HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Phỏng vấn PTT Nguyễn Thiện Nhân

5/17/2011 10:52:24 PM

 

 
 
  
 

 

KHÔNG CÓ CHỖ CHO QUỐC GIA TRÌ TRỆ

Các chuyên gia Liên hợp quốc cũng chỉ ra rằng đầu tư cho giáo dục là chìa khoá tạo sự tiến bộ trong HDI về ngắn hạn. Việc cải thiện tỉ lệ nhập học của trẻ em và nâng cao dân trí cho người dân sẽ giúp Việt Nam tăng nhanh chỉ số phát triển con người của mình.

MỘT NĂM = 57 NĂM !

“Phải có một cơ chế tài chính xử lý được vấn đề vừa không ngừng nâng cao số lượng người đi học vừa nâng cao chất lượng đào tạo trong điều kiện ngân sách của quốc gia và khả năng chi trả của người dân cho giáo dục là rất khiêm tốn do thu nhập bình quân đầu người của chúng ta còn rất thấp.

ví dụ chi phí của quốc gia, từ ngân sách nhà nước và đóng góp trức tiếp của người dân (qua học phí và chi khác) cho giáo dục ở Mỹ là 2.880 USD/người/năm (năm 2004), còn ở Việt Nam là 50 USD/người/năm (2006). Tức là họ chi cho một người một năm bằng chúng ta chi cho một người 57 năm!

Đối với giáo dục phổ thông, chúng ta nhớ lại từ năm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ra một sắc lệnh yêu cầu trong vòng 1 năm, những người Việt Nam từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Sau đó, chúng ta phát triển thêm hệ thống giáo dục mầm non, tiểu học, trung học, đại học… nhưng đến năm 1995, tức là 50 năm sau ngày giành được độc lập chúng ta mới phổ cập được tiểu học.

Hiện nay chúng ta đang phấn đấu phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010. Việc phổ cập 2 bậc học này có ý nghĩa xã hội rất lớn, nhưng đồng thời cũng tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn với ngân sách lên tới 50,9% so với tổng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục.

ÍT TRI THỨC, TIỀN CÔNG BÈO BỌT!

Đất nước Việt Nam của chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 với những thành tựu, những cơ hội và thách thức to lớn. Thành tựu phát triển gần đây thật đáng tự hào: Xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới, xuất khẩu hàng dệt may đứng thứ 10, xuất khẩu thuỷ sản 12 và gần đây ngành đóng tầu xuất khẩu đứng thứ 7. Kết quả xoá đói giảm nghèo của Việt Nam được các tổ chức quốc tế coi là mẫu mực.

Thế nhưng nhân dân ta còn nghèo, đời sống còn khó khăn vì năng suất lao động, hiệu quả sản xuất còn thấp. Tiền công may một áo sơ mi xuất khẩu chỉ 1 USD, bằng 2-3% giá bán là 30-50USD. Tiền công may một bộ vét tong xuất khẩu chỉ 6 USD, so với giá bán 300 tới 600 USD chỉ chiếm từ 1 đến 2%. Chính vì không đủ năng lực tri thức, kỹ năng và quản lý kinh doanh để làm chủ khâu thiết kế sản phẩm, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, mà chỉ làm khâu gia công hoặc xuất nguyên liệu thô, ít chế biến nên hiệu quả kinh doanh của ta còn thấp.

Nguồn nhân lực Việt Nam đuối còn bởi mức chi thực tế cho giáo dục còn rất thấp so với các nước phát triển hơn. Năm 2006, chi cho giáo dục một học sinh của Việt Nam là 700 USD, trong khi mức chi cho một học sinh ở Malaysia và Thái Lan cao gấp 4 lần, ở Hàn Quốc cao hơn 8 lần, ở Đức, Nhật Bản, Pháp cao hơn 10 lần, còn ở Mỹ cao gấp 17 lần!”.

KHÔNG CÓ SỰ LỰA CHỌN NÀO KHÁC!

“Với việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006 , đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới vứi những cơ hội và thách thức to lớn. Năm 2007 đã khép lại với tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu của nước và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cao nhất từ trước đến nay. Chúng ta có khả năng đạt cơ bản các chỉ tiêu phát triển quốc gia năm 2010 vào năm 2008. Đây là các cơ hội và tiền đề mới rất quan để phát triển giáo dục. Hội nhập và cạnh tranh quốc tế cũng vô cùng khắc nghiệt.

Chỉ các quốc gia không ngừng đổi mới, chỉ các công ty có năng lực cạnh tranh thực sự, chỉ những người có ý chí, tri thức và kỹ năng mới biến thời cơ thành kết quả thành công cho mình. Không có chỗ đứng cho các quốc gia trì trệ, không có chỗ đứng cho những người thiếu ý chí, tri thức và kỹ năng thực sự. Không có sự lựa chọn nào khác.

Trong vòng chưa đầy 100 năm từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, dân tộc Việt Nam đã tạo nên bước nhảy vọt lớn nhất trong lịch sử ngàn năm của mình: từ một đất nước không có tên trên bản đồ thế giới của phương Tây, một thuộc địa của Pháp, với hơn 95% dân số không biết chữ và đa số người dân đi chân đất, dân tộc Việt Nam đã đánh thắng những ngoại xâm lớn, giành lại độc lập, tìm ra và thực hiện đường lối phát triển quốc gia đúng đắn, 20 năm liên tục từ năm 1986 đạt mức tăng trưởng kinh tế với tốc độ vào loại cao nhất thế giới, có một vị trí vững chắc trong tâm trí của nhân loại đầu thế kỷ 21.

Trong 100 năm phát triển vượt bậc, không ai cho chúng ta tiền để phát triển kinh tế. Suy cho cùng, nguyên nhân sâu xa của bước nhảy vọt này là khả năng và sức mạnh của con người Việt Nam : Một dân tộc có truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù, sáng tạo, đã liên tục nâng cao dân trí ngày càng rộng, càng sâu, suốt một thế kỷ. Vì thế mà tầm nhìn của mỗi người Việt Nam ngày càng được nâng cao, năng lực trí tuệ ngày càng được phát triển, hiệu quả hành động và năng suất lao động ngày càng được gia tăng”.

Mai Minh

(Bài đăng trên báo Khuyến học & dân trí xuân Mậu Tý 2008 (trang 6))

Cập nhật lần cuối: 5/17/2011 10:52:24 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb