HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

CHUYỆN MỘT NGƯỜI TÙ LÀM BÁO

5/27/2011 10:43:25 AM
  
 
 

CHUYỆN MỘT NGƯỜI TÙ LÀM BÁO

Ông đã từng bị giam cầm trong các nhà tù của thực dân Pháp như Hoả Lò, Côn Đảo, Chí Hoà. Ông cũng chính là một trong những nhân chứng ít ỏi của vụ vượt ngục bi hùng của gần 200 chiến sĩ cách mạng bị giam tai Côn Đảo, sau này đã được nhà văn Phùng Quán thể hiện trong tác phẩm nổi tiếng “Vượt Côn Đảo”. Nhưng có một điều đáng chú ý hơn, ông là một nhà báo cách mạng Việt Nam khác đặc biệt - một người chuyên làm báo trong tù.

“LỬA THIÊNG”

Ông tên thật là Đặng Đình Hoà, sinh năm 1920. Sinh ra ở Thái Bình, lớn lên, ông đi Nam Định, rồi lên Hà Nội tìm thầy dạy học, đặc biệt là tiếng Pháp. Đến năm 1945, ông theo cách mạng. Năm 1947, ông được giao trách nhiệm làm phát hành báo chí cho Huyện bộ Việt Minh Vũ Tiên (nay là huyện Vũ Thư, Thái Bình). Sau đó, ông về phòng Thông tin tuyên truyền của huyện Vũ Tiên. Năm sau nữa, vì ông có vốn tiếng Pháp dày dặn nên được điều lên Báo Sự thật, làm ở phòng dịch tin, nguồn lấy từ Hãng AFP của Pháp, sau đó đưa cho Báo Cứu quốc, Quân đội, Phụ nữ, Thanh niên… Làm được 2 năm ở đây, ông lại được điều về làm ở phòng thông tin tuyên truyền của Quân khu Ba. Thế nhưng, trên đường đi nhận công tác mới, giữa đường đi, ông bị địch phục kích bắt, sau đó chuyển về giam ở Hoả Lò. Chính ở đây, ông mới thực sự bắt đầu công việc làm báo đặc biệt của mình.

Biết ông là người đã từng làm báo, Đảng bộ trong Hoả Lò giao cho ông phải làm một tờ báo. Ông nghĩ, rồi đặt tên là tờ “Lửa thiêng”, vì theo ông, “Lửa thiêng” chính là lửa cách mạng trong mỗi anh em, dù bị giam nơi “Hoả Lò” cũng không thể dập tắt ngọn lửa này mà chỉ càng làm nó bùng lên mạnh hơn. Giấy viết báo là giấy xi măng, viết bằng bút mực ta. Những thứ này đều do anh em bí mật chuyển cho ông. Tờ báo có 8 trang, nhưng thực tế có 2 tờ, gấp nhỏ, khổ bằng nửa quyển vở học sinh. Phải viết báo vào buổi đêm, chui xuống dưới gầm giường nằm mà viết, ánh sáng lấy từ ánh đèn lờ mờ của nhà giam. Nội dung tờ báo kêu gọi mọi người cùng đoàn kết và giữ vững lập trường, chờ ngày ra tù để tiếp tục hoạt động. Trong thời gian 1 năm, tờ Lửa thiêng ra được 3 số.

TỜ BÁO CÓ “CHÂN”

Sau đó, ông lại bị địch chuyển ra Côn Đảo. Ở đây, ông bị giam ở “banh” 2 có 4 phòng với khoảng 200 người. Ra Côn Đảo một thời gian, chi bộ trong “banh” yêu cầu phải có ngay một tờ báo. Khoảng 3 tháng sau, số báo đầu tiên ra đời, lấy tên là “Phá ngục” được viết trên mảnh giấy thuốc lá. Bút chì để viết do các đồng chí bên ngoài mang vào. Để lọt qua sự kiểm tra của bọn cai tù, bút chì phải lột vỏ gỗ ra, lấy ruột không, chặt thành từng mẩu khoảng 1 phân rồi đút vào hậu môn. Lúc này, ngoài ông Hoà, lực lượng biên tập tờ báo có thêm 9 anh em nữa.

Sau này, khi bọn Pháp không cho giấy thuốc là nữa, ông Hoà nghĩ: “Viết bằng giấy rất nguy hiểm. Nhưng quan trọng nhất là những chủ trương, chính sách của Đảng bộ dễ bị lộ. Tôi nghĩ ra cách lấy san hô viết lên sàn xi măng. Chúng tôi phải làm báo từ 10 giờ đêm, đến khoảng 1 giờ sáng thì xong. Sau đó để anh em đọc đến 3,4 giờ sáng, rồi dùng bao tải ngâm nước xoá sạch đi. Hôm sau lại viết lại. Cứ vài ngày chúng tôi lại bị chuyển sang một buồng giam khác. Ở đó, tờ báo lại được làm để anh em tù nhân ở buồng đó đọc, sau đó lại xoá đi. Cứ thế, trong vòng 1 tháng, tờ báo không có chân mà biết chạy khắp “banh” 2, chuyển tải tất cả những chủ trương của Đảng bộ đến các anh em. Tờ báo còn có cả hoạ sĩ trình bày riêng với những hình vẽ cờ đỏ búa liềm, xiềng xích…”

Năm 1952, Đảng bộ “banh” 2 ra lời kêu gọi anh em tù nhân chuẩn bị vượt ngục. Và sau đó, một cuộc nổi dậy và vượt ngục bi hùng đã diễn ra ở “banh” 2. Dù cuộc vượt ngục bị thất bại, hơn 80 chiến sĩ bị chết trên biển, nhưng nó đã tạo ra một tiếng vang lớn, thể hiện ý chí kiên cường và khát vọng tự do của những người tù cách mạng.

Sau cuộc vượt ngục bất thành này, ông Hoà cùng nhiều chiến sĩ khác bị địch bắt, tra tấn một trận thừa sống thiếu chết. Năm sau, ông Hoà lại bị đưa về khám Chí Hoà. Ở đây, ông lại tiếp tục làm báo, làm chính bằng giấy địch phát cho chiến sĩ ta để học. "Tờ" "Vỡ ngục" ra đời. Một lần, địch tình cờ phát hiện thấy tờ báo, kêu ông Hoà lên, hỏi tại sao lại dám đặt là "Vỡ ngục". Ông Hoà nhanh trí đáp, anh em chúng tôi chỉ muốn viết một tờ báo tường hài hước, chọc cười cho anh em, cười đến vỡ ngực nên đặt tên là "Vỡ ngực", nhưng vì quên dấu nên mới thành "Vỡ ngục" thôi! Ông bảo, có làm báo mới biết được sức mạnh to lớn của nó. Nó thúc giục người ta, nó giúp người ta chiến thắng những nỗi sợ hãi về thể xác, nó làm cho ý chí con người ta mạnh lên rất nhiều…

Sau chiên thắng lịch sử Điện Biên Phủ, ta và Pháp trao đổi tù binh, ông Hoà cùng nhiều chiến sĩ khác được trả tự do. Từ đó, ông về Thái Bình, làm công tác giảng dạy ở đó cho đến khi về hưu năm 1980. Ông chân thành tâm sự: "Tôi vẫn tự hào với quãng thời gian đi tù và làm báo trong tù vì nó chính là tài sản quý giá nhất của tôi".

Hải Phong

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:43:25 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb