Ba kẻ sĩ lừng danh
Ba kẻ sĩ lừng danh | ||||
Trong số danh sĩ Bắc Hà và các nhà sư phạm lừng danh thời xưa, xin được nói đến hai vị – hai ngôi sao sáng chói – Chu Văn An (1292-1370) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Chu Văn An quê Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng ông không ra làm quan. Ông tự nguyện làm một nhà sư phạm chuyên nghiệp, mong truyền đạt lại những điều sáng giá nhất, gốc gác nhất, đạo lý nhất cho hàng nghìn học trò dưới mái trường của ông qua những pho sách quý hiếm của thánh hiền. Học trò ông sau này là những danh sĩ như Phạm Sư Mạnh, Hoàng tử con vua Trần Minh Tông và theo giai thoại, có cả con của “vua nước”- Hà bá- cũng từ thuỷ cung hiện lên cắp sách đến học. Phẩm chất uy tín của danh sư họ Chu cả triều đình đều kính phục, cả thiên hạ đều ngưỡng mộ khi ông giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám nơi kinh thành Thăng Long. Thời Trần Dụ Tông, triều đình xem ra lộn xộn quá, thối nát quá. Bọn nịnh thần hoành hành. Chúng là những kẻ khom lưng sát đất mà nịnh nhà vua, mà nhà vua lúc ấy chỉ ham tửu sắc, bỏ bê việc quốc gia. Bọn nịnh thần tìm cách tham nhũng, ăn hối lộ, bày ra yến tiệc, ăn chơi thoả sức. Nhà sư phạm Chu Văn An vốn trọng đạo lý, rất cương trực, ông dâng “thất trảm sớ”; xin vua trị tội nặng những kẻ nịnh thần. Trần Dụ Tông không nghe, vậy là ông “treo mũ áo ở cửa Huyền Vũ”, tức cổng phía bắc kinh thành, từ quan về quê dạy học. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan 8 năm dưới triều Mạc Đăng Doanh, gánh chức Thượng thư Bộ Lại. Ngồi ghế này, ông nhận rõ sự thoái hoá của một chỉnh thể, cảm thấy mình không thể ngồi yên trên cái ghế mà triều đình đã giao phó, ông xin cáo quan về quê nhà- vùng biển Hải Phòng. Trong triều lúc ấy, kẻ gian được thể lấn tới. Ông dâng sớ xin vua trị tội những kẻ gian nịnh- gồm 18 tên- nhưng không được nhà vua chấp nhận. Phẩm giá của một vị Thượng thư đang gánh công vụ nặng nề, lại là người sống trong sạch, cao thượng, dâng sớ bị bác bỏ nên Trạng Trình chọn con đường từ quan trở về quê cũ, mở trường dạy học. Sau Chu Văn An và Nguyễn Bỉnh Khiêm là ông tiến sĩ họ Đặng, khi về trí sĩ, vẫn một lòng lo việc nước, việc dân. Ấy là ông tiến sĩ quê Chương Mỹ, Hà Tây Đặng Đình Tướng (1649-1735). Đời Lê Huyền Tông, ông đỗ tiến sĩ khoa thi năm Canh Tuất (1670). Ông ngồi ghế Lại bộ thị lang, được phong Quốc lão, tước Ứng quân công. Về hưu, ông cho treo trước cổng hai chiếc gỉo tre- hai hòm thư- để nhận đơn kiện cáo, kêu oan của chúng dân. Ông báo cho mọi người biết: ai cảm thấy có điều oan ức cần trình bày đề “đèn giời soi xét” thì cứ viết đơn bỏ vào hai giỏ tre ấy, rồi ông Đại tư đồ họ Đặng sẽ thu lại, mỗi lần lên kinh, ông tâu vua, tất nhiên là ông bày tỏ chính kiến của mình, để rồi những cái lá đơn ấy sẽ được xem xét và giải quyết theo đúng pháp luật. Tấm gương của ba kẻ si (trong đó có một trạng nguyên) – họ Chu, họ Đặng, họ Nguyễn, cách đây đã mấy trăm năm mà vẫn chiếu rọi ánh sáng đến tận bây giờ. Mới hay, đỗ đạt cao, gánh trách vụ nặng đã là điều rất quý. Nhưng phẩm chất sáng hơn trăng rằm, trong hơn nước giếng, đẹp hơn hoa vườn, thơm hơn hương núi còn đáng qúy hơn nhiều. Cả một chặng đường làm quan, ba vị đều có lối sống vừa cương trực vừa tận tụy, vừa liêm khiết vừa giản dị, để lại tiếng thơm cho đời sau. Mà có một điều lạ này: Cả ba vị đều có tuổi cao: Chu Văn An thọ 78 tuổi, Đặng Đình Tướng thọ 86 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thọ 95 tuổi. Điều này, có thể cắt nghĩa theo “học thuyết dân gian”: Ai sống cao đẹp, phúc hậu, ưa làm việc thiện, không ham của phi nghĩa, không làm điều đen tối, sinh hoạt có nền nếp, nếp sống giản dị, chân thật thì trời dành thêm tuổi thọ và đời cho hưởng lộc lúc về già. Đôi câu đối ca ngợi Chu Văn An ở đình nơi quê ông là một bài học cho mọi người suy ngẫm: Thất trảm sớ còn thơm, gương sử thẹn cho phường mại quốc. Lục kinh gio chửa nguội, bảng huỳnh treo mãi tiếng danh hương. Và đây là lời răn của Trạng Trình:
“Ang” là cái vò lớn bằng sành. Vâng, nếu thớt không tanh và ang không mật thì ruồi và kiến chả “để mắt” làm gì. Trạng Trình còn có bài ‘ghét chuột”, đọc rồi thấy thấm thía lắm: Chuột lớn kia bất nhân Gậm khoét thật thảm độc Đồng ruộng trơ lúa khô Kho đụn hết gạo thóc. |
Cập nhật lần cuối: 5/17/2011 10:51:35 PM
-
Các tin khác
- BÀI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG ĐẶNG CAO KHÔI TẠI LÀO CAI 09/10/2019
- VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG 20/09/2019
- Các danh nhân tiêu biểu của họ Đặng dòng Lương Xá 31/10/2018
- Đặng Đại Độ - một vị quan thanh liêm, dũng cảm trị tội kẻ càn quấy 31/10/2018
- ĐOÀN KẾT DÒNG HỌ - KHÔNG THẾ LỰC NÀO PHÁ VỠ ĐƯỢC 31/10/2018
- Giỗ tổ Đặng Hiên tại Thành Phố hạ Long 31/10/2018
- Chuyện về Họ Đặng ở Lào Cai 31/10/2018
- Bài test 002 19/07/2018
- GS. Đặng Vũ Khiêu: Bền bỉ đồng hành cùng dân tộc 28/05/2014
- Chúc thọ cụ Đặng Văn Hòa - chiến sĩ cách mạng cựu nhà tù Côn Đảo 28/05/2014
- Hội thảo: Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng 28/05/2014
- Vô cùng thương tiếc Đại tướng Võ Nguyên Giáp 28/05/2014