Hỏi đáp Đặng Gia Phả Ký Phần 2
Hỏi đáp Đặng Gia Phả Ký Phần 2 | ||
PHẦN IIVỀ CUỐN ĐẶNG GIA PHẢ KÝ. Hỏi: Cho biết đôi điều về cuốn Đặng gia phả ký ? Đáp: Đặng gia phả ký là cuốn sách gồm 2 bộ phả viết về họ Đặng Lương Xá từ thế kỉ XVIII, hiện đang lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm, năm 2000 Viện đã ấn hành bản dịch ra tiếng Việt của nhóm PGS Trần Lê Sáng và hai ông Nguyễn Huy Thức, Nguyễn Hữu Tưởng. Hai bộ phả đó là: - Đặng gia phả hệ toàn chính thực lục, do Đại đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Đông biên soạn năm 1792. - Đặng gia phả ký tục biên biền thuyết, do Tham đốc Hiển Trung hầu Đặng Đình Quỳnh biên soạn năm 1763. Bộ của cụ Đình Quỳnh viết trước 29 năm, nhưng cơ quan lưu giữ đóng ở cuối sách. Hỏi: Họ Đặng Lương Xá có bao nhiêu tộc phả? Đáp: Hiện nay họ Đặng Lương Xá còn giữ được 3 bộ phả. - Hai bộ như trên đã nói viết bằng chữ Hán, được lưu giữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm và ở một số chi họ, hai bộ được đóng làm một ngoài bìa mang tiêu đề Đặng gia phả ký . Bản dịch được xuất bản và phát hành rộng rãi. - Một bản bằng chữ Việt là bộ Đặng thế gia phả ký do cụ Đăng Văn Phái – một nhà báo quê ở xã Thuỵ Hương, huyện Chương Mĩ, biên soạn năm 1938. Năm1998, HĐGT họ Đặng vùng Lương Xá đã lấy bản do chính cụ Đặng Văn Phái đánh máy và hiện còn ở Chương Mĩ, tham khảo bản do con cụ ấn hành ở Miền Nam trước năm 1975 để chỉnh lý, đánh máy và phát hành rộng rãi Trong bài Lời nói đầu quyển Tục biên cụ Đình Quỳnh cho biết trước năm 1763 dòng họ đã có 4 bộ phả cùng lưu hành: - Phả do cụ Liêm quận công Đặng Thế Khoa viết năm 1654 còn gọi là Phả năm Giáp Ngọ. - Phả do cụ Ứng quận công Đặng Đình Tướng viết năm 1686 còn gọi là Phả năm Bính Dần . - Phả chi Ất do một quan trí sĩ ở xã Cổ Đội viết theo bài Tựa của Đặng gia phả ký tục biên do cụ Đặng Đình Quỳnh viết năm 1763 thì cụ Đặng Đình Tướng được đọc bộ phả này 43 năm sau khi cụ viết phả: 1686 + 43 = 1729. - Cùng năm 1729, cụ Đình Tướng sai con là Đình Quỳnh viết phả. Tới năm 1763 cụ Đình Quỳnh viết Tục biên nối tiếp phả do cụ viết năm 1729. Bài Gia phả chung quyển luận do cụ Thế Khoa viết năm 1654 mở đầu bằng câu: “Tổng gộp hai phả ghi trước và sau này mà xem…” chứng tỏ trước năm 1654 dòng họ đã có ít nhất hai bộ phả. Tóm lại, trong hai thế kỉ XVII – XVIII dòng họ Đặng Lương Xá đã có ít nhất 8 bộ phả: - 2 bộ viết trước năm 1654 được nhắc trong bài Gia phả chung quyển luận. - 1 bộ do cụ Thế Khoa viết năm 1654. - 1 bộ do cụ Đình Tướng viết năm 1686. - 1 bộ phả chi Ất cụ Đình Tướng được đọc năm 1729. - 2 bộ do cụ Đình Quỳnh viết năm 1729 và 1763. - 1 bộ do cụ Tiến Đông viết năm 1792. Tính cả bộ do cụ Phái viết năm 1938 thì dòng họ đã có ít nhất 9 bộ phả, ngày nay còn 3 bộ. Hỏi: Xin nói rõ về tác giả viết về Đặng gia phả ký ? Đáp : Đặng gia phả ký gồm hai bộ phả do hai tác giả viết. Tôi chỉ nói về bộ của cụ Tiến Đông. Tư liệu về cụ Tiến Đông hiện nay còn lại rất nhiều nhưng hiểu về cụ chưa được đầy đủ. * Đặng gia phả ký trang 356 dòng 3-8 cho biết cụ là con trai thứ 8 của cụ Dận quận công Đặng Tiến Miên do cụ bà thiếp Phạm Thị Yến sinh ngày 2 tháng 5 năm Mậu Ngọ (1738). Tên cụ gọi là Đông, lúc mới sinh viết là sau viết là * Cùng sách, trang 353 dòng 1-4 viết “Năm Đinh Mão, Cảnh Hưng thứ 8 (1747) lúc đó Tiến Đông 10 tuổi, vâng mệnh cha mẹ về chùa Thuỷ Lâm ở làng quê Lương Xá theo học Doãn Xá tiên sinh”. * Năm 1998, cụ Đặng Xuân Tường họ Đặng ở Vị Thượng, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trao cho tôi tài liệu Sơ lược tiểu sử Đặng Tiến Đông cho biết: - Năm 1763, cụ 26 tuổi thi võ đỗ Tạo sĩ ra làm quan. - Năm 1782, cụ 45 tuổi phải bỏ quan đi trốn để tránh sự truy quét của chúa Trịnh Khải. * Năm 1998, cụ Đặng Thao họ Đặng xã Diễn Lợi, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho biết: “Phả họ Đặng xã Diễn Lợi viết cụ tổ Thiệu Trung hầu Đặng Đình Thiệu cùng 30 người họ Đặng bị chúa Trịnh Khải chém tại xã Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong khi hộ tống bà Vương phi đi trốn” . Cụ Thao cho biết thêm “theo di ngôn, bà vương phi tên là Đặng Thị Huệ” Tra trong Đặng gia phả ký , cụ Đình Thiệu là con trai thứ hai cụ Tiến Miên và là anh trai cụ Tiến Đông. Đây là một nguyên nhân khiến cụ Tiến Đông bỏ quan đi trốn. * Cuốn Việt sử cương mục tiết yếu (NXB Khoa học xã hội - 2000) của Đặng Xuân Bảng, trang 602 viết đại ý: Năm 1782, con trưởng chúa Trịnh Sâm là Trịnh Khải dựa vào quân Tam Phủ giành lại ngôi chúa từ tay em là Trịnh Cán do Tuyên phi Đặng Thị Huệ sinh ra. Sau khi giết Phụ chính Hoàng Đình Bảo và bắt Tuyên phi Đặng Thị Huệ, quân Tam Phủ lùng bắt các quan họ Đặng và họ Hoàng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cụ Tiến Đông bỏ quan đi trốn. * Truyện tranh Đặng Tiến Đông (NXB Kim Đồng - 1974) của Hà Ân cho biết năm 1786 cụ Tiến Đông đang ở quê, buộc phải ra giúp Trịnh Côn chống lại vua Lê, sau đó cụ vượt biển vào Qui Nhơn theo Tây Sơn. * Tờ sắc năm Thái Đức thứ 10 (15-8-1787) phong cụ Tiến Đông là Đô đốc đồng tri, tước Đông Lĩnh hầu, trấn thủ Thanh Hoa (nay là Thanh Hoá). * Bài văn bia Sùng đức thế tự bi tại chùa Thuỷ Lâm, thôn Lương Xá có đoạn “Năm Mậu Thân đầu đời Quang Trung, quân Bắc sang xâm lược nước Nam, ông ( Đặng Tiến Đông) vâng chiếu cầm đạo quân tiên phong tiến đánh làm cho quân Bắc tan vỡ, ông một mình một ngựa tiến lên trước, dẹp yên nơi cung cấm…” Đối chiếu đoạn văn bia trên với đoạn trong Hoàng Lê nhất thống chí viết về Đô đốc Long đánh đồn Khương Thượng ta thấy cụ Tiến Đông và Đô đốc Long chỉ là một người. * Phả của một số chi họ viết những năm cuối đời của cụ Tiến Đông: Sau chiến thắng quân Thanh, cụ được phong Đại đô đốc, thống lĩnh hiệu Vũ Thắng vệ Thiên Hùng, được vua ban cho làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn, cụ đã chiêu mộ dân trở về làm ăn và miễn thuế cho dân. Khi về trí sĩ cụ quy y Đạo Phật, cúng tiến tiền ruộng và đúc chuông tại các chùa, sửa chùa Trăm Gian và chùa Ba Xã. Cụ mất ngày 15 tháng 4 năm Tân Dậu (1801), thọ 64 tuổi. Cụ được thờ làm hậu Phật ở chùa Thuỷ Lâm và chùa Trăm Gian, tại hai chùa này có bàn thờ và tượng của cụ. Tại chùa Ba X |
Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:12:42 AM
-
Các tin khác
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐẶNG CAO KHÔI TẠI LÀO CAI 09/10/2019
- VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG 20/09/2019
- Các danh nhân tiêu biểu của họ Đặng dòng Lương Xá 31/10/2018
- Đặng Đại Độ - một vị quan thanh liêm, dũng cảm trị tội kẻ càn quấy 31/10/2018
- ĐOÀN KẾT DÒNG HỌ - KHÔNG THẾ LỰC NÀO PHÁ VỠ ĐƯỢC 31/10/2018
- Giỗ tổ Đặng Hiên tại Thành Phố hạ Long 31/10/2018
- Chuyện về Họ Đặng ở Lào Cai 31/10/2018
- Bài test 002 19/07/2018
- GS. Đặng Vũ Khiêu: Bền bỉ đồng hành cùng dân tộc 28/05/2014
- Chúc thọ cụ Đặng Văn Hòa - chiến sĩ cách mạng cựu nhà tù Côn Đảo 28/05/2014
- Hội thảo: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng 28/05/2014
- Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp 28/05/2014