Đặng Hữu Phổ và Phong trào Cần Vương ...
Đặng Hữu Phổ và Phong trào Cần Vương ... | ||
Đặng Hữu Phổ và Phong trào Cần Vương ở Thừa Thiên - Huế
Đặng Hữu Phổ là con trai trưởng trong 4 người con của hai vợ chồng Phò mã Đặng Huy Cát và Công chúa Tĩnh Hoà (con gái thứ 34 của vua Minh Mạng). Ông chào đời vào giờ Dần (từ 5-7h sáng) ngày 29-9 năm Giáp Dần, Tự Đức thứ 7 (tức ngày 19-1-1845) tại làng Bác Vọng. Năm 24 tuổi, ông thi đỗ cử nhân khoa Mậu Dần (1878) được bổ chức Thị Độc học sĩ Viện Hàn lâm, kết duyên với bà Tôn nữ Thị Hiệp, người hoàng tộc. NGÔ MINH THUẤN
Xuất thân từ một gia đình như thế, nếu ngôi yên mà hưởng lộc thì ai bảo cha nào con nấy, vợ chồng ấy không vinh hoa phú quý. Nhưng người xưa đã nói: “Nhà nghèo mới biết con hiếu thảo, nước loạn mới biết tôi trung” (Gia bần tri hiếu tử, Quốc loạn thức trung thần), tình hình nước ta nói chung, triều đình Huế nói riêng vào những năm của thập niên 80 thế kỷ XIX đang trải qua nhiều biến cô bi hùng…. Sau khi chiếm Nam kỳ lục tỉnh, đặt xong guồng máy thống trị, thực dân Pháp không thành công trong 2 lần xâm lược Bắc kỳ. Chúng toan tính phải nắm lấy “đầu não” mới yên mọi việc, bèn điều quân đánh vào Huế, vừa lúc vua Tự Đức băng hà (17-7-1883), đồn Thuận An thất thủ (20-8-1883), nhiều tướng sĩ dũng cảm hy sinh (Lê Sĩ, Lê Chuẩn, Lâm Hoằng, Trần Thúc Nhẫn…). Triều đình Huế bối rối đành chịu thương lượng và ký tờ điều ước 27 khoản (26-8-1883 điều ước Hắc - Măng), rồi năm sau sửa đổi một số nội dung thành 19 khoản (6-6-1884 điều ước Patơnốt) thuộc phạm vi “Hoàng đế An Nam” chỉ còn lại từ Thanh Hoá đến Bình Thuận, nhưng cũng do Pháp bảo trợ, thực chất là đô hộ… Nhưng một bộ phận yêu nước chủ chiến ngay trong triều đình Huế đứng đầu là Tôn Thất Thuyết, đã nhất quyết không can tâm đầu hàng như thế, nên tích cực chuẩn bị lực lượng. Một mặt ông sẵn sàng truất bỏ và giết chết các vua chủ hoà, thân Pháp, tạo nên tình huống “Tứ nguyệt Tam vương”, cuối cùng đưa Ưng Lịch lên ngôi (31-7-1884) lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Mặt khác ông mộ trai tráng dũng cảm và lấy chân tay thân tín lập đội Phấn Nghĩa Quân, do Vệ uý Trần Xuân Soạn chỉ huy, hoạt động bên trong kinh thành; lại lập đội Đoàn Kiệt Quân, do Đặng Huy Cát và Hầu Chuyên - cháu của vua Minh Mạng phụ trách, hoạt động bên ngoài; đồng thời cử Đặng Hữu Phổ làm Hiệu uý, đôn đốc xây dựng Đồn Sơn phòng Tân Sở miền núi rừng Quảng Trị, chuẩn bị căn cứ cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp. Trước sự thách thức ngạo mạn và ý đồ đen tối của tướng Roussel De Courey mới được bổ sung cầm quyền, cuộc binh biến nổ ra. Khoảng 1h sáng ngày 23-5 năm Ất Dậu (5-7-1885) Tôn Thất Thuyết ra lệnh cho quân Phấn Nghĩa tấn công Pháp cả hai mặt: Toà Khâm sứ (Trường Đại học Sư phạm Huế ngày nay) và đồn Mang Cá. Cùng lúc hai cha con Đặng Huy Cát và Đặng Hữu Phổ chỉ huy quân Đoàn Kiệt đánh vào Nha huyện Quảng Điền bấy giờ đóng tại làng Hạ Lang (nay là trụ sở UBND xã Quảng Phú). Kết cục như ai cũng biết, thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, đốt nhà giết người khắp trong vùng kinh kỳ! Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi xuất bôn ra phía Bắc, mở đầu cho phong trào Cần vương rộng lớn trên khắp cả nước. Ở phía Bắc, cuộc tấn công của hai cha con Đặng Huy Cát, Đặng Hữu Phổ ngay từ phút đầu đã bị bẻ gãy, cả hai cha con ông bị bắt giải về Huế. Sách “Hợp tuyển thơ văn yêu nước”[1] nơi họ bị Đặng Huy Xán (2) phản bội, nên đã mật báo trước với bọn Pháp, không rõ theo nguồn tin nào, nhưng có thể đúng, vì sau vụ việc ấy. Huy Xán được thưng bổ chức án sát tỉnh Bình Định, nhưng trên đường đi nhậm chức, ngang qua tỉnh Quảng Ngãi thì cả đoàn bị quân Cần vương giết chết. Nguyễn Văn Tường lúc này đã theo Pháp, đang ra sức bình định và chiêu an. Thấy gia đình ông là rể và cháu ngoại của vua Minh Mạng, nên càng cố ý mua chuộc ông hàng phục để làm lá bài chính trị hòng lung lạc ý chí và tinh thần của các sĩ phu trong cả nước đang đứng lên hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp. Ông bất khuất, chỉ xin tha cho cha, còn mình nhất định chịu chết chứ không theo Pháp. Cũng sách “Hợp tuyển” vừa dẫn viết: “Triều đình Đống Khánh mua chuộc ông, quân Pháp tra tấn ông cực kỳ dã man, nhưng ông không chịu khai một lời, chúng liền đem ông đi xử tử”. Nguyễn Văn Tường đem Đặng Huy Cát và Đặng Hữu Phổ ra xử ở Thương Bạc rồi cho người đến đốt nhà của cha con ông”. Kho sách “Đặng gia tàng thư” của Đặng Văn Hoà (ông nội của Đặng Hữu Phổ và bác của Đặng Huy Trứ) để lại bị cháy rụi. Đặng Huy Cát chịu án trảm giam hậu, Đặng Hữu Phổ bị án xử tử. Ngày 20-7 năm Ất Dậu (19-8-1885), người con yêu nước của vị Phò mã Đô Uý, của quê hương Quảng Điền thọ hình tại bến đò Quai Vạc bên bờ sông Bồ (quê hương ông), năm ấy ông vừa tròn 31 tuổi. Trước khi chết, ông để lại bài thơ tuyệt mệnh “Lâm hình thời tác”. “Tuyệt đại tài hoa tin thử thân Nhất sinh trung hiếu khuất nhi thân Nhi kim chính khi hoàn thiện địa Tính phách thường tuỳ quân dư thân”(4) Dịch: Làm lúc sắp bị hành hình “Vượt hẳn tài hoa rất tự tin Một đời trung hiếu dám nào khinh Mà nay chính khí trao đời đất Hồn vẫn vua, cha quân quýt tình” (Bản dịch của Việt Thao) Cha ông Đặng Huy Cát bị giam vào ngục tối. Sau khi lên ngôi, vua Thành Thái mới xoá án (1892), ông trở về quê cũ, không quên mối thù mất nước, mất con đã chiêu mộ dân quanh vùng đến chân núi Thất Giới (xã Hương Xuân, huyện Hương Trà) khai khẩn lập ra ấp Thanh Khê, rồi ở luôn tại đó. Ông đắp nghĩa đàn để thờ chung những người yêu nước hy sinh trong phong trào Cần Vương, lại tổ chức rèn luyện võ nghệ binh thư cho trai tráng, hẳn mong vùng lên lấy lại non sông. Ngày 29-11 năm Kỷ Hợi (31-12-1899) ông qua đời tại đó. ĐẶNG VĂN LÁI-HP (ST) |
Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:33:06 AM
-
Các tin khác
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐẶNG CAO KHÔI TẠI LÀO CAI 09/10/2019
- VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG 20/09/2019
- Các danh nhân tiêu biểu của họ Đặng dòng Lương Xá 31/10/2018
- Đặng Đại Độ - một vị quan thanh liêm, dũng cảm trị tội kẻ càn quấy 31/10/2018
- ĐOÀN KẾT DÒNG HỌ - KHÔNG THẾ LỰC NÀO PHÁ VỠ ĐƯỢC 31/10/2018
- Giỗ tổ Đặng Hiên tại Thành Phố hạ Long 31/10/2018
- Chuyện về Họ Đặng ở Lào Cai 31/10/2018
- Bài test 002 19/07/2018
- GS. Đặng Vũ Khiêu: Bền bỉ đồng hành cùng dân tộc 28/05/2014
- Chúc thọ cụ Đặng Văn Hòa - chiến sĩ cách mạng cựu nhà tù Côn Đảo 28/05/2014
- Hội thảo: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng 28/05/2014
- Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp 28/05/2014