HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

TRUYỀN THỐNG HỌ ĐẶNG

5/17/2011 10:50:45 PM

 

  
 

 

 

 

 

TRUYỀN THỐNG HỌ ĐẶNG

Trạng Nguyên Đặng Xuân sao lại không có tên trong “các nhà khoa học Bảng Việt Nam

Ở phần bìa Phú Ký bia nhà Văn Miếu tỉnh Bắc Ninh ghi: “Trạng Nguyên Đặng Xuân, người xã Lãm Sơn Đông (Nam Sơn) trong chùa có tượng thần của Trạng nguyên, trong núi có mộ của Trạng Nguyên, không rõ đỗ năm nào ?”. Sách Bắc Ninh địa dư chí của Đỗ Trọng Vĩ cho biết tên ông và đỗ trạng nguyên nhưng cũng không rõ năm nào ?

Trên đây là những dòng văn liệu về Trạng nguyên Đặng Xuân trong sách Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh của nhóm biên soạn Lê Viết Nga (chủ biên), Nguyễn Văn Đáp, Lê Thị Hiền và Đỗ Thị Thuý, bảo tàng Bắc Ninh xuất bản năm 2003.

Để xác minh tính chân thực của thông tin này, ngày 28/2/2006 tác giả (Đặng Đức Thư) cùng bác sĩ Đặng Thế Tiến, nhà báo Đặng Văn Lộc đã tìm về quê hương Trạng nguyên Đặng Xuân.

Từ thành phố Bắc Ninh theo quốc lộ 18 đi về phía Phả Lại 7km (gần trung tâm khu công nghiệp huyện Quế Võ) có một nhánh đường trải nhựa rẽ về phía Nam khoảng 3 km đến thôn Sơn Đông.

Thôn Sơn Đông và các làng, xóm cư dân xã Nam Sơn nằm quanh một dải đồi núi thấp, cao nhất là 152 m chạy dài theo hướng Đông - Tây khoảng 2km. Trước năm 1955, Nam Sơn là một vùng quê nghèo, dân sống bằng nghề nông. Mười năm lại đây, khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) mở ra, các nhà đầu tư vào đã làm Nam Sơn thay đổi khác thường. Giao thông được mở rộng, đường liên thôn, liên xã được trải nhựa và bê tông hoá tới từng xóm, ngõ. Dân thôn nhà cửa được ngói hoá, nhiều nhà mái bằng, nhà tầng mọc lên san sát.

Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Văn Giáp (sinh năm 1940), Bí thư chi bộ thôn Sơn Đông. Nhà ông cách ngôi mộ Trạng Xuân 500m. Ông Giáp kể: “Tôi có ông chú ruột (sinh năm 1913) vừa mất (2005) cụ thọ 93 tuổi, là người cao tuổi nhất ở Sơn Đông, cụ thường kể về mộ Trạng.

Xã Nam Sơn thì ở Tứ Thôn có chi họ Đặng gốc từ Phù Đổng (quê Trạng nguyên Đặng Công Chất, Gia Lâm, Hà Nội) thiên cư về. Làng Sơn Đông và Mon Tự có chi họ Đàm, con cháu đông đúc, theo truyền ngôn thì họ Đặng cải sang, là con cháu Trạng Nguyên.

Xưa kia đất Nam Sơn hoang vu, sau dân từ Thanh Hoá ra, ban đầu định cư dọc sông Đuống rồi chuyển dần vào lập nghiệp ở Nam Sơn”.

Ông Giáp dẫn chúng tôi lên thăm mộ Trạng. Một ngôi mộ nằm ở sườn đồi (giữa một nương sắn) phía Nam thôn Sơn Đông có tên gọi “Gò ông Trạng”. Mộ Trạng cao so với sườn đồi 60 - 70cm. Đầu gối hướng Tý (Bắc), chân duỗi hướng ngộ (Nam), nhìn xuống sông Đuống. Từ gò ông Trạng ra sông là một cánh đồng bát ngát. Đã mấy trăm năm nay mộ Trạng không hề di chuyển, sụt lở, ngược lại được tôn thêm, mặc dù không có ai xây đắp.

Trước năm 1949 mộ có bia, sau một trận đại càn của quân Pháp, bia bị đập phá. Chúng phá luôn cả ngôi “đền Chùa” bên cạnh có tên chữ là “Điện Phiên Giác”.

Điện Phiên Giác có 3 gian, cách mộ 10m về phía Đông. Gian giữa có một phó tượng duy nhất choán gần hết diện tích. Theo ông Khải (cán bộ Sở  Văn hoá Bắc Ninh) về khảo cứu thì ngôi đền này được tạo nên để thờ quan Trạng, hiện còn di tích nền và một tấm bia được rước vào chùa “Bụt mọc” để thờ.

Chúng tôi đến nhà ông Đàm Văn Tề (sinh năm 1954) là trưởng tộc họ Đàm, ông kể: Họ Đàm ở Sơn Đông là một chi họ lớn (?) đến lập nghiệp đã nhiều đời. Đời nọ truyền đời kia nói rằng: “Họ Đàm là con cháu nhà Trạng”. Sách cúng của dòng họ còn ghi: “Giỗ Trạng ông 20/6, giỗ Trạng bà 5/9”.

Mộ Trạng bà táng tại chùa Hàm Long làng Môn Tự, xã Nam Sơn, được xếp đá, nhưng qua nhiều năm con cháu không chăm sóc, nay đã thất lạc. Có một cụ già trong làng gần 90 tuổi còn biết, cụ hứa đưa tôi đi nhận mộ, nhưng việc đó chưa làm được thì cụ qua đời (năm 2005).

Ông Nguyễn Thế Phiên (sinh năm 1944) thôn Môn Tự, nhà giáo trường PTCS xã Nam Sơn là cháu ngoại họ Đàm nói về truyền ngôn do ông ngoại kể lại. Khi Quan Trạng bị đầy về đất Nam Sơn, vì có lỗi với triều đình, nhưng bọn nịnh thần vẫn không tha (vì bọn chúng không an lòng) đã cho một thích khách về sát hại. Vì mến phục tài đức của quan Trạng, thích khách không nỡ giết, bèn tiết một con chó rồi bôi máu lên gươm, lậ mộ giả về báo lại rằng: “Đã giết được quan Trạng”. Thế là quan Trạng thoát chết. Truyền thuyết này hé mở cho câu hỏi: Tại sao con cháu quan Trạng phải đổi sang họ Đàm.

Đại Việt sử ký toàn thư (tập 3, trang 67, Nxb Văn hoá thông tin, 2003) có nhân vật Đặng Xuân (ông ngoại hoàng đế Mạc Đăng Dung) người Cổ Trai (Kiến An, Hải Phòng) không nói gì đến việc học hành, thi cử và sự nghiệp của ông.

Vậy chúng tôi rất mong các nhà nghiên cứu, bạn đọc bốn phương thông tin gì thêm để giải toả cho những “ẩn sử” về nhân vật Đặng Xuân này. Sao lại không có tên ông trong các nhà khoa bảng Việt Nam?

Đặng Đức Thư

 

Phát hiện thêm thông tin về trạng nguyên Đặng Xuân

Những thông tin về Trạng nguyên Đặng Xuân trong sách Các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh do nhóm Lê Viết Nga biên soạn xuất bản năm 2003 ít ỏi và chưa thật rõ ràng, sách trên ở phần bìa phụ ký bia nhà văn miếu Bắc  Ninh ghi: “Trạng nguyên Đặng Xuân nf xã Lãm Sơn Đông (Nam Sơn), trong chùa có tượng thần của Trạng nguyên, trong núi có mộ Trạng nguyên không rõ đỗ năm nào?”.

Sách Bắc Ninh địa dưa chí của Đỗ Trọng Vĩ (1) cho biết tên ông và Đỗ Trạng nhưng cũng không rõ năm nào ?

Vì vậy, ông Đặng Đức Thư cùng bác sĩ Đặng Thế Tiến, nhà báo Đặng Văn Lộc “đã đi điền dã khảo cứu quê hương, xem bia mộ thăm đền thờ quan Trạng…”. Song với sự thận trọng khoa học, tác giả không đưa ra lời khẳng định mà mong các nhà nghiên cứu trong nước có thêm thông tin về nhân vật lịch sử này.

Đáp lại nhiệt tình của ông Đặng Đức Thư, chúng tôi xin cung cấp thêm một tài liệu liên quan đến Trạng nguyên Đặng Xuân. Sách Vũ trung tuỳ bút (2) của Phạm Đình Hổ (3) có bài “Đền thờ Cao tướng công”. Tác giả cho biết “Làng Minh Luân tổng ta có đền thờ quan nhập nội thượng thư Cao tướng công tên là Cao Y. Ngài ở về đời vua Thần Tôn nhà Lý (1128 - 1132), có công làm đến chức Thái Bảo, khoảng năm Thuần Phúc (1562 - 1592) nhà Mạc lại được sắc phong, sự này có chép ở trung từ điển. Thường khi cầu mưa, cầu tạnh là rất linh ứng. Phía Tây làng Minh Luân gần xã Bình Đê có cái nền nhà cũ của Thừa tướng, truyện nôm truyền rằng đó là nơi chàng Đặng Xuân đọc sách, nàng Ngọc Châu dệt cửi”.

“Xét Đặng Xuân có ngôi mộ mẹ ở núi Bảo Lãm, huyện Quế Dươnng. Đời truyền rằng Đặng Công thi đỗ tự đời Lý, thế thì quan Thừa tướng là người đời nhà Lý, không còn nghi ngờ gì nữa. Vả lại quan Thượng thư Cao tướng cong làm phúc thần làng Minh Luân, nay không còn xét thấy di tích gì cả. Vậy quan Thừa tướng còn có cái nền nhà cũ ở Bình Đê kia, thì không rõ quan tước thế nào ? Nhưng cả hai đều là người đời Lý, biết đâu quan Thượng thư chẳng cùng Thừa tướng chẳng là một. Còn như gọi là Thừa tướng, chẳng qua người dân quen tôn sùng mà gọi như thế thôi…”.

Đoạn văn trên, Phạm Đình Hổ cho nhiều thông tin quan trọng có xuất xứ, có kê cứu cẩn thạn về quê quán, mồ mả, thời gian thi đỗ, làm quan của Đặng Xuân. Ông cho biết “truyện nôm truyền rằng” và vua Mạc Mậu Hợp có sắc phong vào năm Thuần Phúc cí chép vào từ điển (sách chép các đền thờ được triều đình công nhận). Những tư liệu tham khảo này có kảh năng tìm được.

Chính Phạm Đình Hổ còn được thấy nền nhà cũ của Đặng Xuân. Ông cho biết: “Nền nhà cũ quan Thừa tướng ở làng Minh Luân, địa thế quang đãng, mát mẻ có cái áo bán nguyệt và hồ sưn là nơi di tích. ta khi nhỏ thường đi du lãm muốn tìm nhận lấy, nơi nào là buồng học của Đặng Xuân, nơi nào là buồng dệt của Ngọc Châu, song bờ bụi đào cuốc thay đổi khác đi, sân thềm biến đổi, không biết di tích là nơi nào. Khoảng năm Bính Ngọ (1786), Đinh Mùi (1887), Nhữ Công Chân đến thăm nơi nền cũ ấy có câu thơ rằng:

Phiệt duyệt cựu truyền Thừa tướng nữ

Phong lưu trường thuộc Trạng đầu nhân

Nghĩa là

Gái dòng phiệt duyệt quan Thừa tướng

Người nếp phong lưu bảng Trạng Nguyên

Đó là theo sự tích truyện nôm mà vịnh ra như vậy”

Theo Phạm Đình Hổ, Nhữ Công Chân (4) có truyện nôm về Trạng nguyên Đặng Xuân, hai ông đã được đọc và di tích Đặng Xuân ở Minh Luân, Hải Dương hai ông còn thấy. Chỉ có điều tại sao lại có hai tên: Cao Y và Đặng Xuân. Chúng tôi cho rằng Cao Y có thể là tên huý, khi đi thi đổi là Xuân. Việc này thường thấy, còn Trạng nguyên Đặng Xuân không các tên trong danh sách các nhà khoa bảng vì nhiều lý do như tài liệu thi cử đời Lý, Trần không đủ, các vị khoa bảng có xuất xứ từ truyện nôm như Trạng Gẫu (truyện nôm Tống Trân - Cúc Hoa….) các nhà làm sách Đăng khoa lục căn cứ vào thể lệ thi cử, học vị… của các triều đại thấy có điều còn ngờ nên họ không đưa vào.

Cũng không loại trừ thói quen thậm xưng của dân ta hay đề cao người mình yêu kính. Ví như triều nguyễn không đặt học vị Trạng nguyên nhưng ở tổng Đại Phương Lang, huyện An Lão, Hải Phòng có Lê Khắc Cẩn thi đô Hương nguyên, Hội nguyên vào thi dình đỗ á nguyên, Đệ nhị giáp tiến sĩ nhưng người ở quê tổng Đại Phương Lang; Tam nguyên cuối cùng của khoa cử nho học Việt Nam là Vũ Phạm Hàm, quê ở Đôn Thư, Hà Đông, dự thi đình ông chỉ đỗ Thám Hoa, nhưng dân vùng này vẫn gọi là quan Trạng, Đôn Thư.

PGS. Đỗ Văn Ninh, một chuyên gia về lĩnh vực này, cũng nhất trí như thế.

Ngô Đăng Lợi

 

(1). Đỗ Trọng Vĩ quê ở Đại Mão, huyện Siêu Loại, Bắc Ninh đỗ cử nhân năm Giáp Tý (1864).

(2) Vũ Trung tuỳ bút - bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, Nxb Văn học, H1972.

(3) Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) quê ở xã Đan Loan, huyện Đường Hào, Hải Dương, một tác giả lớn.

(4) Nhữ Công Chân (1751 - ?) quê ở Hoạch Trạch, huyện Bình Giang, Hải Dương, đỗ Hoàng giáp khoa Nhân Thìn (1772).

 

Đình làng Bùi Xá đón bằng di tích lịch sử

Ngày 18/3/2008, được lời mời của chính quyền và Ban tổ chức lễ hội làng Bùi Xá, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Cụ Đặng Xuân Phi, ông Đặng Ngọc Thanh, Đặng Trần Dực về dự lễ đón bằng Di tích lịch sử đình làng Bùi Xá thờ Thành hoàng Đặng Công Xuân. Người có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc Đông Hán. Về dự lễ còn có đại diện Sở Văn hoá Hà Tây, Ban Dích văn hoá tỉnh, chính quyền - Đảng uỷ huyện, xã và rất đông dân làng.

 

Từ đường làng Đỗ Xá thờ hai quận công họ Đặng

Làng Đỗ Xá, xã Lan Đình, huyện Ngôn Ngàn Phủ từ Sơn. Xưa nay chính là làng Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Làng cách thị trấn chờ khoảng 2km là một làng đông dân hơn 2000 người và kinh tế trù phú của huyện Yên Phong. Trong làng Đỗ Xá có từ đường thờ hai Quận công họ Đặng cũng là hai cha con Thuỷ tổ dòng họ Đặng ở đây.

Người cha là Thụy Quân Công Đặng thế Kỵ (tức Cậy).

Người con là Dương quân công Đặng thế Dương và phu nhân.

Đặng Thế Kỵ là con của Hậu Trạch công Đặng Huấn một danh tướng thời Lê trung hưng một trong tứ phối công thần cùng với Phạm Đốc, Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liên khi mất được thờ ở Thái Miếu. Đặng Thế Kỵ cùng với cha lập được nhiều công tích được phong nhiều chức: Đô đốc kiêm Sự, tả Đô đốc Thái Bảo, Thái phó tước Quận công Ngài mất ngày 12 tháng 2 tại đầm kẻ Bồi, Xứ Cổ huyện Trấn Thanh Hoá. Năm minh mạng thứ 9 (1828) ngài được sắc phong “Bản giáp Hậu Thần”. Hàng năm ngày nhật kỳ Phúc của làng (12-1) Hàng Giáp phải mang lễ vật đến từ đường họ Đặng cúng tế.

Khi người cha ra trận Đặng Thế Dương mới được 4 tuổi, ngài theo mẹ về ở làng Đỗ Xá. Khi bé Đặng Thế Dương rất thông minh, chăm chỉ dùi mài kinh sử và luyện tập võ nghệ. Khi lớn lên nối chí cha anh ngài đi nam chinh mang sức mình ra giúp nước. Ngài Trấn thủ đạo Quảng Nam, trấn Bình Định. Ngài giữ nhiều chức quan trọng: Trung quân đô đốc phủ, Tả đô đốc, Thái phó tước Dương quận công. Khi mất mộ phần an táng tại Quảng Nam và được gia phong: Kiệt hiệt tiền liệt, tán tự công thần, đặc tiến phụ quốc kim tử vinh”. ở đỗ Xá lập mộ phần tượng trưng của ngài để con cháu hàng năm cúng tế. Khi ở Quảng Nam Dương quận công có thêm một á phu nhân con cháu ngài ngày nay ở xứ Đông Hựu, Phủ Cẩm Nhân, huyện Phủ Lý, Đạo Quảng Nam phát triển thành một chi rất đông con cháu.

Kể từ cụ Tổ Thụy Quận công Đặng Thế Kỵ chi họ Đặng làng Đỗ Xá đến nay đã được 18 đời trải qua 500 năm con cháu đông đúc lên tới hàng ngàn người và đi lập nghiệp ở nhiều nơi.

- Chi họ Đặng thôn Lâm Tiến, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội.

- Chi họ Đặng thôn Khánh Vân, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.

Nhiều con cháu lập nghiệp ở thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Huế, thành phố Hồ Chí Minh… ở nước ngoài đông nhất là Séc và Canada.

Hậu duệ 16 của ngài nổi tiếng có nhà khoa học Đặng Văn Trà, du họch tại Pháp cùng với giáo sư Trần Đại Nghĩa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và hy sinh tại chiến khu Việt Bắc 1950. Hậu duệ thứ 17 của ngài bà Đặng Thị Mỹ Lĩnh là giáo sư tiến sĩ tại trường quốc tế ngoại ngữ tại Canada… Rất nhiều người công tác và làm việc trong các bộ máy của Nhà nước và các nhà khoa học đang phục vụ rất nhiều ngành nghề trong cả nước.

Ngôi từ đường họ Đặng làng Đỗ Xá được xây dựng cách đây hơn 400 năm. Khu cổng đều có câu đối. Sau cổng đến sân đến nhà tiền tế, hai bên lả tả hữu mạc, đến nhà đại bái và hậu cung. Cụ tổ Đôn chính đời thứ 3 đầu thế kỷ 17 lập nhà thờ cúng gia tiên. Gần 1 thế kỷ sau 1716 cụ tổ Phúc An đời thứ 6 chính thức xây dựng nhà thờ kiên cố từ đại bái vào. Đến cụ Phúc Tự đời 11 xây thêm nhà tiền tế. Năm 1920, cả họ góp tiền xây dựng 2 nhà tả hữu mạc. Năm Bảo Đại 6 cải tạo từ đường xây dựng hoàn toàn gỗ lim như ngày nay. Từ đường họ đặng Đỗ Xá hàng năm con cháu 5 chi là hậu duệ của cụ tổ các nơi đến dâng hương tiến tế. Những ngày giỗ tổ rất nhiều đoàn họ Dặng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước về dự và nơi đây trở thành một di tích lớn của họ Đặng.

Đặng Trần Chinh

 

HỌ ĐẶNG XÃ ÔNG ĐÌNH

HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH  HƯNG YÊN

            Họ Đặng xã Ông Đình từ họ Đặng xã Tự Nhiên, huyện Thường Tín, Hà Tây thiên cư sang. Hiện mới được 7 đời gồm 700 khẩu (một nhánh ở đây thiên cư về Kiến An). Nơi đây có mộ thiên táng thân mẫu Hoằng tín hầu Đặng Bân cụ tên là Nguyễn Thị Huyền vợ thứ của cụ Trần Quốc Kiệt. (Tức Đặng Phúc Quang). Ngày 13 tháng 11 Đinh Hợi. Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam cùng với chi họ Đặng xã Tự Nhiên sang xã Ông Đình dự lễ tế tổ thân mẫu Hoằng tín hầu. Địa hình ngôi mộ thiên táng: Bạch tượng khuyến hồ táng tại tỵ - phát tam thế tể tướng nhị thế hương Nho. Trong gia phả dòng họ ghi (tư thử dĩ lai, danh sư quán thế, phát phúc vĩnh niên niên, thiên táng mộ hợi, long chuyển cấn nhật thủ, tạo cấn hương khôn, thuỷ tiêu mũi”.

            Ngôi mộ thân mẫu đã nhiều năm không tìm được. Nhưng do linh thiêng tổ đã báo mộng chỉ dẫn cho con cháu biết để xây mộ. Ông Đặng Văn Phú là nhà ngoại cảm đã giúp cho chi họ xác định đây chính là mộ thân mẫu tổ Hoằng tín Hầu Đặng Bân. Bà con họ Đặng chi Sở tại rất phấn khởi.

ĐẶNG QUANG ĐÁN

 

HỌ ĐẶNG TỪ VÂN LÊ LỢI, THƯỜNG TÍN, HÀ TÂY

            Ngày 25-2, Mậu Tý (tức là ngày 1-4-2008). Nhận lời mời của ông Trưởng tộc Đặng Văn Thuỵ cụ Đặng Trần Đảng, ông Đặng Trần Lưu, ông Đặng Ngọc Thanh dự giỗ tổ lần thứ 236 chi họ Đặng thôn Từ Vân xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Tây. Cụ tổ về đây lập nghiệp là cụ Đặng Đức Nhân (1694 - 1772). Đến nay đã được 14 đời khoảng 500 nhân khẩu chia ra 2 chi. Đây là lần đầu tiên chi họ ở đây mới tham gia với Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam. Đến dự giỗ tổ còn có ông Đặng Quang Đán và một số bà con chi họ Đặng Tự Nhiên. Bà con dòng họ đang phấn đấu xây dựng nhà thờ để hàng năm bà con trong họ có chỗ tập trung giỗ tổ. Đây là ước nguyện đông đảo bà con và cũng thể hiện lòng tri ân của con cháu với tổ tiên. Mong Hội đồng gia tộc họ Đặng ViệtNam chắp nối chi họ Từ Vân về với cội nguồn.

ĐẶNG VĂN LUẬT

 

PHÁT HIỆN 7 NGÔI MỘ HỌ ĐẶNG

            Theo thông báo của viện khảo cổ Hà Nội,  trong khi khai triển dự án xây dựng trên nền nhà máy Trần Hưng Đạo cũ (nơi đây xưa kia là Đàn Nam Giao các triều đình phong kiến cho đến khi triều đình nhà Nguyễn di chuyển vào Huế mới thôi) có rất nhiều mộ trong đó có 7 ngôi mộ họ Đặng. Đại diện Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam gồm có cụ Đặng Xuân Phi, Đặng Trần Đảng, ông Đặng Trần Lưu, Đặng Ngọc Thanh cùng tiến sĩ Đặng Văn Phú đã tới hiện trường. Qua nhà ngoại cảm Đặng Văn Phú, đối chiếu gia phả đã xác định được 7 ngôi mộ trên thuộc chi họ Đặng xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ban dự án, Viện Khảo cổ, chi họ Tây Tựu và ông Đặng Trần Lưu, đại diện Hội đồng Gia tộc đã làm đủ các nghi thức tế lễ di chuyển 7 ngôi mộ trên an táng tại nghĩa trang Yên Kỳ (Bà Vì, Hà Tây). Ông Đặng Trần Lưu - và chi họ Đặng Tây Tựu đã chứng kiến lễ an táng và tiếp nhận 7 ngôi mộ trên. Qua thông tin họ Đặng ông Lưu đại diện Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam chân thành cảm ơn Viện Khảo cổ, Sở Văn hoá thông tin thể thao Du lịch Hà Nội, Ban quản lý dự án đã tận tình chu đáo, trang trọng, thực hiện đủ các nghi lễ cần thiết bảo quản di chuyển an táng 7 ngôi mộ trên của họ Đặng.

ĐẶNG TRẦN LƯU

 

HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM TÌM HIỂU CÁC CHI HỌ ĐẶNG Ở CẨM KHÊ, LÂM THAO, PHÚ THỌ

            Ngày 12-3-2008, thường trực Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam  gồm các cụ Đặng Xuân Phi, Đặng Trần Đảng các ông Đặng Tài, Đặng Trần Lưu, Đặng Xuân Phong, Đặng Thoan, Đặng Sinh, đã đến thôn Tạ Xá, xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, và xã Lương Lỗ, huyện Lâm Thao gặp gỡ trao đổi một số chi họ Đặng ở đây để chắp nối cội nguồn. Qua những tư liệu về dòng họ, các cụ tổ lập nghiệp nơi đây việc nghiên cứu đã có nhiều triển vọng. Các cụ cao niên, các trưởng tộc và chính quyền địa phương ở các nơi này đã tiếp đón đoàn Hội đồng gia tộc rất nồng nhiệt, bà con ai cũng phấn khởi, vui mừng và mong muốn được tham gia hoạt động, gắn bó với đại gia đình họ Đặng Việt Nam.

ĐẶNG TRẦN LƯU

 

HỌ ĐẶNG CẨM ĐÔNG SẮP RA MẮT CUỐN SÁCH VỀ LỊCH SỬ, TRUYỀN THỐNG MỘT CHI HỌ ĐẶNG

Mới đây, tại xã Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, Hội đồng gia tộc họ Đặng địa phương đã tổ chức hội thảo khoa học để chính thức thông qua nội dung cuốn sách "Họ Đặng Cẩm Đông: Lịch sử và truyền thống". Nội dung cuốn sách đề cập đến bối cảnh chính trị - kinh tế - xã hội địa phương từ khoảng 200 năm nay gắn liền với sự tồn tại phát triển của gia tộc họ Đặng ở đây, cung cấp thông tin về từng người trong 9 thế hệ từ trước tới nay, nhằm giáo dục tinh thần uống nước nhớ nguồn.

Đây là kết quả việc thực hiện ý tưởng của Hội đồng gia tộc họ Đặng đã ấp ủ, thai nghén, chuẩn bị tiến hành từ nhiều năm nay.

Đại diện Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam đã phát biểu ý kiến đánh giá cao tinh thần của các vị trong Ban Cố vấn, Ban Biên tập cuốn sách đã huy động trí tuệ, khả năng của các thành viên trong gia tộc từ việc cung cấp thông tin, đối chiếu, thẩm định tư liệu, thống nhất cao về nội dung những thôn tin đưa vào cuốn sách, góp phần xây dựng lòng tự hào về tổ tiên, dòng họ và động viên mọi người hăng hái sản xuất, công tác, học tập.

Thay mặt Ban Cố vấn, ông Đặng Trung Kiên - Trưởng tộc đã cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan chức năng cũng như Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam, đón nhận món quà lưu niệm của Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam trong sự hân hoan phấn khởi của hơn 100 đại biểu dự Hội thảo.

Ông Đặng Xuân Dung, chủ biên cuốn sách - phát biểu nói lên tầm quan trọng của cuốn sách sắp ra mắt và mời mọi người dự bữa cơm thân mật.

Đặng Thành.

 

Cập nhật lần cuối: 5/17/2011 10:50:45 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb