HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Đình Phả Lê thờ Thành Hoàng Làng Đặng Hoàng Ân ...

5/27/2011 10:34:13 AM
  
 
 

ĐÌNH PHẢ LÊ

(THỜ THÀNH HOÀNG LÀNG ĐẶNG HỒNG ÂN)

 

Đình thôn Phả Lê, xã Việt Hưng (Văn Lâm) là nơi thờ Đặng Hồng Ân, một trong 3 tướng tài của vua Hùng Duệ Vương thứ 18. Phí trước đình có ao lớn và lạch nước cạnh ao tạo thành dải đất chạy dài theo kiểu "rồng thuỷ", giữa có một gò đất nổi. Phía sau đình có con đường tự nhiên hình thành "con xà"  bao bọc xung quanh. Với vị trí đó, đình Phả Lê như được đặt trong thế đắc địa "long xà hợp thành" con cháu được phúc trạch bền vững. Nhìn tổng thể, đình Phả Lê là một kiến trúc cổ khá đẹp. Qua nhiều lần tu sửa, dấu tích kiến trúc hiện nay có đặc điểm mỹ thuật thời Nguyễn thế kỷ 18 - 19. Kết cấu mặt bằng theo kiểu chữ Đinh. Điêu khắc mỹ thuật còn tương đối đồng bộ. Soi mình dưới bóng nước của một ao lớn, đình Phả Lê là một công trình kiến trúc cổ khá đẹp. Toàn bộ công trình gồm 2 lớn nhà nối liền nhau kết cấu kiểu chữ Đinh gồm đại bái và hậu cung. Toà đại bái kết cấu kiẻu trụ vuông, hệ thống mái mở rộng thượng tam hạ tứ tạo dáng lòng thuyền. Hậu cung nối liền với đại bái bằng kết cấu chèo góc chạy từ đầu 2 cột cái gian giữa về phía sau mở không gian thờ tự chính 3 gian. Kết cấu chính hậu cung theo kiểu chồng giường.

Điêu khắc mỹ thuật tập trung khai thác thể hiện ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo như tứ linh, tứ hiếu…. Tại mặt chính các bức cốn là mảnh chạm khắc long quần tạo nên không gian thiêng nơi thờ tự. Mặt bên của 2 bức cốn chạm khắc sinh vật cảnh chim, thú, hoa, lá đại diện cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông khá sinh động.

Tại gian trung tâm với kết cấu chồng giường, các nghệ nhân xưa đã khéo léo chạm khắc tinh xảo những con vật linh như đầu rồng, long mã thể hiện rõ nét mỹ thuật thời Hậu Lê. Về bố cục, các bức chạm khắc trang trí thường theo quy luật cân đối, đăng đối  với sự trang trọng trong không gian thờ tự. Về kết cấu công trình các nghệ nhân xưa đã sử dụng điêu luyện kỹ thuật chạm bong kênh, chạm lông vào chạm thủng. Các khối lớn như đầu rồng, đầu long mã đều được bố trí ghép mộng khéo léo. Hệ thống con giường khoẻ chắc cân đối gỡ đấu sen tạo thành từng lớp khác nhau đỡ hoành mái được sử dụng mộng tinh xảo chắc chắn. Do đó mặc dù tồn tại hàng trăm năm nhưng công trình bền vững. Đặc điểm chung trong kiến trúc đình Phả Lê là kết cấu vì đơn giản song lại rất cầu kỳ trong điêu khắc. Ngoài việc tập trung thể hiện điêu khắc trang trí dân gian trung tâm thì các mảng phía trước và hai đầu hồi lại rất thoáng. Trên cơ sở đó không gian thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng được khai thác tối đa.

 Như nhiều di tích ở đồng bằng Bắc bộ, hàng năm vào dịp mùa xuân, nhân dân thôn Phả Lê tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm ngày ra đời của đức thành hoàng Đặng Hồng Ân, người có công tham gia dựng nước trong thời đại Hùng Vương. Lễ hội kéo dài từ 4-  15 tháng giêng với nhiều hoạt động tế lễ, trò chơi dân gia mang giá trị văn hoá dân tộc đậm nét. Hiện tại đình Phả Lê và trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương và khu vực.

Với những giá trị của di tích, di tích được xếp hạng quốc gia thuộc loại hình di tích lịch sử - văn hoá.

Đặng Đình Thành(Stầm)

(Đào Doan - Báo Hưng Yên ngày 31/1/2006)

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:34:13 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb