HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Cố chủ tịch Trường Chinh và Anh Hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ...

5/27/2011 10:36:59 AM
  
 
 

CỐ CHỦ TỊCH TRƯỜNG CHINH VÀ ANH HÙNG DÂN TỘC TRẦN HƯNG ĐẠO

 

Đồng chí Trường Chinh (1907 - 1988) là nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thế kỷ XX. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng kiên cường, hào hùng và trong di sản thơ, thơ văn của đồng chí Trường Chinh có nhiều suy ngẫm trân trọng về những chiến công và danh nhân thời Trần, đặc biệt là Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

 

Đồng chí Trường Chinh tên thật là Đặng Xuân Khu, sinh ngày 9-2-1907 ở làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.

Ông nội của đồng chí là Tiễn sĩ Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910). Cụ đã biên soạn nhiều sách sử, trong đó có Việt sử chính biên tiết yếu (8 quyển), Việt sử cương mục tiết yếu (8 quyển) với bài Tựa đề năm 1905. Sử học bị khảo là những bộ sách, tóm tắt lịch sử Việt Nam, khảo cứu bổ sung cho những phương diện của sử học, như thiên văn, địa lý, quan chế…

Thân phụ của đồng chí là cụ Đặng Xuân Viện (1880 - 1958) đã từng viết Trần, Nguyên chiến kỷ, Nam Định địa dư nhân vật khảo và viết nhiều bài về các anh hùng lịch sử của nước ta qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước oanh liệt.

Nhờ vậy, vốn hiểu biết lịch sử đất nước đã sớm trở thành một hành trang văn hoá của đồng chí ngay từ thuở niên thiếu. Sau này lịch sử, đồng chí đã rút ra được nhiều bài học và kinh nghiệm vô giá cho công tác tư tưởng, văn hoá, quân sự, ngoại giao, kinh tế, pháp luật, công tác cán bộ…trên hành trình cách mạng.

Đồng chí đã viết với tất cả tấm lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn.

Yêu công lao tiên tổ rất quang vinh

Yêu cuốn sử mấy nghìn năm

Mỗi trang đều thấm mồ hôi và nước mắt

Và thấm máu đào của nhân dân ta kiên cường bất khuất.

(Quyết thắng)

Từ lịch sử, đồng chí còn rút ra được bài học về đạo lý làm người.

Một lòng ưu ái dân tộc

Lo nước vui sau giữ nếp nhà.

(Đọc thơ Ức Trai)

Với ý thức học tập và phát huy những giá trị truyền thống lịch sử dân tộc, quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh đã sớm đề ra Đề cương văn hoá của Đảng, năm 1943; quyết định thành lập Ban Văn - Sử - Địa trực thuộc Trung ương (1953), Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng (1962) và góp phần vào việc ra đời Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1965), cùng với việc xuất bản nhiều cuốn sách quan trọng về đất nước Việt Nam như: Lịch sử Việt Nam, lịch sử 80 năm chống thực dân Pháp, Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, Địa lý Việt Nam, Lịch sử văn học Việt Nam…Ảnh hưởng của những cuốn sách nói trên ở trong nước và trên thế giới, có ý nghĩa và tác dụng vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nhiều thập kỷ.

Với anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, đồng chí Trường Chinh đã nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những tư tưởng, lý luận, kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh giữ nước của Người.

Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ, anh dũng chống thực dân pháp quay lại xâm lược Việt Nam, ngay sau Cách mạng tháng Tám 1945, đồng chí đã đọc, nghiền ngẫm nhiều sách quân sự, binh thư, binh pháp cổ, kim, Đông, Tây trong đó có sách của Tôn Tử, Gia Cát Lượng (Trung Quốc), Clausewitz (Đức), sách và bài viết của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung (Việt Nam)…và sau đó là các sách về chiến tranh cách mạng, chiến tranh bảo vệ quốc, chiến tranh du kích của các tác giả Xô Viết (Liên Xô cũ).

Có lần, tại ngôi nhà 47 phố Hàng Chuối (Hà Nội) cuối năm 1945, đồng chí nói: “Dù ta không muốn nhưng cũng khó tránh khỏi đánh nhau với bọn hiếu chiến thực dân Pháp. Chúng ta buộc phải cầm súng đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc vừa mới giành được…Ta phải học tập ông cha ta như Tràn Hưng Đạo, Lê Lơi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…làm sao mà một nước nhỏ có thể thắng được nước lớn kéo quân đến xâm lược nước ta”.

Thời kỳ này, từ những cuốn sách đã đọc, với lập trường, tư tưởng phương pháp luận Mác xít, với tinh thần chủ động sáng tạo, đồng chí Trường Chinh đã viết nhiều bài trên báo Sự thật, từ số 70 đến số 81 và nhân dịp kỷ niệm lần thứ hai ngày Nam Bộ kháng chiến, đồng chí đã sửa chữa, bổ sung và in thành tác phầm Kháng chiến nhất định thắng lợi (Nxb Sự thật - 1974). Trong cuốn sách trên, đồng chí ca ngợi “Thời Trần có nhiều tướng tài, mưu hay, mựo giỏi”.

Từ Binh thư, Binh pháp và kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh giữ nước của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, đồng chí Trường Chinh đã rút ra được nhiều bài học có giá trị thực tiễn thời chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc như tư tưởng một nước nhỏ có thể thắng được nước lớn kéo quân sang xâm lược, khi tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa - chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, xây dựng an toàn khu, căn cứ, hậu phương vững mạnh; tiến công thế thủ không sơ hở, đánh vào hậu phương của địch, biến hậu phương của địch thành tiên phương của ta, kết hợp sức mạnh ba thứ quân: du kích, địa phương, quân chủ lực đánh địch, kết hợp đánh và đàm…Khái quát hơn là đánh thắng địch trên các mũi tiến công chính trị, quân sự, ngoại giao, kết hợp mưu trí và chủ nghĩa yêu nước anh hùng của toàn dân tộc, phát huy mọi nguồn lực, nội lực và ngoại lực trong chiến tranh giữ nước, chiến tranh giải phóng, chiến tranh cách mạng dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội.

Những tư tưởng trên đã thể hiện một phần trong Chỉ thị toàn dân kháng chiến ngày 22-12-1946 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, do đồng chí Trường Chinh soạn thảo. Bản chỉ thị vạch rõ: “Mục đích: đánh phản động thực dân Pháp xâm lược, giành thống nhất và độc lập; tính chất; chính sách: đoàn kết chặt chẽ toàn dân, thực hiện toàn dân kháng chiến, đoàn kết với Miền, Lào và thân thiện với các dân tộc yêu chuộng tự do, hoà bình, liên hiệp với nhân dân chống Pháp chống phản động thực dân Pháp; cách đánh: triệt để dùng du kích, vận động chiến, bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài, phá hoài nhiều hơn bắn, triệt để làm cho địch đói khát, què, mù, điếc, câm, tiêu hao, mỏi mệt, chán nản. Vừa đánh vừa vũ trang thêm, vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”. Tư tưởng trên ngày cáng phát triển hoàn thiện trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội.

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, ngay từ trước cách mạng tháng tám, nhìn thẳng vào thực trạng nước ta, đồng chí Trường Chinh hiểu rất rõ, dân tộc Việt Nam phải chống giặc ngoại xâm, giặc đói, giặc dốt, đồng thời với chiến tranh cách mạng là cách mạng xã hội, cách mạng tư tưởng văn hoá. Đồng chí đã viết Đề cương văn hoá (1943).

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí viết Chủ nghĩa Mác và vấn đề hoá Việt Nam - Báo cáo tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ hai, từ 16 đến ngày 20-7-1948. Bản báo cáo đã giải thích rõ lập trường và quan điểm của Đảng về văn hóa Việt Nam và đề ra phương hướng hoạt động của Mặt trận văn hoá trong giai đoạn mới.

Lập trường, quan điểm, phương hướng hoạt động tư tưởng, văn hoá, văn nghệ của Đảng ta được đồng chí trình bày tiếp trong ba bài nói chuyện tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (1957), lần thứ ba (1962), lần thứ tư (1968); Bài phát biểu về cách mạng tư tưởng và văn hoá (nhân kỷ niệm 40 năm Đề cương văn hoá của Đảng, năm 1983), Bài “Cùng bạn đọc” (tựa tập thơ Sóng Hồng, 1966) và nhiều bài thơ, bài văn, bài báo.

“Mười tám điều tự răn trong khi viết văn” của đồng chí Trườg Chinh tuy ngắn gọn, song cũng bao hàm tinh thần, phương châm “Dân tộc hoá, khoa học hoá, đại chúng hoá”. Đồng chí tự khuyên mình và cũng là tri âm với đồng chí, đồng nghiệp: “Không được xa rời truyền thống văn chương quý báu của dân tộc”, “Không được coi thường vốn văn hoá của dân tộc”, “Không viết một câu sai ngữ pháp Việt Nam”…

Về phương diện lý luận văn hoá, văn nghệ Việt Nam, đồng chí Trườg Chinh đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

1. Văn hoá Việt Nam xưa và nay trong ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Quốc và văn hoá Pháp, văn hoá Việt Nam vẫn giữ gìn bản lĩnh, bản sắc dân tộc của mình.

2. Đánh giá đúng đóng góp của các danh nhân văn hoá, văn nghệ Việt Nam và toàn dân tộc trong trường kỳ lịch sử, đặc biệt thời kỳ phong kiến tự chủ và thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

3.Đánh giá đúng đắn những hiện tượng văn hoá phức tạp: phong trào Thơ mới, Tự lực văn đoàn, văn học công khai 1941 - 1945, nhóm Nhân văn giai phẩm…

4. Quan điểm cơ bản, nguyên tắc của nền văn hoá, văn nghệ mới với nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng, quan điểm tính Đảng cộng sản và tự do sáng tác, phê bình và tự phê bình trong văn hoá, văn nghệ, thể thao chiến tranh cách mạng như thế nào cho đúng, bảo vệ truyền thống và phát triển nghệ thuật dân tộc, lý luận về thơ truyền thống và hiện đại, về phổ cập và nâng cao…

Với quan điểm kế thừa và phát huy các giá trị tinh hoa trong văn hoá nghệ thuật dân tộc, ngay từ đầu thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,  cùng với việc đánh giá cao thiên tài quân sự và lý luận Binh thư, Binh pháp của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, đồng chí Trường Chinh đã khẳng định “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo là một tác phẩm cổ điển, tinh hoa của nền văn nghệ dân tộc.

Trong tác phẩm Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, đồng chí viết: “Những tác phẩm cổ điển là tinh hoa của nền văn nghệ dân tộc, qua nhiều thế kỷ, do đời sống và tiếng nói dân tộc ngày một phong phú mời dần dần tạo nên. Chúng ta quý trọng Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Trãi, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu…Mỗi tác giả với thiên tài của mình và giới hạn của thời đại, phản ánh một thời kỳ lịch sử, đánh dấu một bước tiến của văn học, làm giàu thêm cho tư tưởng, tình cảm và tiếng nói Việt Nam”.

“Hịch tướng sĩ” của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo với lòng căm thù quân xâm lược cháy bỏng, ý thức tự hào về Tổ quốc, ý thức về bổn phẩn bảo vệ Tổ quốc giống nòi, gìn giữ danh dự Tổ quốc, danh dự tướng sĩ, danh dự làm người, với giọng văn đanh thép, sấm sét trên từng câu chữ, lan toả hào khí Đông A, đã in dấu ấn rất đậm nét trong tư tưởng, tình cảm tiếng nói Việt Nam.

Phát huy hào khí Đông A trong “Hịch tướng sĩ” của anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, với bút danh Sóng Hồng, đồng chí Trường Chinh đã sáng tạo nhiều bài thơ đánh giặc cứu nước, động viên toàn dân, và cả những người thân, tham gia, đóng góp cho thắng lợi cuối cùng của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến công Bạch Đằng giang bất tử, chiến công ở cửa biển Vân Đồn, tên tuổi vủa vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo được trân trọng khẳng định, nêu gương ngợi ca trong các bài thơ Là thi sĩ, Đứng lên!, Thăm vịnh Hạ Long, Tết Mậu Thân, Xuân đại thắng của nhà thơ Sóng Hồng.

Sau hiệp định Pari được ký chính thức vào ngày 27-1-1973, đế quốc Mỹ phải rút quân về nước, chính quyền bù nhìn nguỵ Sài Gòn sắp đến ngày sụp đổ. Ngay năm đó, dự báo tươg lai ngày vui đại thắng sẽ tới, đồng chí đã tưởng tượng.

Hôm nay, Trưng Vương, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung

Mừng rơi nước mắt.

Bởi giống nòi dũng cảm, con cháu anh hùng

(Xuân Đại thắng)

Chiến lược cách mạng, tư tưởng văn hoá ở Việt Nam nhằm vào nhiều mục tiêu: đánh giặc giữ nước, dựng nước, đổi mới đất nước…và trước hết là hình thành người Việt Nam mới của thời đại mới, người Việt Nam tiên tiến và kết tinh những giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc. Trong tu dưỡng học tập công tác phấn đấu của toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, quân dân…trên hành trình cách mạng, đồng chí Trường Chinh tin tưởng, dười ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa xã hội, người Việt Nam mới đã và đang hình thành và có chung nhận thức:

Chúng ta con cháu Lác Hồng

Nóng trong người dòng máu

Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung

Nóng trong người dòng máu Hồ Chí Minh

Đang xây đắp chiến công của thời đại mới.

(Tết Mậu Thân)

Giá trị khẳng định, bao quát, gợi mở, định hướng từ những dòng thơ trên sẽ còn đi mãi với chúng ta trong tương lai.

Con người Việt Nam mới không tách rời cội nguồn. Đồng chí Trường Chinh, người cộng sản kiên cường, mẫu mực, có tình cảm chân thành sâu lắng với quê hương, thuỷ chung son sắt.

Những năm hoạt động cách mạng bí mật thời kỳ trước cách mạng tháng Tám, những năm hoà bình, những năm chiến tranh, những năm khó khăn và đổi mới và chuẩn bị “đi xa vào cõi vĩnh hằng”, đồng chí vẫn thường xuyên quan tâm, đi về, đóng góp cho quê hương, xây dựng phong trào cách mạng, tham dự Đại hội đảng bộ tỉnh, xem vở chèo “Trần Quốcc Toản ra quân”, thăm các di tích lịch sử, văn hoá: Chùa Keo, chùa Tháp, đền Trần, đền Cố Trạch, đền và chủa Lộc Hạ, đồng chí xem xét từng viên ngói, từng viên gạch, chân cột, thềm đá được chế tạo từ thời Trần và đọc kỹ thơ, văn, đại tự, hoành phi, câu đối về thời Trần, về anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Từ những năm20 của thế kỷ XX cho đến ngày nay và mai sau, cuộc đời, sự nghiệp, phong cách, nhân cách của đồng chí Trường Chinh đã cổ vũ, động viên rất nhiều thế hệ quyết tâm, vững chí, phấn đấu kiên cường dưới ngọn cờ cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại.

Đồng chí Trường Chinh là danh nhân lịch sử, danh nhân chính trị, danh nhân văn hoá Việt Nam thế kỷ XX.

Tám mươi mốt tuổi qua đời (1970 - 1988), sáu mươi ba năm hoạt động cách mạng kiên cường và liên tục, đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày 20 tháng tám (ân lịch) là ngày giỗ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo cũng là ngày giỗ đồng chí Trường Chinh.

Ngày 20-8-1988 (Mậu thìn, tức lày ngày 30-9-1988), đồng chí Trường Chinh qua đời.

Cuộc đời và sự nghiệp, công lao và nhân cách của hai danh nhân quê hương Nam Định với lẽ sống chí trung, đại nghĩa, tâm hồn cao khiết, sự nghiệp muôn năm mãi sáng ngời.

Tháng 9 - 2006

TRẦN QUANG VINH

(Hào khí Đông A - Thông tin họ Trần Việt Nam tháng 10 năm 2007, trang 26)

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:36:59 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb