HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Lễ dâng hương Đức Thánh Trần

5/16/2011 4:26:17 PM

 Lễ dâng hương Đức Thánh Trần
  

 

LỄ DÂNG HƯƠNG TẠI TƯỢNG ĐÀI ĐỨC THÁNH TRẦN

Ngày mồng 6 tháng 9 năm Mậu Dần (tức là ngày 25/10/1998), đại diện hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam đã cùng với sở Văn hoá tỉnh Hải Dương và con cháu chắt các dòng họ Đặng đang công tác tại các cơ quan của tỉnh. Đoàn gồm có 29 người đủ cả 4 thế hệ đã về đền Vương Phụ (An Sinh Vương Trần Liễu thân phụ của Đức Thánh Trần), dâng hương và trồng cây đại đỏ tại tượng đài Đức Thánh.

Đền Vương phụ ở quả đồi cao 246m (so với mực nước biển) hướng về phía Nam – Tây Nam (cung đình). Tương truyền hậu cung thờ Ngài chính là Thảo am của Người lúc sinh thời.

Cạnh đền còn có ngôi Chùa Tường Vân (Tường Vân Tự). Tương truyền ngôi chùa cổ là nơi Người (Vương phụ) thắp hương thờ phật lúc sinh thời, trước chùa còn có giếng nước thiên tạo đường kính khoảng 10m. Nước lúc nào cũng đầy không bao giờ cạn. Theo lời nhà sự trụ trì tại chùa kể: “Giếng nước này chính là mắt Rồng”. Hai cây đại ở bên giải vũ chùa cành lá xum xuê có thể cũng vài trăm năm tuổi.

Tượng đài của Đức Thánh Trần đặt ở quả đồi cao 200m (so với mực nước biển) phía trước đền Vương Phụ. Tượng đài của Người tạc bằng đá hoa cương gồm 65 tấm ghép lại nặng 130 tấn. Tượng cao 12,7m thế đứng hiên ngang, quắc thước, uy nghi lẫm liệt. Tượng đài hướng về phía Nam - Tây Nam, đầu đội mũ kim khôi, mình mặc kim giáp, tay trái đặt vào đốc thanh kiếm “Thanh Long yển nguyệt” tay phải cầm cuốn “Bình thư yếu lược Vạn Kiếp bí truyền”.

Dưới tam cấp là sân rộng để chầu lễ, phía trái có bức phù điêu bằng gốm nung dài 156m – cao 8m khắc các cảnh hội nghị Bình Than có thanh niên anh hùng Trần Quốc Toản bóp nát trái cam vua ban vì không được tham dự hội nghị bàn kế chống giặc ngoại xâm Nguyên – Mông, cảnh các bô lão dự hội nghị Diên Hồng, cảnh quân dân cả nước thích chữ vào cánh tay với lời thề “Sát Thát”.

Già buổi non trưa hôm ấy mặc dầu trời hoe nắng, song ở độ cao này mây trắng vẫn vờn quanh dưới chân không khác nào đang được du ngoạn nơi non bồng cảnh tiên.

Đứng ở độ cao này nhìn về phía Đông Nam phương Tốn có đường quốc lộ số 5 song song với sông Kinh Thầy theo thuyết phong thuỷ thuộc dạng “nước bao kép” tụ khí linh thiêng. Nam – Tây nan (cung Đỉnh) và phương Khôn nào là sông Thái Bình uốn khúc, chếch xa nữa là Lục đầu giang thuộc dạng rồng lượn 9 khúc là địa linh tụ khí. Phía Bắc - Đông Bắc (phương Cấn) có vòng cung Đông Triều có động Kinh Chủ, mạch núi nhấp nhô như bầy rồng tụ hội (quần long hội ẩn) kéo thẳng về An Sinh và nhô cao lên chẳng khác nào cảnh Rồng chầu Hổ phục.

Phải chăng ! An Sinh sớm chính là nơi “Địa linh nhân kiệt” ?

Những ai là người có tâm huyết với dòng họ hãy xin có một lần đến nơi đây chiêm bái, để được dâng nén hương thơm kính cẩn tri ân công đức của vị anh hùng dân tộc đã 3 lần làm cho giặc Nguyên – Mông bạt vía kinh hồn và được ngắn nhìn phong cảnh non sông kỳ thú này.

Thành viên HĐGT họ Đặng Việt Nam

Đặng Kim Ngư

 

Cập nhật lần cuối: 5/16/2011 4:26:17 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb