TÔN VINH TRUYỀN THỐNG CÁC DÒNG HỌ
TÔN VINH TRUYỀN THỐNG CÁC DÒNG HỌ
Điều lo lắng nhất khi BTDTHVN xây dựng để cương trưng bày là thiếu hiện vật gốc. Ông Nguyễn Trung Dũng – Trưởng phòng Giáo dục của BTDTHVN cho biết: “Gia phả, lâu nay theo quan điểm của các gia đình, giống như một thứ gia bảo, được cất giữ kỹ lưỡng, và lưu truyền trong dòng tộc thôi chứ không ai nghĩ đến chuyện xã hội hoá gia phả, hoặc là giao lưu và khai thác các giá trị khác của gia phả. Việc giới thiệu gia phả dưới hình thức triển lãm, hội thảo, đối với nhiều gia đình là chưa quen. Họ có tâm lý chung là rất ngại mang gia phả ra trước công chúng. Cách đây hai tuần, BTDTHVN đã có một cuộc họp mặt với đại diện của khoảng 30 dòng họ có nguồn gốc từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và hiện đang có người sinh sống tại Hà Nội. Qua trao đổi, vận động, thì các gia đình nhận thức được rằng gia phả không chỉ là gia bảo của dòng tộc mà nó còn là tài sản quốc gia. Nhiều gia đình đã đồng ý cho chúng tôi mượn bàn chính của gia phả để trưng bày. Trong số này, có những gia phả từ thế kỷ 17, 18, một số từ thế kỷ thứ 19 và các gia phả được viết lại trong thế kỷ 20”. Ông Nguyễn Trung Dũng cũng cho biết: “Tất cả các gia phả lâu đời đều viết bằng chữ Hán cả. Nó gắn liền với truyền thống Hán học Việt Nam. Nhưng trong khoảng một thế kỷ nay, Hán học đã bị đứt quãng, nên trong nhiều gia tộc hiện nay không có ai đọc được gia phả và không có ai viết tiếp gia phả. Chúng tôi đã gặp một dòng họ Trịnh và họ nói rằng từ đời ông, đời bố, đời con và hiện nay đã đến đời cháu, không ai viết tiếp gia phả cả. Họ chỉ giữ những phần gia phả đã viết trong thời kỳ phong kiến bằng chữ Hán”.
Trong cuộc trưng bày, Bảo tàng cũng còn dựa vào nguồn cung cấp của Viện nghiên cứu Hán Nam hiện có. Tất nhiên, ở trong cuộc trưng bày này, Bảo tàng cũng sẽ chỉ chọn trưng bày những cuốn gia phả ở những thời điểm nhất định, của những dòng họ, dân tộc, vùng miền tiêu biểu, có nội dung và cách thức thực hiện tiêu biểu, trên những chất liệu như giấy dó, giấy dứa, giấy bản, thẻ tre, gỗ, đồng và đá…
Công chúng đến xem có thể nhìn thấy những bản chính của các bộ gia phả được đặt trong tủ kính, BTDTHVN phối hợp với Viện nghiên cứu Hán Nôm tổ chức trích và dịch ra tiếng Việt, Anh và Pháp những đoạn có giá trị nhất trong các bộ gia phả theo những chủ đề lịch sử, nhân học, đạo đức, khuyến học, phong thuỷ, y đức… In trên những bức pano lớn để người xem có thể đọc và hiểu về gia phả và có một hình dung và cảm nhận chung về chúng. Bảo tàng cũng đặc biệt quan tâm đến gia phả của người dân tộc thiểu số, như người Tày, Mường, Thái để có thể tìm kiếm nhiều tư liệu rất quý. Cho thấy sự giao lưu, phát triển giữa các dân tộc Việt Nam.
Một trong những vấn đề mà hội thảo tổ chức song song với cuộc trưng bày đặt ra sẽ là tìm những giải pháp để phát triển gia phả bằng những phương tiện thông tin hiện đại như lưu giữ trong máy tính, trên đĩa CD và lưu truyền qua mạng internet. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu và chính những người trong cùng một dòng họ có thể tiếp cận dẽ dàng hơn với gia phả và giao lưu, trao đổi với nhau, để gia phả không chỉ là một thứ cấm “sờ mó”. Có như vậy thì gia phả mới thực sự trở thành một di sản, thực sự tham gia vào đời sống xã hội.
Cập nhật lần cuối: 5/17/2011 10:57:57 PM
-
Các tin khác
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐẶNG CAO KHÔI TẠI LÀO CAI 09/10/2019
- VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG 20/09/2019
- Các danh nhân tiêu biểu của họ Đặng dòng Lương Xá 31/10/2018
- Đặng Đại Độ - một vị quan thanh liêm, dũng cảm trị tội kẻ càn quấy 31/10/2018
- ĐOÀN KẾT DÒNG HỌ - KHÔNG THẾ LỰC NÀO PHÁ VỠ ĐƯỢC 31/10/2018
- Giỗ tổ Đặng Hiên tại Thành Phố hạ Long 31/10/2018
- Chuyện về Họ Đặng ở Lào Cai 31/10/2018
- Bài test 002 19/07/2018
- GS. Đặng Vũ Khiêu: Bền bỉ đồng hành cùng dân tộc 28/05/2014
- Chúc thọ cụ Đặng Văn Hòa - chiến sĩ cách mạng cựu nhà tù Côn Đảo 28/05/2014
- Hội thảo: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng 28/05/2014
- Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp 28/05/2014