HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Ngô Thời Nhiệm và Đặng Tiến Đông

5/17/2011 10:49:00 PM

 

  
 

 

 

Ngô Thời Nhiệm và Đặng Tiến Đông

HAI NGƯỜI ĐỒNG CHÍ ĐỒNG TÂM

 

            Ngô Thời Nhiệm sinh năm 1746, quê xã Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con cháu một dòng họ có nhiều nhà khoa bảng mà người làng gọi là “họ Ngô một bồ tiến sĩ”. Năm 1775 ông đỗ tiến sĩ làm quan dưới thời chúa Trịnh Sâm. Năm 1780 ông làm Đốc đồng trấn Kinh Bắc phải về quê chịu tang cha và bị nghi làm lộ kế hoạch bạo động của Trịnh Khải. Năm 1782, Trịnh Khải lên ngôi chúa nhưng khi đã hết tang ông cũng không ra làm quan. Năm 1788, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đóng quân ở phía Nam Thăng Long, Vương cho tìm các cựu thần nhà Lê, ông người đầu tiên đến quân doanh và được Vương thu dùng, ông có công lớn trong việc bang giao giữa tây Sơn với nhà Thanh. Năm 1803 ông mất sau khi bị đánh ở Văn Miếu.

Đặng Tiến Đông, SN 1738, ông quê làng Lương Xá (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây). Là con cháu một dòng họ đại công thần triều Lê Trịnh, một dòng họ đã đi vào câu ca "Bao giờ núi Chúc hết cây, Vực Ninh hết nước Đặng này hết quan". Năm 1963, ông Đỗ Tạo Sĩ ra làm quan đến năm 1782 khi Trịnh Khải lên ngôi chúa ông phải bỏ quan đi trốn do lính Tam Phủ lùng bắt những người họ Đặng, họ Hoàng, và anh trai ông là Đặng Đình Thiệu bị chúa Trịnh Khải giết do đưa Tuyên Phi Đặng Thị Huệ đi trốn không thoát. Năm 1787 ông vào Bình Định theo Tây Sơn. Trong trận đại phá quân Thanh Tết Kỷ Dậu (1-1789) ông là tướng tiên phong cầm cánh kỵ binh theo đường thượng đạo đánh đồn Khương Thượng, Nam Đồng (thường gọi là trận Đống Đa).

Ngô Thời Nhiệm và Đặng Tiến Đông vốn người đồng hương (cùng trấn Sơn Nam cách nhau chưa đầy 20km) cùng làm quan triều Lê Trịnh và triều Tây Sơn đã trở nên hai người đồng chí, đồng tâm.

Bài thơ "Đông Mỗ tương thức" của Ngô Thời  Nhiệm cho thấy hai người từ chỗ quen biết đã trở nên đôi bạn cùng chí hướng.

Năm 1792 khi Đặng Tiến Đông viết  phả của dòng họ đã nhờ Ngô Thời Nhiệm viết bài tựa. Trong bài tựa ngoài việc nêu rõ ý nghĩa của việc viết phả và đọc phả, Ngô Thời Nhiệm còn ca ngợi công lai, tài đức của Đặng Tiến Đông và coi việc ông đi theo Tây Sơn là gặp thời. Cuối bài tựa Ngô viết: "Tôi với ông là người đồng triều, đồng quận. Xem bộ phả này tôi với ông lại là người đồng chí, đồng tâm".

Bài văn bia "Sùng đức thế tự bi" tại chùa Thuỷ Lâm ở thôn Lương Xá do Phan Huy Ích soạn và Ngô Thời Nhiệm nhuận sắc. Nội dung bài văn bia là lời dân làng Lương Xá ca ngợi công đức Đặng Tiến Đông và tổ tiên ông đối với dân làng Lương Xá nên được thờ cúng tại đình và chùa làng.

Đọc các tác phẩm trên của Ngô Thời nhiệm, người họ Đặng Lương Xá kính trọng ông, người đồng chí và đồng tâm của cha ông mình.

Cập nhật lần cuối: 5/17/2011 10:49:00 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb