  
 

HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM

BAN KHUYẾN HỌC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM

 

 

 

THÔNG TIN

KHUYẾN HỌC - KHUYẾN TÀI

HỌ ĐẶNG VIỆT NAM

 

Ban Biên tập : PGS.TS. Đặng Đình Bạch

PGS.TS. Đặng Văn Đức

Chuyên viên Đặng Trần Lưu

 

 

 

Địa chỉ liên hệ:

Văn phòng Ban Khuyến học họ Đặng Việt Nam

68-53-14-6 đường Cầu Giấy - phường Quan Hoa - quận Cầu Giấy - Hà Nội

Điện thoại: 0914324332.

Fax: 04.8689913 - Tài khoản: 0102134755 - Ngân hàng Đông Á

Website: wwwhodangvietnam.com

 


Ảnh bìa 1: GS AHLĐ Đặng Vũ Khiêu đang phát biểu tại Lễ trao thưởng học sinh giỏi Họ Đặng Việt Nam lần thứ nhất

Mỗi gia đình nên có cuốn sách này giúp các thành viên và nhất là

con cháu có thêm hiểu biết về dòng họ và có thêm nghị lực mới… .

 



“… Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”.

(Trích thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường năm 1945.)

 

 

Có chí thì nên

Có công mài sắt có ngày nên kim.

Công cha áo mẹ chữ thầy

Gắng công mà học có ngày làm nên.

 

Theo quyết định của Ban Khuyến học họ Đặng Việt Nam, từ năm 2007 sẽ có phần thưởng động viên lòng hiếu học của dòng họ theo đúng tinh thần “Khuyến học, khuyến tài, tiếp nối khoa danh dòng họ Đặng. Vì dân, vì nước, nêu cao sự nghiệp dưới trời Nam” . Vị danh nhân được lựa chọn để đặt tên cho giải thưởng là Trạng nguyên Đặng Công Chất (1622 - 1683), vị danh thần nổi tiếng thông minh và ngay thẳng. Ông sinh ra tại làng Phù Đổng nên còn được gọi là Trạng Gióng .

(Xem bài “Trạng Gióng Đặng Công Chất trang 4, Thông tin

Khuyến học - Khuyến Tài Họ Đặng Việt Nam số 1 năm 2007).


LỜI NÓI ĐẦU

 

Trong sự hoà nhập với nền kinh tế thế giới (WTO), nền kinh tế xã hội của nước ta đang trên đà phát triển không ngừng. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tiến lên của đất nước ngày càng trở nên bức thiết đối với toàn xã hội. Việc giáo dục động viên thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước, không ngừng vươn lên nắm vững những tri thức khoa học kỹ thuật tiên tiến thế giới đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên của toàn xã hội trong phong trào xã hội hoá học tập theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Họ Đặng Việt Nam ta là một trong những dòng họ vốn có truyền thống khoa bảng từ xưa đến nay góp phần xứng đáng vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong tiến trình lịch sử dân tộc đã được lưu danh trong sử sách. Mỗi người họ Đặng Việt Nam chúng ta ai nấy đều có quyền tự hào với truyền thống vẻ vang ấy.

Thông tin Khuyến học - Khuyến tài họ Đặng Việt Nam nhằm phản ánh phong trào hoạt động khuyến học khuyến tài của các chi, họ liên chi, những tấm gương của các bậc tiền bối những gương phấn đấu rèn luyện đạt thành tích cao trong học tập của các cháu học sinh - sinh viên, những gương thể hiện tài năng cống hiến cho xã hội, cho đất nước… những gương các gia đình chăm lo giáo dục con cháu thành đạt… Rất mong nhận được sự hưởng ứng của Ban Khuyến học các chi họ, đông đảo bà con, bạn đọc gần xa cùng các cháu sinh viên - học sinh giới thiệu cho nhiều người biết, viết bài, tin, ảnh gửi cho Ban biên tập; đồng thời ủng hộ, tài trợ về tài chính cho Quỹ khuyến học họ Đặng Việt Nam để Ban Khuyến học Họ Đặng Việt Nam có điều kiện hoạt động ngày càng có hiệu quả.

Xin trân trọng cảm ơn!

Ban Biên Tập


Sở văn hoá và Thông tin Hà Nội

BAN QL DI TÍCH VÀ DANH THẮNG

------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------o0o-------

 

LÝ LỊCH DI TÍCH

NHÀ THỜ TRẠNG NGUYÊN

ĐẶNG CÔNG CHẤT

Xã Phù Đổng – Huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội

 

I. TÊN GỌI

Tên thường gọi: Nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất.

Tên chữ: “Đặng trạng từ đường” (Nhà thờ Trạng nguyên họ Đặng)

Những tên gọi khác ở địa phương: Nhà thờ họ Đặng, nhà thờ cụ Trạng, nhà thờ Trạng Nguyên, đền thờ cụ Trạng.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ – ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:

1. Địa điểm phân bố:

a. Trước đây : Đầu thế kỷ XIX, Phù Đổng là xã thuộc tổng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn xứ Kinh Bắc. trước đó là Trấn Đạo Lộ Kinh Bắc, cuối thế kỷ XIX thuộc tỉnh Bắc ninh. Sau cách mạng tháng 8/1945 Phù Đổng là thôn Phù Đổng thuộc xã Phủ Đổng, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 1961; xã Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm sát nhập về thành phố Hà Nội và giữ nguyên tên gọi theo địa vực hành chính đến ngày nay.

b. Hiện nay : Nhà thờ trạng nguyên Đặng Công Chất ở xóm Dâu, thôn Phủ Đổng II, xã Phủ Đổng, huyện Gia Lâm, Thành Phố Hà Nội.

2. Đường đi đến di tích:

Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội, ta có thể đi theo nhiều ngả đường khác nhau để đến di tích, song thuận lợi hơn cả là tuyến đường qua cầu Chương Dương, xuống đường Nguyễn Văn Cừ, qua cầu Chui Gia Lâm rẽ phải vào đường quốc lộ số 5. Đi chừng 6km rẽ trái đường Quốc lộ 1A (đường mới) thẳng đường này qua cầu Phù Đổng, rẽ phải xuống đường Bắc Đuống, đi khoảng 2km qua đền Phù Đổng, rẽ trái xuống chân đê vào xóm Dâu, thôn Phù Đổng, đi bộ 300m là đến di tích.

III. SỰ KIỆN NHÂN VẬT LỊCH SỬ

Phù đổng là một vùng đất cổ xứ Kinh Bắc, có lịch sử xây dựng và phát triển từ lâu đời với địa thế thuận lợi nằm ở vùng đất cao bên cạnh các con sông Thiên Đức (Sông Đuống). Nơi đây từ xa xưa đã có các quần cư sinh sống và phát triển. Xung quanh phù Đổng có các vùng văn hoá sớm phát triển như Chùa Dâu Keo – một trung tâm của phật giáo nước ta, không xa là chùa Phật Tích, đình bảng nơi ghi đậm những dấu ấn của nhà Lý từ thế kỷ XI đến thế kỳ XII.

Cùng với thời gian, các thiết chế xã hội và truyền thống văn hoá của làng không ngừng được hình thành và được bồi đắp trong đó phải kể sự ra đời của hệ thống các di tích kiến trúc tôn giáo để đáp ứng được nhu cầu tâm linh của người dân mà điển hình là khu di tích Phù Đổng thờ Thánh Gióng – vị anh hùng dân tộc một vị thánh trong “tứ bất tử” (cùng với Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đổng Tử và Liễu Hạnh) trên thần điện của người Việt. Khu di tích Phù Đổng có đền thờ Thánh Gióng và các công trình kiến trúc tôn giáo liên quan như đền Mẫu, miếu Ban, Cố Viên, Giá Ngự, Soi Bia…đó là những dấu ấn của lịch sử và cũng là cơ sở để khẳng định về truyền thống phát triển của vùng đất này. tại đây còn có chùa Kiến Sơ được xây dựng từ thế kỷ VII, vào năm 820 nhà sư Vô Ngôn Thông thời nhà Đường đã đến tu ở đây, vào thời Lý, đền và chùa đã được tu bổ. Hội Gióng bắt đầu được tổ chức để ngày nay trở thành một trong những lễ hội lớn nhất ở Thủ đô Hà Nội. Điều đó đã chứng minh Phủ Đổng là một vùng đất cổ có lịch sử hình thành và phát triển từ xa xưa, có bề dầy lịch sử bên cạnh việc các dòng họ và danh nhân sinh ra tại Phù Đổng trong đó phải kể đến dòng họ Đặng và trạng nguyên Đặng Công Chất.

Về nguồn gốc họ Đặng theo cuốn gia phả hiện còn lưu giữ được và theo sử sách: sách “Danh nhân Hà Nội” (Hội văn nghệ Hà Nội xuất bản năm 1973, Tr 176-178 ) cho biết: “ Đặng Trần Côn nguyên là con cháu họ Trần dòng dõi của Băng Hồ tướng công Trần Nguyên Đán… ” “ Năm tân mùi niên hiệu Hồng Thuận thứ 3 (1511) có cháu là Trần Tuân làm loạn bị Mỹ Huệ hầu Trịnh Duy Sản giết, con cháu di cư sang nơi khác đổi ra họ Đặng. Một chi ở xã Yên Quyết (làng cót) huyệnTừ Liêm…Từ Thượng Yên Quyết có một chi sang Phủ Đổng, huyện Tiên Du, có Đặng Công Chất đỗ trạng nguyên năm Tân Sửu (1661) đời vua Vịnh Thọ thứ 4 làm quan đến Binh Bộ Thượng Thư ”.

Căn cứ theo các tư liệu trên thì dòng họ Đặng Công ở Phù Đổng có gốc từ họ Trần ở Nam Định có quan hệ huyết thống với Đặng Trần Côn ở Thanh Trì. Vì thế, họ Đặng có nhiều tên đệm như Đặng Trần, Đặng Công, còn có cả việc từ họ Trần đổi ra họ Lý như Lý Trần Quán sinh năm 1745 đỗ tiến sĩ năm Bính Tuất (1776)…

Theo gia phả, ông nội của Trạng nguyên Đặng Công Chất là Đặng Công Khuê đã chuyển cư từ Thượng Yên Quyết về phụng dưỡng ông bà ngoại ở làng Phù Đổng sinh ra cụ Đặng Công Sắt; Đặng Công Chất là đời thứ ba sinh sống ở Phù Đổng. Ghi nhận về việc này, tại nhà thờ trạng nguyên Đặng Công Chất còn có đôi câu đối.

“Đông A dịch diệp thuỳ quang viễn

Đăng ấp tam chi dẫn phái trường”

Tạm dịch: “Dòng dõi nhà Trần còn ngời sáng mãi

Ấp ta họ Đặng có ba chi kéo dài muôn đời”.

Hay đôi câu đối:

“Kể lịch phả tiền sổ bạch niên kế biệt tông chi Yên Quyết, Vân Canh, Tây Chiêm Phù Đồng.

Tòng phân phái kim thập dư thế truyền gia khoa hoạn, Trạng nguyên, tiến sỹ, tể tướng, thượng thư”

Tạm dịch là:

“Kê cứu gia phả các đời trước mấy trăm năm kế tục công chi từ Yên Quyết, Vân Canh, Phù Đổng.

Từ khi phân phái chia đến nay trên mười đời truyền gia đỗ đạt làm quan có Trạng nguyên, Tiến sỹ, Thượng Thư.”

Sách “Lược truyện các tác gia Việt Nam” NXB Khoa học xã hội 1971 (Tr 273) thì: “ Đặng Công Chất người làng Phù Đổng, huyện Tiên Sơn (nay thuộc huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội ) ông sinh năm 1621, mất năm 1683. năm 1661 (Niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4) ông đậu trạng nguyên, năm ấy 40 tuổi, làm đốc trấn Cao Bằng. sau đó, được cử đi sang Trung Quốc, lúc về làm tới Binh Bộ Thượng Thư tham tụng ”. Về thân thế và sự nghiệp của trạng nguyên Đặng Công Chất xin lược ghi những nét chính như sau:

Đặng Công Chất sinh ngày 28 tháng 8 năm Tân Dậu (1621) tại Phù Đổng. ông là con thứ 3 của cụ Đặng Công Sắt, người thi hội đỗ tiến sĩ được bổ nhiệm làm quan, khi đất nước nhà Lê truy phong làm Thái Bảo Quận Công. Đặng Công Chất sống trong một gia đinhd có nề nếp, ông sớm có điều kiện học hành, năm 21 tuổi thi hương, đỗ giải nguyên. Năm 1655 ông dự thi khoa sĩ vọng, nghe nhầm đề bài ông không đỗ nhưng bài ông làm hay được vua khen và ban chức quan “thi lộ”. Vừa làm, vừa học đến khoa thi hội năm 1661 triều Lê Vinh Thọ ông đỗ trạng nguyên. đây là vinh dự lớn khẳng định học vấn, tài đức của ông, là học vị cao nhất, danh giá nhất của chế độ khoa cử thời phong kiến. Thời Lê Trung Hưng tính từ năm 1480 đến năm 1787, hơn 200 năm có 68 khoa thi, cả nước chọn được 5 trạng nguyên, Đặng Công Chất là một trong sô 5 vị trạng nguyên danh giá suốt thời kỳ phong kiến nước ta chỉ có 56 vị Trạng nguyên.

Sau khi đỗ cao, ông được triều đình bổ nhiệm làm quan, đem quân dẹp loạn ở Nghệ an, việc dẹp loạn thành công đến năm 1655 ông được thăng chức Hàn lâm viện thị giảng, hữu thị lang Bộ Công. Khi dẹp loạn ở Nghệ an ông cho dân khai khẩn đất hoang, đời sống nhân dân được ấm no. Đội ơn ông, ở vùng Thiết Lâm thuộc huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ an lập đền thờ sống ông, với tên là: “Đặng Trạng nguyên sinh từ”. Năm 1670 ông được phong chức gia tĩnh đại phu, bồi tụng lại bộ tả thị lang, nhập thị kính diễn sử quan đô tổng đài, phó chủ khảo khoa thi Bính Thìn (1676). Tháng 8/1677 triều đình cử Đặng Công Chất làm Tham chất trông coi xứ Cao Bằng, một trấn quan trọng ở biên giới phía Bắc của Tổ Quốc. Năm 1687 ông được triều đình phong chức: Đắc kiến kim tử vinh lộc đại phu, thủ đường chi và trọng trách trấn thủ ba xứ Thái Nguyên, Cao Bằng và Lạng Sơn. năm 1680 ông được triệu về kinh đô chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc. Tháng riêng năm 1682 triều đình cử Đặng Công Chất làm chánh sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thăng chức Thượng thư Bộ Hình, tước khanh xuyên tử, ngục tụng và xét hỏi người phạm tội ngũ hình. Đứng đầu Bộ hình là chức Thượng thư, hàm tòng nhị phẩm. Như vậy, Đặng Công Chất đã đứng vào hàng ngũ quan lại cao cấp của triều đình phong kiến thời Lê Trung Hưng.

Tháng 6 năm Quý Hợi 9 (1963), ông được cử giữ chức “Tham tụng”là chức quan đứng đầu Phủ Liêu. thuộc Phủ Đường (tức phủ Chúa Trinh.), được dự bàn việc cơ mật. Từ năm 1638, “Tham tụng” là chức quan cao nhất trong triều “Than Tụng” là tể tướng nhưng đó là “quyền” không phải là “chức”. Như vậy, Đặng Công Chất đã được giữ quyền cao nhất trong hàng ngũ quan lại thời Lê Trung Hưng.

Tháng 7 ngày mùng 2 năm Quí Hợi (1683) Trạng nguyên Đặng Công Chất mất được truy tặng Thiếu Bảo, Thượng thư Bộ lại. Thiếu Bảo là một bậc của Tam thiếu ở vào hàng chánh nhị phẩm, đây là chức gia phong thêm cho các bậc đại thần.

Như vậy, từ khi đỗ đạt cho đến lúc qua đời trong 22 năm, Trạng nguyên Đặng Công Chất kinh qua nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền thời Lê Trung Hưng trong đó có chức “Tham tụng” là người đéng đầu, quyền cao nhất trong hàng ngũ quan lại lúc bấy giờ. Từ đó có thể khẳng định Đặng Công Chất là một người có tài cao đức trọng và đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước ở cuối thế kỷ XVII. Khi mất ông được nhà vua phong hàm “Trung túc” tước “Khanh Xuyên bá” phầm mộ được con cháu, dòng họ án táng tại Dương Húc ở xã Đại Đồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh cách quê hương Phù Đổng khoảng 5 km theo đường chim bay.

Về trước tác, mặc dù bận rộn công việc của triều đình, ông vẫn cùng Hồ Sĩ Dương và Đào Công Chính biên soạn sách: “Trung Hưng thực lục” hay lâm viện thị giảng, ông tham gia biên soạn: “Đại Việt Sử Ký tục biên” do tham tụng Phạm Công Trứ làm chủ biên.

Đối với dân làng, Ông luôn nêu gương sáng, làm quan to nhưng giữ nếp thanh bần, bổng lộc đem chu cấp cho người nghèo. Ông khởi xướng chấn hưng các phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, được nhân dân yêu mến và quí trọng. Ông cung tiến xây dựng toà tiền tế đền Gióng. Vì vậy, ông được dân làng bầu làm hậu thần ở đền Gióng. Tại đền Thượng hiênh còn bài vị thờ hậu của ông và tấm bia đá ghi nhận công đức của ông với đền. Đền Gióng có hai toà tiền tế làm liền kề nhau: toà ngoài do Điền Quận Công Nguyễn Huy (1610 - 1675), ng làng Phù Dực, xã Phù Đổng đứng ra hưng công, toà trong là do Đặng Công Chất hương công xây dựng. Noi gương truyền thống của ông cha, con cháu ông Đặng Công Chất vẫn thường xuyên duy trì được truyền thống khoa sử học hành đỗ đạt. con ông là Đặng Công Cơ đỗ giải nguyên khoa Nhâm Ngọ, cháu nội là Đặng Công Diẽn (con cỷa ông cơ) đỗi hội nguyên sĩ khoa Đinh Mùi (1727) làm quan đến chức Tế tửu Quốc Tử Giám, thăng Công bộ hữu thi lang, bồi tụng như vũ hầu, hiện có nhà thờ riêng tại Phù Đổng.

Về dòng họ Đặng, sách: “Đại Nam Nhất Thống Chí” – NXB KHXH Hà Nội 1971, trang 125 chép: “Đặng Công Diễn người xã Phù Đổng, huyện Tiên Du đỗ tiến sĩ khoa Đinh Mùi đời Bảo Thái (1727). Năm giáp tí (1744) đời Cảnh Hưng ở địa phương có giặc. Đặng Công Điền đã đốc suất người làng chống cự, chỉ huy nghiêm chỉnh giặc không giám xâm phạm, người ta cho địa phương ấy là chốn yên vui nhiều người đến ở nhờ. Sau lại đánh thắng giặc ở bến Chi Nê, vì có công vua Lê ban đã cho dân xã tấm biển đề ba chữ “Trung nghĩa nhân”. Ông từng làm Hàn lâm viện thị thư, tặng thị lang bộ hình bộ”.

Tại quê nhà, Đặng Công Chất có mở trường “Xuân Phố” để dạy học, chính chỗ đó sau này khởi dựng nhà thờ ông đầu tiên. Học trò của Đặng Công Chất có nhiều người học giỏi đỗ đạt làm quan, nổi bật nhất có Nguyễn Đương Hồ là học trò xuất sắc và là con rể của ông, đỗ học vị hoàng giáp người ở Dương Húc, xã Đại Đồng, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Một học trò khác là ông nghè Cháy (Tiến sĩ) ở làng Cháy, Phù Chẩn, Từ Sơn, Bắc Ninh.

Ngày nay dòng họ Đặng, hầu duệ của trạng nguyên Đặng Công Chất, có nhiều người học cao, đỗ đạt, đảm đương các cương vị trong xã hội. Theo thống kê chưa đầy đủ cả họ có 5 thạc sĩ, 4 người đã và đang làm luận văn tiến sĩ. Thế hệ con cháu đã phát huy được truyền thống hiếu học và đỗ đạt của cha ông xưa, làm dạng danh dòng họ.

Về việc cúng lễ ở nhà thờ trạng nguyên đặng Công Chất: Giỗ Trạng nguyên vào ngày mùng 2/7 âm lịch hàng năm vẫn được dòng họ duy trì đều đặn từ trước đến nay. Trước năm 1945 lễ cúng giỗ Trạng nguyên làm lớn, có lễ tế của hàng tổng và lễ cúng tổ tiên, tổ chức việc tế tại nhà thờ vào ngày giỗ do hương lý và quan viên, văn sĩ của hàng tổng lo liệu. Sau lễ cúng tế có tổ chức tiệc mặn, thu lộc của quan viên hàng tổng và con cháu trong tộc họ Đặng tổ chức. Dòng họ đã cử vị trưởng họ trông nom, hương khói thường xuyên tại nhà thờ. Việc cúng giỗ cụ trong những năm gần đây cũng gọn nhẹ hơn, lễ nghi trang trọng với những sản vật của quê hương như: hoa quả, xôi gà… Ba năm qua, dòng họ đã đưa thêm chương trình khuyến học vào trong hoạt động của nhà thờ để động viên con cháu học hành noi theo gương trạng nguyên bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu với các chi tộc họ Đặng Trần, có chung dòng dõi với họ Đặng Công ở Phù Đổng nhằm tăng thêm tính đoàn kết giữa các chi phái của họ Đặng ở nhiều nơi khác.

Vì là hậu thần của đền Gióng nên Trạng nguyên cũng được cũng lễ phối hưởng cùng đức Thánh Gióng vào ngày hội đền (mùng 9 tháng tư là chính hội). Tục xưa vào ngày hội Gióng, quan viên làng xã sửa mâm lễ đến nhà thờ Trạng nguyên cúng hậu để tưởng nhớ công ơn của bậc hậu thần. Tại nhà thờ hiện nay còn giữ được một giá văn cổ là di vật phản ánh nghi lễ này.

IV. LOẠI HÌNH DI TÍCH – NIÊN ĐẠI XÂY DỰNG:

1. Loại hình di tích:

Nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất là kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng truyền thống. Xét về loại hình có thể xếp kiến trúc nhà thờ thuộc loại hình di tích lịch sử lưu niệm danh nhân.

2. Niên đại xây dựng - Những lần trùng tu sửa chữa:

Theo dòng họ, thì sau khi Trạng nguyên Đặng Công Chất mất (1983), con cháu đã xây dựng nhà thờ để thờ cúng ông đó là vào khoảng đầu thế kỷ XVIII (1704), ở ngoài làng Phù Đổng (hữu ngạn đê sông Đuống). Trên nền Xuân Phố, nơi hàng ngày thầy giáo Đặng Công Chất đến dạy học. Khi xây dựng nhà thờ mới chỉ có một nếp nhà ba gian và chưa có các công trình phục vụ.

3. Những lần tu sửa:

Đầu thế kỷ XX nhà thờ được chuyển từ ngoài đê vào vị trí như hiện nay. Khi dựng lại, các cấu kiện kiến trúc bị hư hỏng của toà nhà cũ đã đợc tu bổ và làm thành hậu cung, sau đó dòng họ xây dựng thêm nhà tiền tế hoàn thành vào năm 1938, đồng thời việc xây cổng nghi môn, đắp bức bình phong sau cổng. Nhà thờ cụ Đặng Công Sắt cũng được tu bổ xây thêm toà tiền tế và các công trình phụ.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH:

Nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất và nhà thờ cụ Đặng Công Sắt thân sinh ra ông Trạng được xây dựng trên cùng một khu đất quay hướng Đông - Bắc theo trục đối xứng (nhà thờ bố bên tay phải, nhà thờ con bên tay trái). Hai nhà có cùng kích thước và kiểu dáng, sử dụng cổng chung ở giữa đi ra đường làng, xung quanh sân vườn trồng nhiều cây ăn quả xanh tốt. Từ ngoài nhà vào có các hạng mục kiến trúc sau:

1. Cống nhà thờ:

Cổng nhà làm kiểu tam môn ba cửa cuốn vòm, cửa giữa rộng và cao hơn hai cửa bên, chính giữa đắp nổi bốn chữ Hán lớn “Đặng Trần gia miếu” (Nhà thờ họ Đặng Trần), xung quanh trang trí các hoạ tiết rồng chầu chữ thọ, mái lợp ngói ống tạo bốn đầu đao uốn cong, bờ nóc đắp nổi mặt trời, hai đầu bờ nóc đắp rồng chầu mặt trời. Liền hai bên cửa tả, hữu là hai trụ biểu, phần dưới đóng khung hình chữ nhật ghi các đôi câu đối cổ, phần trên đắp nổi lồng đèn đỉnh đắp bốn con chim phượng kiểu trái dành. Cửa hai bên làm kiểu bức bàn, cửa giữa làm dạng “thượng song hạ bản”, bản cửa rộng 5m40; cao 4m73. Phía trong cổng trên phần cổ diêm có ghi bài thờ chữ Hán nội dung ngợi ca việc học hành là sự mở đầu cho mọi thành đạt, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Hai bên đỉnh cổng tả, hữu đắp nổi cuốn thư xung quanh trang trí văn mây hoa lá thực vật trông rất sống động. Chính giữa sau cổng là bức bình phong kiểu y môn xây gạch đắp nổi đề tài: “Long - hổ vờn mâ” cùng tứ quý: “tùng - cúc - trúc - mai”.

Từ đây có hai đường vào di tích, rẽ phải vào nhà thờ ông Trạng, rẽ trái vào nhà thờ cụ Thái Bảo (Đặng Công Sắt). Sân nhà thờ láng xi măng.

2. Tiền tế:

Tiền tế của nhà thờ Trạng nguyên là ngôi nhà ba gian hai dĩ nằm theo hướng Đông Bắc và đợc làm theo kiểu đầu hổi bít dốc tay ngai. Mái nhà lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh chính giữa có bức bình phong cuốn thư, trên đắp nổi bốn chữ Hán cổ: “Đặng trạng từ đường” (Nhà thờ Trạng nguyên họ Đặng). Hai đầu nóc đắp đầu rồng nhìn đăng đối, thẳng hai đầu bờ nóc xuống bờ chảy nối thêm một đoạn tường rộng 1m25 cao 3m90 là cột trụ biểu. Đỉnh trụ là các hồi văn tạo thành hình con nghê, phía dưới trên bốn mặt trụ là hình lư hương lớn, tiếp xuống là hình lồng đèn bốn mặt đặt trên đầu kê thót đáy, riềm trên đắp cách điệu hình cánh sen. Thân trụ tạo khung chữ nhật để viết câu đối. Từ sân bước lên bậc tam cấp bó vỉa bằng gạch đặc cao 0m450 là vào cửa giữa gồm bốn cánh gỗ làm kiểu bức bàn. Các gian bên xây gạch đến dạ mái tàu, hai bên trổ cửa sổ kiểu hoa chân triện. Tường hậu của hai gian bên được xây bưng kín, gian giữa để thông thoáng nối với hậu cung.

Bộ khung nhà tiền tế gồm bốn bộ vì kèo được làm thống nhất theo kiểu quá giang vượt gối hai đầu cột trụ gạch bám sát tường trước và sau thượng kèo kìm, hạ bẩy tất cả đều được bào trơn, ghép bén soi gờ. Các đầu bẩy hiên chạm nổi hoa văn cúc dây, thượng lương toà tiền tế ghi dòng chữ: “Hoàng triều Bảo Đại Mậu Dần thập tam niên ngũ nguyệt đoan ngọ hậu thụ trụ thương lượng đại cát”, nghĩa là: đặt nóc vào ngày đại cát sau tết Đoan Ngọ mồng 5 tháng 5 năm Mậu Dần thời Bảo Đại thứ 13 (1938).

Sau nhà tiền tế là một khoảng sân hẹp (dài 8m 350, rộng 0m 955), tạo khoảng không thoáng với hậu cung.

3. Hậu cung:

Hậu cung gồm ba gian hai dĩ, được xây dựng theo kiểu tường hồi bít dốc, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đình, nền nhà láng xi măng. Bên trong gồm bốn bộ vì dỡ mái phân bổ thượng tam hạ ngũ được làm thống nhất theo dạng: thượng kèo, một trụ giữa, hạ kẻ trường cả trước và sau, tiền bẩy, hậu bẩy gối tường.

Mặt bằng hậu cung gồm bốn hàng chân, hai hàng cột cái, hai hàng cột quân, trong đó có hai cột quân sát đầu hồi phía sau được xây bằng trụ gạch vuông, đây là dấu ấn lần tu sửa năm 1938, phía trước hậu cung để thông thoáng, trước kia có bạo cửa, cả ba gian đều lắp cửa bức bàn, được thể hiện ở các lỗ mộng cột quân phía trước. Trang trí trên kiến trúc này được tập trung trên các thân kẻ với đề tài long vân, rồng được thể hiện bằng hình vãn soắn, xung quanh là những văn mây cụm, hai đầu bẩy gian trung tâm chạm điểm thêm các con linh vật mang phong cách nghệ thuật cuối Lê. Rất có thể đây là bộ khung nhà còn được giữ lại của kiến trúc khởi dựng lần đầu ở thế kỷ XVIII.

Việc thờ tự được tập trung chủ yếu ở hậu cung với ba ban thờ. Gian giữa đặt nhang án gỗ chạm trổ tinh tế, sơn son thếp vàng lộng lẫy, trên đặt mâm bồng, bát hương, đài gỗ, lọ hoa, chân nến. Bên trong đặt sập thờ kiểu chân quì sát với tường hậu, trên đặt khám thờ sơn son thếp vàng lộng lẫy. Hai bên gian, tả, hữu thờ văn, võ, mỗi bên đặt một sập nhỏ kiểu chân quì, trên đặt nhang án, long ngai…

Sự bài trí này đã tạo ra được khung cảnh thâm nghiêm tĩnh mịch nơi tôn vinh tưởng niệm các bậc tiền bối. Đối xứng với nhà thờ Trạng nguyên, là nhà thờ cụ Thái Bảo Đặng Công Sắt, với kiểu dáng kiến trúc tương tự. Nhìn chung kiến trúc nhà thờ đơn giản đã tạo ra sự hài hoà, gần gũi với các công trình dân duịng của cộng dồng.

VI. DI VẬT TRONG DI TÍCH:

Tồn tại đến ngày nay, trải qua nhiều biến động thăng trầm của lịch sử, mà kiến trúc nhà thờ đã qua nhiều lần tu bổ, mở rộng, song di tích vẫn bảo lưu được những di vật cổ có giá trị văn hoá lịch sử cao, tiêu biểu nhất trong số này là:

1. Tại nhà thờ Trạng nguyên:

* Đồ gỗ

- 2 Hoành phi có nội dung:

“Trạng nguyên từ đường” : (Nhà thờ Trạng nguyên)

“Lê triều long thủ” - Khải Định Kỷ Sửu thập niên. Dịch là: Đỗ đầu Trạng nguyên thời Lê, làm năm Kỷ Sửu thời vua Khải Định thứ 10 (1925), (hiện giữ ở ban thờ hậu đền Phù Đổng).

- 1 khám thờ sơn son thếp vàng, cánh cửa khám chạm nổi tứ quí, cuốn thư, nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ XIX.

- 1 Nhang án chạm tứ linh, tứ quí, chân triện, vân sóng với các đờng nét, mềm mại mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ XIX.

- 2 ngai thờ sơn son thếp vàng, nghệ thuật thời Nguyễn thế kỷ XIX.

- 3 sập gỗ kiểu chân quì dạ cá.

- 2 nhang án nhỏ (ban thờ quan văn, võ)

- 04 đôi câu đối ca ngợi dòng họ Trang nguyên và quá trình đến định cư ở Phù Đổng.

- 04 bộ (12 cái) đài gỗ, 8 cây đèn, chân nến.

- 05 hộp bài vị sơn son thếp vàng, bên trong ghi duệ hiệu.

- 5 mâm bồng lớn và nhỏ.

* Đồ sứ:

- 2 bát hương men lam xanh thời Nguyễn.

- 3 lộc bình, 1 nậm rượu thời Nguyễn.

* Đồ đồng:

- 3 đài đồng, 1 chiêng đồng thời Nguyễn.

* Đồ đá: 1 bát hương đá.

* Đồ vải: 3 y môn.

* Đồ Giấy:

- Bản sao “Đặng gia thế phả”: (Thế phả họ Đặng) do Đặng Công Chất, con trai của Trạng nguyên viết năm Bính Ngọ thứ 3 (1726).

- Bản dập bài thơ chữ Hán tại cổng tam môn.

2. Tại nhà thờ cụ Đặng Công Sắt:

- 1 khám gỗ sơn son thếp vàng, ngai thờ bên tả, hữu, 1 hòm sắc.

- 1 hương án gỗ sơn son thếp vàng.

- 1 hoành phi đề: “Thái Bảo từ đường” (nhà thờ cụ Thái Bảo). 4 đôi câu đối ngợi ca truyền thống họ Đặng, 6 chân nến, cây đèn.

- 3 bát hương sứ vẽ lam xanh, 01 choé nước màu lam xanh, 1 đôi lọ lộc bình sứ.

- 1 bia gửi giỗ hậu của bà Đặng Thị Trà, lập ngày 15 tháng giêng năm Bảo Đại thứ 11 (1936).

VII. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - KHOA HỌC NGHỆ THUẬT:

1. Về giá trị lịch sử:

Nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất là nơi tưởng niệm, ghi nhớ và tôn vinh về một danh nhân có công với dân với nước ở thời Lê Trung Hưng. Thế kỷ XVII. Ông sinh ra trong một gia đình có nề nếp, ông đã kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dòng họ chăm chỉ học hành, đỗ đạt cao là một trong năm vị trạng nguyên của thời Lê Trung Hưng nêu tấm gương sáng về truyền thống hiếu học. Ông đảm đương nhiều chức vụ lớn của triều đình, từ việc trấn thủ, dẹp loạn, đi sứ, tham chính những công việc trọng đại của đất nước. Với chức quan “Tham tụng”, quy không “chức” nhưng “quyền” như tể tướng đứng đầu hàng ngũ quan lại thời Lê Trung Hưng. Bên cạnh đó ông còn kiêm cả chức vụ hàn lâm, có hai trước tác lớn để lại cho đời là: “Trùng San Lam Sơn thực lục” hay còn gọi là: “Trung Hưng thực lục” và tham gia biên soạn “Đại Việt sử ký tục biên” là những tác phẩm lớn, cống hiến to lớn cho lịch sử nước nhà. Mặc dù là quan to nhưng Đặng Công Chất vẫn luôn sống thanh cao giản dị, hay giúp đỡ người nghèo. Thế phả tộc Đặng có đoạn chép “ Ông khẳng khái có chí lớn, không làm nhà để của, làm quan chẳng thiết lợi lộc, bao nhiêu bổng lộc đem cấp cho người thân thuộc, nhà không có của thừa… Lúc bé thường ăn canh mướp đến khi phú quý vẫn ăn canh mướp… Khi sắp mất ông gọi con cháu lại căn dặn: Cố gắng học hành làm quan giúp nước, làm quan không được cậy thế lực làm giàu, nếu học kém thì làm ruộng, không được làm việc gì có hại cho dân cho nước”… Đặng Công Chất còn đứng ra hưng công xây dựng toà trung tế đền Gióng ở quê nhà, ông được bản xã tôn binh là hậu thần, được ghi nhận mãi trong lòng mọi người dân.

Vì vậy, với quê hương ông không chỉ làm nổi danh làng Phù Đổng trong cả nước, mà cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Công Chất là niềm tự hào, là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Đánh giá của Viện Sử học tại công văn số 61/VSH/CV ngày 18/5/2004: “ Đặng Công Chất là gương mặt sáng trên chính trường Đại Việt cuối thế kỷ XVII”. Với vai trò và những đóng góp của Trạng nguyên Đặng Công Chất, ông xứng đáng đợc tôn vinh và di tích nhà thờ ông xứng đáng được xếp hạng là di tích quốc gia.

2. Về giá trị Kiến trúc Nghệ thuật:

Bên cạnh giá trị lịch sử, nhà thờ Trạng nguyên còn có vẻ đẹp bình dị trong kiến trúc nghệ thuật. Tuy không bề thế những nhà thờ vẫn bảo lưu được lối kết cấu kiến trúc truyền thống với các thức vì cổ truyền ở thời kỳ khởi dựng - thế kỷ XVIII. Qua bao thăng trầm của lịch sử và thời gian, di tích luôn giữ được không khí tĩnh lặng, trang nghiêm phù hợp với cảnh quan cũng như phản ánh đúng đức sáng quan trọng.

Nghệ thuật chạm khắc trên kiến trúc gỗ của nhà thờ không dàn trải, chủ yếu tập trung ở một số đầu bẩy chạm nổi rồng mây mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII.

Tại di tích vẫn giữ được một số cổ vật tiêu biểu như: Khám thờ, long ngai, nhang án… mang đậm nét phong cách nghệ thuật thời Nguyễn thêếkỷ XIX góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho giá trị kiến trúc nghệ thuật của nhà thờ Trạng nguyên.

3. Về giá trị Văn hoá Khoa học

Hệ thống câu đối, hoành phi, bài thơ… ở nhà thờ là nguồn tư liệu thành văn quí giá, khẳng định truyền thống hiếu học của dòng họ. Nhà thờ Đặng Công Chất, cũng nằm trong cụm di tích lịch sử văn hoá Phù Đổng, một di tích lớn của Thủ đô và cả nước, bản thân Đặng Công Chất đã được ghi nhận và tôn vinh làm hậu thần tại đền. Quí khách đến thăm quan di tích Phù Đổng, còn có thể đến thăm viếng nhà thờ trạng nguyên, như vậy di tích nhà thờ Đặng Công Chất góp phần bổ xung và làm thăng hoa các giá trị lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh của khu di tích đền Phù Đổng.

Qua những đánh giá trên cho thấy nhà thờ Trạng nguyên Đặng Công Chất là một di sản văn hoá quý xứng đáng được trân trọng bảo tồn và phát huy giá trị lâu dài.


TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH KHOA BẢNG

HỌ ĐẶNG VIỆT NAM

----------------

Ban Biên tập “Thông tin - Khuyến học - Khuyến tài Họ Đặng Việt Nam” mở chuyên mục “Truyền thống gia đình Khoa bảng Họ Đặng Việt Nam” nhằm tôn vinh và nêu gương các gia đình trong họ tộc có các thế hệ đỗ đạt cao giúp các gia đình và nhất là các thế hệ con cháu noi theo thực hiện “Nối tiếp truyền thống khoa danh dòng họ Đặng - Vì dân vì nước nêu cao sự nghiệp dưới trời Nam” . Rất mong nhận được tin bài của các gia đình viết về chuyên mục này gửi tới Ban Biên tập. Xin trân trọng cảm ơn!

Ban Biên tập

 

I. Họ Đặng xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

1. Cụ Đặng Công Khuê , đỗ thủ khoa Hương Cống, làm quan tới chức Viên ngoại lang Bộ lại.

( Cụ Khuê là ông nội Trạng nguyên Đặng Công Chất ).

2. Cụ Đặng Công Sắt , đỗ giải Nguyên Hương Cống khoa Tân Sửu (1603) làm quan tới chức Tham chính sử.

( Cụ Sắt thân sinh Trạng nguyên Đặng Công Chất ).

3. Trạng nguyên Đặng Công Chất , sinh năm 1622 (Nhâm Tuất) ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội). Đỗ trạng nguyên năm 40 tuổi - Khoa Tân Sửu (1661). Làm quan đến chức Tham Tụng (tức Tể tướng).

( Cụ Đặng Công Chất là hậu duệ đời thứ 4 Tiến sĩ Đặng Công Toản ở Cầu Giấy, Hà Nội - Giỗ 10/10 )

4. Cụ Đặng Công Trác , đỗ giải Nguyên Hương Cống khoa Tân Mão (1699).

( Cụ Trác là em ruột Trạng nguyên Đặng Công Chất ).

5 . Đặng Công Diễn , đỗ TS khoa đinh mùi (1727) được cử giữ chức Tế tửu Quốc Tử Giám – cháu nội cụ Đặng Công Chất.

6. Đặng Trần Duệ sinh (1929), PGS năm 1991 chuyên ngành y học. Giám đốc bệnh viện nội tiết Bộ y tế. Danh hiệu thầy thuốc ưu tú năm 1995 Hậu duệ đời thứ 12 cụ Đặng Công Chất.

7. Đặng Trần Phách sinh (1936) PGS năm 1980 chuyên ngành hoá học – nguyên Phó hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội - Hậu duệ đời thứ 12 cụ Đặng Công Chất.

8. Đặng Thị An sinh năm 1955 TS năm 1991 chuyên ngành sinh hoá thực vật, Hậu duệ đời thứ 13 cụ Đặng Công Chất

II. Họ Đặng ở Lê Xá, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội

1. Cụ Đặng Tích Trù , sinh năm 1854, ở làng Lê Xá, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội (trước kia thuộc tỉnh Bắc Ninh). Cụ đỗ Phó bảng năm Kỷ Sửu 1889 (năm ấy cụ 36 tuổi) dưới triều vua Thành Thái cụ được Triều Đình bổ nhiệm giữ chức Tri phủ Xuân Trường (Nam Định) rồi Đốc học tỉnh Bắc Giang.

2. Ông Đặng Vũ Khúc , sinh năm 1931.

Cháu nội cụ Phó Bảng Đặng Tích Trù.

Năm 1978 được cấp bằng Tiến sĩ tại Liên Xô.

Năm 1990 được cấp bằng Tiến sĩ khoa học tại Liên Xô, được nhà nước ta công nhận Phó Giáo sư 1984, Giáo sư năm 1991.

Năm 1947 Đặng Vũ Khúc ra đi theo kháng chiến vào Đảng năm 18 tuổi, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 36 tuổi.

Ông có nhiều công trình khoa học được viết bằng tiếng nước ngoài như Anh, Nga, Pháp và được in ở Anh, Nga, Thuỵ sỹ, Hà Lan, Đan Mạch… nhiều lần được mời làm giáo sư thỉnh giảng hay mời dự Hội nghị địa chất ở nước ngoài. Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

3. Ông Đặng Hùng Võ , sinh năm 1946.

Là chắt nội cụ Phó bảng Đặng Tích Trù.

Là cháu gọi ông đặng Vũ Khúc là chú ruột.

Bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ khoa học năm 1979.

Ông được nhà nước cử giữ chức Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục địa chính; Rồi Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Năm 2005 được Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Lần đầu tiên một cán bộ quản lý cấp Bộ được phong tặng danh hiệu này.

III. Họ Đặng ở Lương Điền - Thanh Chương - Nghệ An

1. Cụ Đặng Nguyên Cẩn (1867-1923) đỗ Phó bảng khoa Ất Mùi (1895) - ở làng Lương Điền nay là xã Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An. Được cử làm Đốc học tỉnh… cụ tham gia phong trào Duy Tân từ 1904 là bạn thân của các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Phan Chu Trinh…

2. Giáo sư Đặng Thai Mai , sinh năm 1902 là con cụ Phó Bảng Đặng Nguyên Cẩn; tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương (1925-1928). Một trí thức yêu nước tham gia các phong trào cách mạng. Cách mạng Tháng Tám thành công ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Ông là nhà văn hoá lớn của nước ta ở thế kỷ XX, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh (1982), được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt 1 (1996).

Các con của GS Đặng Thai Mai.

1. Đặng Bích Hà , sinh năm 1930… hiện ở Hà Nội.

Được Nhà nước phong tặng PGS năm 1984 chuyên ngành Sử học, Khảo cổ học - Dân tộc học.

2. Đặng Thanh Lê , sinh năm 1932, hiện ở Hà Nội.

Được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Phó Giáo sư năm 1984.

Giáo sư năm 1991 - Chuyên ngành Văn học.

Chủ nhiệm bộ môn - Giám đốc Trung tâm Việt Nam học trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Đặng Anh Đào , sinh năm 1934, hiện ở Hà Nội.

Được Nhà nước phong tặng danh hiệu PGS năm 1991 chuyên ngành Văn học, Giảng viên chính trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

4. Đặng Thái Hoàng , sinh năm 1939.

Được Nhà nước phong tặng Danh hiệu PGS năm 1992.

Chuyên ngành Kiến trúc - Quy hoạch đô thị.

Giảng viên chính trường Đại học Xây dựng.

TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG HỌ ĐẶNG VIỆT NAM

GIÁO SƯ VIỆT NAM (HỌ ĐẶNG)

 

1. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ÁNG

Sinh ngày : 16-3-1928.

Quê quán : Huyện Chương Mĩ, Tỉnh Hà Tây.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hồ Chí Minh.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1958, được công nhận chức danh Giáo sư Toán học năm 1980.

2. GS.TS. ĐẶNG HỮU

Sinh ngày : 02-01-1932.

Quê quán : Xã Mĩ Tài, huyện Phù Mĩ, tỉnh Bình Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

Cơ quan công tác : Ban Chỉ đạo Công nghệ Thông tin của Đảng.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Công nghệ Thông tin của cơ quan Đảng.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1966, được công nhận chức danh Giáo sư ngành Xây dựng năm 1980. Giáo sư danh dự Trường Đại học Giao thông Tây Nam, Trung Quốc và trường Đại học MADI Liên bang Nga.

3. GS. ĐẶNG VŨ KHIÊU

Sinh ngày : 19-9-1916.

Quê quán : Huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Giáo sư Triết học năm 1980.

Khen thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ, Anh hùng lao động.


4. GS.TSKH. ĐẶNG NGỌC THANH

Sinh ngày : 6-4-1934.

Quê quán : Xã Liên Bạt, huyện Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1967, bằng TSKH năm 1967, được công nhận chức danh Giáo sư Sinh học năm 1980.

5. GS.TSKH. ĐẶNG ĐỨC TRẠCH

Sinh ngày : 03-4-1930.

Quê quán : Thành phố Hà Nội.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng TSKH năm 1963, được công nhận chức danh Giáo sư Y học năm 1980, chuyên ngành Vi sinh - Miễn dịch.

- Chuyên gia cao cấp ngành Y tế.

* Mất tháng 4/2004.

6. GS. ĐẶNG ĐÌNH HUẤN : Ngành Y học

7. GS.TS. ĐẶNG HANH KHÔI

Sinh ngày : 05-9-1924. (NR).

Quê quán : Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1959, được công nhận chức danh Giáo sư Dược học năm 1984.

* Mất năm 1984.

8. GS. ĐẶNG HANH PHỨC

Sinh ngày : 26-11-1929.

Quê quán : Xã Cự Đình, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1980, chức danh Giáo sư Y học năm 1980, chức danh Giáo sư Y học năm 1984, chuyên ngành Sinh hoá.

9. GS. ĐẶNG THỊ HỒNG VÂN

Sinh ngày : 29-3-1923.

Quê quán : Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

- Được công nhận chức danh Giáo sư Dược học năm 1980, được công nhận chức danh Giáo sư Dược học năm 1984, chuyên ngành Bào Chế.

* Mất năm 1991.

10. GS. ĐẶNG THU: Ngành Sinh học (Chưa có tư liệu chi tiết)

11. GS. ĐẶNG KIM CHÂU

Sinh ngày : 6-6-1925.

Quê quán : Xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1980. Được công nhận chức danh Giáo sư Y học năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú (1989). Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân (1997).

* Mất năm 2000.

12. GS. ĐẶNG HANH ĐỆ

Sinh ngày : 31-5-1936.

Quê quán : Xã Việt Hương, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác: Trường Đại học Y khoa Hà Nội.

- Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984, được công nhận chức danh Giáo sư Y học năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (1990). Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (2000).

13. GS.TS. ĐẶNG NGỌC GIAO

Sinh ngày : 12-05-1929.

Quê quán : Xã Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1981, được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1986, chức danh Giáo sư ngành Khoa học Quân sự năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

* Mất năm 2001.

14. GS.TSKH. ĐẶNG HUY HUỲNH

Sinh ngày : 25-10-1933.

Quê quán : Xã Đại Lâm, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1969, bằng TSKH năm 1985, được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984, chức danh Giáo sư Sinh học năm 1991.

15. GS.TSKH. ĐẶNG VŨ KHÚC

Sinh ngày : 12-4-1931.

Quê quán : Xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1976, bằng TSKH năm 1990, được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984, chức danh Giáo sư Địa chất năm 1991.

Khen thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh.

16. GS. ĐẶNG XUÂN KỲ

Sinh ngày : 02-09-1931.

Quê quán : Xã Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

Cơ quan công tác : Hội đồng Lý luận Trung ương.

- Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984, được công nhận chức danh Giáo sư Triết học năm 1991.

17. GS.TSKH. ĐẶNG NGỌC KÝ

Sinh ngày : 17-10-1933.

Quê quán : Xã Hoàng Cát, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Cục Quân Y, Bộ Quốc Phòng.

- Được cấp bằng TSKH năm 1971. Được công nhận chức danh Giáo sư Y học năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

* Đã mất.

18. GS. ĐẶNG THANH LÊ

Sinh ngày : 08-4-1932.

Quê quán : Huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984. Được công nhận chức danh Giáo sư Văn học 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

19. GS.TSKH. ĐẶNG VĂN LUYẾN

Sinh ngày : 18-4-1931.

Quê quán : Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Đà Nẵng.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1971, bằng TSKH năm 1983, được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1984, chức danh Giáo sư Hoá học năm 1991.

20. GS.TSKH. ĐẶNG VŨ MINH

Sinh ngày : 11-9-1946.

Quê quán : Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1978, bằng TSKH năm 1984. Được công nhận chức danh Giáo sư Hoá học năm 1991.

21. GS.TSKH. ĐẶNG NHƯ TẠI

Sinh ngày : 28-02-1934.

Quê quán : Xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1964, bằng TSKH năm 1987. Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1980, chức danh Giáo sư Hoá học năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.

22. GS. TSKH. ĐẶNG TRUNG THUẬN

Sinh ngày : 07-8-1938.

Quê quán : Xã Mĩ Lộc, huyện Phù Mĩ, tỉnh Bình Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1971 bằng TSKH năm 1987. Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1980, chức danh Giáo sư Địa chất năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (2002).

23. GS. ĐẶNG HIẾU TRƯNG

Sinh ngày : 02-9-1925.

Quê quán : Huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1980. Được công nhân chức danh Giáo sư Y học năm 1991.

Khen thưởng : Danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân (1997).

24. GS.TS. ĐẶNG VŨ HOẠT - Chuyên ngành Giáo dục học. (Đã mất).

25. GS. ĐẶNG NGHIÊM VẠN

Sinh ngày : 25-5-1930.

Quê quán : Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1980. Được công nhận chức danh Giáo sư Sử học năm 1992.

26. GS.TSKH. ĐẶNG HÙNG VÕ

Sinh ngày : 25-11-1946.

Quê quán : Lê Xá, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1984, bằng TSKH năm 1988. Được công nhận chức danh Giáo sư năm 1992, chuyên ngành Trắc địa.

- Chức vụ: Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Khen thưởng : Giải thưởng Hồ Chí Minh - Anh hùng Lao động.

27. GS.TS. ĐẶNG THẾ HUY

Sinh ngày : 14-9-1937.

Quê quán : Xã Xuân Hồng, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1991, chức danh Giáo sư Nông nghiệp năm 1996.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà Giáo Ưu tú.

28. GS.TSKH. ĐẶNG QUỐC PHÚ

Sinh ngày : 06-08-1949.

Quê quán : Xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1976, TSKH năm 1992. Được nhận chức danh Phó giáo sư năm 1991, chức danh Giáo sư Cơ khí năm 1996.

29. GS.TSKH. ĐẶNG NHƯ TOÀN

Sinh ngày : 10-9-1939.

Quê quán : Xã Bùi Xá, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1978, bằng TSKH năm 1990, được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1991, chức danh Giáo sư Kinh tế năm 1996.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

 

30. GS.TSKH. ĐẶNG ỨNG VẬN

Sinh ngày : 27-3-1945.

Quê quán : Xã Thuỵ Phương, huyện Chương Mĩ, thành phố Hà Nội.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

Cơ quan công tác : Văn phòng Chính phủ.

- Được cấp Tiến sĩ năm 1975, bằng TSKH năm 1991. Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1991, chức danh Giáo sư Hoá học năm 1996.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

31. GS.TSKH. ĐẶNG VĂN BÁT

Sinh ngày : 13-12-1945.

Quê quán : Huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1979, bằng TSKH năm 1987. Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1991, chức danh Giáo sư Địa chất năm 2002.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

32. GS.TS. ĐẶNG ĐỨC PHÚ

Sinh ngày : 30-9-1941.

Quê quán : Xã Quân Lũng, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội.

- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cơ quan công tác : Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Số 1 Phố Yersin, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

- Được cấp bằng Tiến sĩ năm 1979. Được công nhận chức danh Phó giáo sư năm 1991, chức danh Giáo sư Y học năm 2002.

Khen thưởng : Danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú.

33. GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH

Sinh ngày : 20-9-1946.

Quê quán : Xã Quân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ 1994, công nhận Giáo sư 1996.

Cơ quan công tác : Trường Đại học Nông nghiệp I.

34. GS.TS. ĐẶNG HỮU ƠN

Sinh ngày : 06-6-1943.

Quê quán : Xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ 1982, công nhận Giáo sư 1991.

Cơ quan công tác : Văn phòng Hội đồng Đánh giá Trữ lượng Khoáng sản.

35. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH KIM

Sinh ngày : 25-10-1949.

Quê quán : Xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ 1986, công nhận Giáo sư 1996.

Cơ quan công tác : Viện Công Nghệ Sinh học, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

36. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO

Sinh ngày : 15-5-1954.

Quê quán : Xã Châu Hoá, huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình.

Nơi ở hiện nay : C8A1, Tập thể Đại học Kinh tế Quốc dân. Đảng viên

Tiến sĩ 1989, công nhận Giáo sư 1996.

Cơ quan công tác : Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Số 207, Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

37. GS.TS. ĐẶNG VẠN PHƯỚC

Sinh ngày : 22-3-1947.

Quê quán : Đông Tuy Hạ, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hồ Chí Minh - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ 1989, công nhận Giáo sư 1996.

Cơ quan công tác : Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (2002).

38. GS.TS. ĐẶNG HUY RUẬN

Sinh ngày : 20-2-1939.

Quê quán : Xã Mĩ Hưng, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ 1973, công nhận Giáo sư 1991.

Cơ quan công tác : Khoa Toán - Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Khen thưởng : Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú.

39. ĐẶNG THỊ KIM CHI

Sinh ngày : 23-3-1949.

Quê quán : Xuân Trường - Nam Định.

Nơi ở hiện nay : Thành phố Hà Nội - Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiến sĩ 1982, công nhận Giáo sư 1996.

Khen thưởng : Nhà giáo Ưu tú.

40. ĐẶNG CẢNH KHANH

Sinh ngày : 20-2-1947.

Quê quán : Huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:48:07 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb