HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Thám hoa ĐẶNG MA LA

5/27/2011 10:10:33 AM
  
 
NHỮNG CHUYỆN VỀ QUAN THÁM HOA ĐẶNG MA LA
 

 

Nhân dịp kỉ niệm 750 năm(1247-1997) ngày Thủy tổ Đặng Ma La thi đậu thám hoa và ngày kị nhật cụ 2-12 âm lịch tức ngày 31-12-1997 tại Hải Phòng. Xin giới thiệu một số tư liệu về cụ thủy tổ Đặng Ma La do ông Đặng Huy Tập sưu tầm.

BÀI THI ĐINH MÙI NĂM 1247

Đó là khoa thi năm Đinh Mùi 1247 hiệu Thiên ứng chính bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông.Đề bài phú nổi tiếng của khoa thi này là : “Ấp Tử từ kê mẫu du hồ phú”. Ý nói đến sự chuyển giao thời đại từ Lý sang Trần. Với khoa thi này 51 thí sinh đỗ Tiến sĩ, trong đó có tam khôi là : Nguyễn Hiền 13 tuổi đỗ trạng nguyên, Lê Văn Hưu 18 tuổi đỗ bảng nhãn và Đặng Ma La 14 tuổi đỗ thám hoa. Trạng nguyên Nguyễn Hiền người làng Thượng Nguyên Trấn Sơn Nam, Lê Văn Hưu bảng nhãn người làng Đông Sơn Thanh Hóa và Đặng MA LA người xóm Phúc Hòa xã Tuy Động Chương Mĩ Hà Tây ngày nay.

(Tài liệu “Chuyện hay nhớ mãi” do Thái Vũ chủ biên, NXB Thuận Hóa 1987 )

 
TÂN KHOA TRIỀU KIẾN VUA

Trong lễ triều kiến vua Trần Thái Tông, hai trong ba vị thi đỗ tam khôi trẻ tuổi nhất đã được vua hỏi chuyện là Trạng nguyên Nguyễn Hiền và Thám hoa Đặng Ma LA. Vua thân mật hỏi trạng: “Trạng nguyên ở nhà học với ai?”. Trạng Hiền đáp: “Sinh nhi dĩ tri” (sinh ra đã biết). Vua thấy trả lời cộc lốc vô lễ nên cho về hẹn ba năm sau sẽ mời vào triều cho làm quan.Hỏi đến Thám hoa 14 tuổi, cậu lễ phép tâu: “Đắc ư sư truyền” (sở dĩ đỗ cao là do công thầy truyền thụ). Vua khen lễ phép và giữ luôn ở triều làm quan và phong chức Thám hoa lang thẩm hình viện và hạ chiếu chỉ cho các địa phương rước vinh quy quan Thám.

(Sưu tầm báo Hà Tây)

 
THÁM HOA CON AI?

Được ở lại làm quan, khi vua hỏi lai lịch quan Thám Hoa trẻ tuổi, cậu thiếu niên tân khoa lễ độ tâu với vua về lai lịch của mình như sau:

Thưa bệ hạ: “Mẫu thân cảm thần nhi sinh thần thần học, thần giã” nghĩa là mẹ thần cảm thần sinh ra thần, thần họcmà tiến thân. Đặc biệt trong câu trả lời có 4 chữ thần đồng âm mà khác nghĩa.

(Ghi thư truyền thuyết làng Tốt Động)

 
THÁM HOA THỀ KHÔNG VỀ LÀNG

Tục truyền khi chiếu chỉ của vua sức về xã Tốt Động huyện Chương Mĩ để rước vinh quy quan Thám tân khoa Đặng Ma La ở làng và ở huyện. Viện lí do quan Thám hoa không bố nên chức dịch của làng tổng và Làng không rước. Vì lẽ đó cho nên quan thám hoa thề từ nay không về làng nữa và từ đó cúng không ai ở làng này đỗ đạt nữa. Mãi năm 1890 khi làng dựng bia và văn miếu thờ thì làng mới có người đỗ đạt. Đó là lí do sau khi làm quan Người về Trí Sĩ và mất tại Hàng Kênh Hải Phòng và truyền lại di duệ con cháu họ Đặng miền Đông bắc Tổ quốc.

(Ghi theo lời kể của các bô lão lang Tốt Động)

 
TẠI SAO TÊN QUAN THÁM LÀ ĐẶNG MA LA

Theo các cụ làng Tụy Động xa xưa, nay gọi là làng Tốt Động Chương Mĩ, vùng cánh đồng làng gần xóm Và nay là Phúc Hòa nơi ở của bà Tiêu mẹ quan Thám khi hàn vi có một gò đất gọi tên là gò La. Nhà nghèo cha mẹ mất sớm, cô gái họ Đặng cần cù dậy từ trống canh ba để đi mò cua bắt ốc độ thân. Thì lạ thay ở gần gò La có ánh đèn chai và tiếng người đọc sách bình thơ, đã nhiều lần như vậy nhưng khi cô đến gần thì ánh đèn và tiếng người biến mất, để lại vết chân lạ. Cô ướm vừa, sau đó về thu thai sinh ra một người con trai khôi ngô, tuấn tú. Dân làng đặt tên là Đặng Ma La (ma ở gờ La nhập vào đầu thai). Năm 1993, khi tìm về cội nguồn đoàn đại biểu dong họ Đặng có ra lễ tại gò La.

(Đặng Huy Tâp ghi theo lời kể của các cụ lão)

 
THÔNG MINH TỪ THUỞ CÒN THƠ

Gần nhà thầy đồ có lớp học day trẻ con. Theo mẹ đi cấy thuê cho nhà giàu gần đó, cậu bé con cô thợ cấy quen với lũ học trò. Một hôm thầy kiểm tra kiến thức học trò bằng câu đối, một học trò biết Đặng Ma La thong minh liền gà đối hộ. Thầy biết bèn thử tài trí cậu bé 10 tuổi băng vế đối như sau: “Làm thằng chí, làm thằng chuột, làm thằng bạch đinh, khốn khó lầm than cùng khắp đất”. Đặng Ma LA ứng khẩu đối luôn: “Đỗ ông cống, đỗ ông nghè, đỗ ông hoàng giáp giàu sang phú quý lệch nghiêng trời”. Vế đối quá chỉnh, thầy đồ khen khẩu khí có tài sau này ắt làm nên nghiệp lớn.

(Báo Hà Tây 10-2-1993 )

 
KHẨU KHIẾN CÔ GÁI BẮT CUA HỌ ĐẶNG

Các cụ kể lại rằng, hồi còn hàn vi bố mẹ chết sớm cô phải mò cua bắt ốc để sinh sống. Ra ruộng cứ mỗi lần thò tay vào hang bắt cua, người ta thấy cô vừa cười vừa nói: “Vương là vua, thò tay bắt cua, rút ra chữ Đắc”. Đắc là được, thật đúng khẩu khiến bà mẹ thần đồng Đặng Ma La.

(Báo nhâmn dân chủ nhật 15-9-1991)
 

ĐỨC HƯNG ĐẠO VƯƠNG KHEN CHỮ QUAN THÁM

Trong tiểu thuyết lịch sử “Người Thăng Long” của Hà Ân (NXB Hà Nội 1980) có đoạn ghi lại về Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khên chữ quan Thám hoa Đặng Ma La. “Trần Nhật Duật ngắm mãi bức trướng và nhẩm đọc. Té ra là bài “Trà Ca”của Lư Đồng chép theo kiểu chữ thảo_ Trần Quốc Tuấn nhìn em tủm tỉm cười: “Chữ của ông Thám hoa Đặng Ma La đấy. Ta ta thích chữ của ông ta, cách viết không bay bướm cầu kỳ kiểu cách, nó đường bệ mà vẫn giản dị. Em xem bài thơ có nhiều chữ Trà mà không có chữ nào ông ta viết giống chữ nào. Nghe nói Đặng Ma La chép bài thơ này vào lúc rượu ngà ngà say. Về sau ông ta đã thử chép lại vài lần khác nhưng không lần nào đạt được vẽ đẹp như chữ của bức trướng này”.

 
ĐẶNG MA LA THAM GIA TRIỀU CHÍNH

Đổi niên hiệu từ Kiến Trung 7 sang Thiên ứng Chính Bình, vua Trần Thái Tông đã sắp đặt mọi việc vào quy củ. Các đại thần Lương đống ngoài Thái sư Trần Thủ Độ và Phùng Tá Chu, còn có các gương mặt: Lê Phụ Trần, Phạm Ứng Mộng, Phạm Kính Lân, Trương Thất, Lê Văn Hưu, Đặng Ma La, Trần Phúc Kính.

(Trích “Ngôi vua và những chuyện tình” NXB TP Hồ Chí Minh)

 
ĐẶNG MA LA VỀ KINH DƯƠNG

Vì lời thề không về làng Tốt Động khi vinh quy 1247 cho nên cả thời kì làm quan và về Chí Sĩ tại vùng Thái ấp vua phong ở xã Kinh Dương huyện Nghi Dương Tĩnh Động, nay là Dư Hàng Kênh- Hải Phòng và mất tại đây. Hiện còn từ đường và lăng mộ cụ. Di duệ của Thám hoa tại đây rất đông, con cháu đều làm nên sự nghiệp.

(Theo gia phả Đặng tộc Hàng Kênh)

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:10:33 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb