HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

THƯ CỦA ÔNG LƯU TRANG

5/27/2011 10:28:14 AM
  
 
TRÍCH THƯ CỦA ÔNG LƯU TRANG
 

( Gửi Ban thường trực Hội đông Gia tộc họ Đặng Việt Nam và ông Đặng Kim Ngư)

 
Cầu Giẽ, ngày 20 tháng 7 năm1997

Kính gửi

- Ông Đặng Kim Ngư

- Hội đồng Gia tộc họ Đặng Việt Nam

- Cùng toàn thể bà con

Tôi là Lưu Trang 67 tuổi, là giáo làng đã nghỉ hưu. Hiện thư kí Hội Người cao tuổi thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên , huyện Phú Xuyên , tỉnh Hà Tây( ở cách Hà Nội 40km về phương Nam. Ngay đầu câu Giẽ, phía Tây Bắc quẹo vào là đầu làng. “ Cô gái Suối Hai, chàng trai cầu Giẽ”, nhạc phẩm của Nhật Lai năm 1967 nói về cây cầu này).

 
Thưa ông và quý tộc

Nhận được thư ông từ lâu, nhưng vì bận lễ hội 12/6 âm, Kị nhật ngày sịnh ra vị Thành hoàng làng. (Con thứ Vua Hùng Huy Vương thứ 8. Mộ vương phụ ở đỉnh Thượng, Đền Hùng, Phong Châu ). Do vậy, hôm nay mới có hồi âm, rất mong được thứ lỗi về sự chậm chạp này .

Xin thưa:

Nói về dòng họ Đặng hiện còn ở đây, không biết sẽ phải dùng bao nhiêu giấy mực, biết mấy thời gian, Tôi chỉ xin tóm lược như sau:

 
Di tích về họ Đặng:

1. Ngôi đình 5 gian 2 vải vũ, do Ứng quận công. Đại tư đồ- Tiến sĩ Đặng Đình Tướng (Bác ruột Đại đô đốc Đặng Tiến Đông) cung tiến về làng vào năm Lê Chính Hòa thứ VII – 1686. Đã được cấp bằng xếp hạng Lịch sử- Văn hóa số 3.211/QĐBT ngày 12/12/94.

2. Bia đá đứng trên lưng con rùa , cao 210cm , ngang 110cm, dầy 15cm, tạo vào thời Lê Phúc Thái thứ V- 1647 để ghi ân dòng họ Đặng .

3. Ngôi mộ “cụ Tổ” cụ “ Thủy Tổ” ( chữ của Liêm Quận Công- Phò mã- Đặng Thế Khoa và Đại đô đốc Đặng Tiến Đông, dùng ở trang 54 và 235 bộ Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục. Hiện lưu ở Viện Hán Nôm, ký hiệu A633/163. Đã được Ngô Thì Nhậm đề tựa, Phan Huy Chú hiệu đính.

4. Ngôi chùa Phúc Am Tự ( dân quen gọi tắt là chùa Am), do họ Đặng xây lên trên gò, có mộ cụ Tổ và thân phụ Đặng Điện ở dưới. Chùa đã bị giặc Pháp phá, nhưng mộ quê tôi vẫn giữ gìn.

5. Phủ từ thờ cụ Thuỷ Tổ Nghĩa Quốc Hậu trạch công Đặng Huấn, do vua Lê Duy Hựu và cháu ngoại là Thanh đô vương Trịnh Tráng ban1330 lạng bạc và 50 mẫu ruộng . Rồi sai cháu nội cụ Huấn là Doanh quận công- Phò mã- Đặng Thế Tài về xây dựng Phủ ấy. Phan Huy Chú ghi ở “Lịch triều hiến trương loại chí phần “Dư địa chí” trang 85 quyển 1 rằng:

“ Làng Thịnh Đức kinh đường là quê hương họ ngoại của Chúa làng Thịnh Đức ở huyện Phú Xuyên là quê quán Họ Đặng , sau rời sang làng Lương Xá huyện Chương Đức( Chương Mĩ ) . Đời đời phát đạt , thịnh vượng . Làng Thịnh Đức có đặt Phủ Thờ …. Nơi đây có khám chủ, đồ tế tự … Ngoài có cổ thụ um tùm. Hai bia Hạ mã hai đầu. Phủ đã bị giặc phá, các già làng ngày ấy còn nhớ đôi câu đối:

- Cư Mạc phù Lê, công tại Hoàng gia, danh tại sử.

- Quang tiền Du Hậu, sinh vi lương tướng , tử vi thần.

Nóc phủ có khắc chìm dòng chữ nhỏ “ Phủ đổi lấy phủ mà dựng”. Ai cũng đoán có chon của, nhưng nhà nước đã xây chòm kho lương thực kín lên trên

6. Theo- Nguyễn Thành Thược- Nhà bảo tang Hà Tây đã có ghi được bút tích của cụ Đặng Tiến Đông viết về cụ như sau:

“ Sinh giờ Sửu ngày 2/5 - Mậu ngọ tức ngày 18/6/1738 tại Thịnh Phúc xã Hạ thôn huyện Phú Xuyên. Lên 9 tuổi thân phụ gửi học thầy đồ họ Doãn tên Xá ở Chùa Thuỷ Lâm làng Lương Xá, Chương Đức”.

Nếu chỉ tính từ cụ Đặng Huấn được dắt đến đây(1519 + 4 năm tuổi). Cho đến đời cụ Đặng Tiến Đông cũng đã gần ba trăm năm chon rau, khởi nghiệp, làm nên, để mộ ở hạ thôn này…

….Những vị đã về nghiên cứu nguồn gốc họ Đặng, mộ Tổ và ngôi đình . Nếu gặp các cụ họ ta sẽ hỏi han thêm.
 
    1. GS sử học Trần Quốc Vượng
    2. GS.TS Đặng Ứng Vận( họ nhà đấy)
    3. PTS. Trần Lâm Biền
    4. TS chuyên gia Hán Nôm- Đỗ Thị Hảo
    5. PTS Lâm Mỹ Dung
    6. Viện sử học - Nguyễn Quang Trung
    7. Viện mỹ thuật- GS- Nguyễn Tiến Cảnh
    8. Viện mỹ thuật- GS-Nguyễn Du Chi
Thay mặt ban chấp hành phụ lão

Lưu Trang

(Kính cẩn sưu tầm - Chú thích và viết chữ )

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:28:14 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb