Tiến sĩ ĐẶNG PHI HIỂN
Tiến sĩ ĐẶNG PHI HIỂN | ||
Tạm dịch:
Do có nhiều công lao ông được phong Đông các đại học sĩ Thượng trụ quốc. Triều đình còn cử ông ra đảm trách việc xây dựng đền Đinh và đền Le ở Cố đô Hoa Lư. Tuy tuổi cao sức yếu, ông vẫn cố gắng hoàn thành công việc bằng cả tấm lòng tôn kính đối với Đinh Tiên Hoàng, người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất sơn hà, mở ra kỷ nguyên độc lập cho nước nhà. Ông đã làm câu đối để tỏ lòng ngưỡng mộ:
Dịch:
Ngày 21/3/1678, Tiến sĩ Đông các Đại học sĩ Đặng Phi Hiển qua đời, thọ 75 tuổi. Để tỏ lòng thương tiếc vô hạn vị Đại khoa công thần có nhiều công lao với triều đình và dân tộc, vua Lê đã nhiều lần ban tặng sắc phong. … “Đoan túc dược bảo trung hưng Lê Triều Mậu Thìn Tiến sĩ Đông các đại học sĩ Thượng trụ quốc Vệ thuỵ hầu Đặng Phi Hiển tướng công”. Nghiêm trang đứng đắn, phò giúp cơ đồ Nhà nước, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn chức Đông các Đại học sĩ là vị quan có quyền cao được phong Vệ thuỵ hầu là tướng công Đặng Phi Hiển). Đền Đông thờ Tiến sĩ Đặng Phi Hiển nằm ở đầu làng Ngọc Thỏ (xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, Nam Định) nhìn ra hướng Đông Nam, phía trước có hồ nước, xa hơn là đồng lúa bát ngát. Từ đường làng qua hai cột đồng trụ lớn trên có nghê chầu là lối vào sân đền. Cổng đền kiến trúc theo kiểu nhà chè có mái che giả ngói ống, các góc có đao mái, giữa mái có mặt nguyệt. Câu đối ở cổng ghi:
Sân đền có vườn hoa hai bên, chính giữa có một bức bình phong, câu đối ở bình phong ghi: Tổ nguyên Đặng tộc Sài Sơn bắc Lê thuỷ lai cư Trực hải nam (Nguồn gốc họ Đặng xưa ở Sài Sơn phương Bắc: triều Lê mới rời đến vùng Trực cõi Nam Hải này). Bức đại tự sơn son thiếp vàng khảm trai đề bốn chữ: “Khí Tắc sơn hà” được treo ở giữa đền. Đền có tấm bia đá: “Đông từ đại vạn bi”. Nội dung bia nêu thân thế công lao sự nghiệp của Tiến sĩ Đặng Phi Hiển và quá trình tu tạo đền Đông với bài minh rằng:
Hàng giáp Tam Đăng Phạm Văn Nghị khi qua nơi đây có làm bài thơ chép trong “Liêu động dị biên”: Bài:
Tiến sĩ Đặng Phi Hiển sống cách chúng ta đã 400 năm, trong thời gian ấy xảy ra bao cuộc binh đao khói lửa nên các tác phẩm Bắc Sơn hành ký và Nam du tập bị thất truyền. Nhưng những sáng tác của Đặng Phi Hiển đã đi vào lòng người, được nhiều nhà nho ghi lại. Người có công sưu tập những bài thơ của Đặng Phi Hiển là Hoàng Giáp Tam đăng Phạm Văn Nghị. Hoàng Giáp đã đặt tên cho tập thơ của Đặng Phi Hiển mà ông sưu tầm được là “Thuỵ Thỏ thi tập”. Qua tập thơ, ta thấy Đặng Phi Hiển có nhiều sáng tác gắn bó với quê hương. Dưới ngòi bút tài hoa của Tiến sĩ qua những bài thơ còn giữ được, ta thấy thơ của Tiến sĩ có nhiều chủ đề khác nhau, dung dị mà sâu sắc. Đó là tâm tư nguyện vọng của dân chúng trong các làng quê của lớp người đồng thời với Đặng Phi Hiển, đọc Thuỵ Thỏ thi tập ta có cảm nhận là mỗi khi đi đến đâu ông cũng cất bút đề thơ. Đặng Phi Hiển luôn cố gắng tìm hiểu lịch sử của mọi miền, của các di tích lịch sử, danh lam. Ông viết nhiều bài thơ dưới tiêu đề về đình, chùa, miếu mạo nhưng không phải chỉ để tả di tích mà còn luôn tìm tới lai lịch và ý nghĩa về việc tôn thờ của người xưa. Tiến sĩ làm nhiều thơ về các nhân vật lịch sử của đất nước từ Hùng Vương, Bố Cái đại vương, các vua Trần đến các danh thần, võ tướng, trong thơ có ca ngợi chiến tích nhưng phần lớn lại là đề cao việc chăm lo đời sống cho dân. Bài “Hương bông miếu” cho ta thấy những suy nghĩ của tác giả:
Trong thơ Đặng Phi Hiển không chỉ nêu lên những đấng mày râu oanh liệt mà còn dựng được hình ảnh sinh động về người phụ nữ; từ hai bà Trưng, bà Triệu, Huyền Trân cong chúa đến cô gái lái đò. Ông rất trân trọng phận liễu yếu đào tơ. Bài: “Vượt sông Long buổi sớm”.
Thơ Đặng Phi Hiển còn vẽ nên cảnh đẹp hùng vĩ của non sông đất nước, từ Tây Hồ, hò Hoàn Kiếm đến sông Nhị Hà, núi Dục Thuý:
Nhà thơ Đặng Phi Hiển có nhiều bài viết về cảnh sinh hoạt nông thôn. Bài “Bữa cơm tối ở quê” ghi lại một sinh hoạt bình dị:
Do học rộng tài cao, được làm quan, nhưng Đặng Phi Hiển vẫn luôn lo tự sửa mình. Bài “Tự khuyên” cho chúng ta biết tâm tư ông:
Qua hơn tám chục bài thơ sưu tầm được, thơ tiến sĩ luôn viết về cuộc sống bình dị của người dân bằng cả tấm lòng nhân ái bao dung, còn quan lại thì không thiếu kẻ sa hoa, tham nhũng. Đặng Phi Hiển luôn tự hỏi tại sao và bao giờ cũng thấy người dân sống cơ cực. Ngòi bút của Đặng Phi Hiển lúc nào cũng muốn tìm tòi và giải thích nhiều hiện tượng xã hội. Thời ấy làng quê nào cũng có đình, chùa, miếu để dân kêu cầu, nhưng ông cho rằng thần, phật không thể giúp được cho con người:
Đọc thơ của Tiến sĩ Đặng Phi Hiển ta nhận thấy suy nghĩ của ông vượt lên trên thời đại mà ông sống. Những sáng tác của Đặng Phi Hiển thật đáng được tôn trọng và nghiên cứu. Ông xứng đáng là người tiêu biểu cho các tác giả Hán Nôm có tâm huyết với quê hương đất nước. Đặng Văn Lộc (Sưu tầm) |
Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:08:25 AM
-
Các tin khác
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐẶNG CAO KHÔI TẠI LÀO CAI 09/10/2019
- VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG 20/09/2019
- Các danh nhân tiêu biểu của họ Đặng dòng Lương Xá 31/10/2018
- Đặng Đại Độ - một vị quan thanh liêm, dũng cảm trị tội kẻ càn quấy 31/10/2018
- ĐOÀN KẾT DÒNG HỌ - KHÔNG THẾ LỰC NÀO PHÁ VỠ ĐƯỢC 31/10/2018
- Giỗ tổ Đặng Hiên tại Thành Phố hạ Long 31/10/2018
- Chuyện về Họ Đặng ở Lào Cai 31/10/2018
- Bài test 002 19/07/2018
- GS. Đặng Vũ Khiêu: Bền bỉ đồng hành cùng dân tộc 28/05/2014
- Chúc thọ cụ Đặng Văn Hòa - chiến sĩ cách mạng cựu nhà tù Côn Đảo 28/05/2014
- Hội thảo: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng 28/05/2014
- Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp 28/05/2014