HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Thông tin số 2 - Tiếp theo và hết

5/27/2011 10:49:04 AM
  
 
Những con số đạt được mà hội khuyến học - khuyến tài Họ Đặng thôn Liên tỉnh,xã Nam Hồng
Học vị thạc sĩ có: Đặng Văn Kháng, Đặng Tính, Đặng Hồng Chương, Đặng Hồng Thi, Đặng Đức Toàn, Đặng Thị Ngoan, Đặng Đức Khang, Đặng Ngọc Hoản, Đặng Ngọc Hạnh.

+ Bà Đặng Thị Tách - nguyên Phó Giám đốc sở GD - ĐT Hà Tây.

+ Trung tá Đặng Ngọc Đô - trưởng phòng Bộ Công An

+ Kỹ sư Đặng Ngọc Ban - nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Châu - Sơn La.

+ Ông bà Đặng Văn Khang hiện là doanh nghiệp giỏi ở địa phương thu hút hàng trăm lao động có việc làm thường xuyên.

+ Bà Đặng Thị Nguyệt - Giám đốc Công ty xây dựng Nam Định.

+ Ông Đặng Ngọc Hoàn - Trưởng phòng Bộ GD-ĐT.

2 Truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm

Là dòng họ hiếu học có nhiều con cháu hoạt động từ tiền khởi nghĩa. Sau cách mạng Tháng 8 thành công ông Đặng Đức Nhuận được cách mạng giao giữ chức Chủ tịch UBKC tỉnh Hà Nam, ông Đặng Đức Lạng (em rể bác Lê Đức Thọ) giữ chức chủ tịch xã Lâm Thời, các ông Đặng Vĩ, Đặng Bẩy hiện đang được hưởng chế độ ưu đãi lão thành cách mạng.

Trong 2 cuộc kháng chiến cả họ có 7 liệt sĩ chống Pháp 21 liệt sĩ chống Mỹ, trong đó có 3 liệt sĩ ở chiến trường Lào và Campuchia.

Cả dòng họ chúng tôi rất tự hào trong 2 cuộc kháng chiến, kể cả từ khi Nhà nước có luật NVQS trong thời bình không có 1 quân nhân nào hoặc bỏ ngũ. Đến nay được Nhà nước phong tặng 450 huân huy chương các loại.

Tuy là dòng họ lớn nhất thôn Liên Tỉnh, song con cháu đều đi công tác và làm ăn xa trên khắp miền đất nước, còn lại ở quê hương chỉ có 82 hộ và 261 khẩu, trong đó có 71 hộ có con cháu là học sinh phổ thông. Hàng năm, có từ 97 đến 126 cháu ở độ tuổi đi học. Ban chấp hành chi hội khuyến học khoá III (2007-2012) có 9 thành viên, phân công 1 chi hội trưởng, 1 chi hội phó thường trực, 1 chi hội phó phụ trách học tập và quản lý tài chính, còn lại là phụ trách 7 phân hội (có vị phải kiêm).

3. Về xây dựng quỹ vốn va sử dụng quỹ vốn

a) Xây dựng quỹ vốn

Ngay từ ngày đầu chúng tôi đã xác định có quỹ vốn mới nuôi giữ được phong trào. Đến nay đã có 10 tổ chức và 102 cá nhân ủng hộ quỹ, người cao nhất là 1.200.000 đồng, người thấp nhất là 5000 đồng. Có 4 nguồn thu:

+ 10 tổ chức tài trợ: 1.330.000 đ

+ 122 cá nhân ủng hộ: 28.396.800 đ

+ Lãi tiền gửi: 1.191.800 đ

+ Đăng ký học giỏi: 1.502.000 đ

Tổng cộng: 32.420.000 đ

b) Sử dụng vốn quỹ: 4 khoản được chi:

+ Tài trợ cho 81 trẻ em nghèo: 10.837.750 đ

+ Thưởng cho 443 học sinh giỏi: 11.773.950 đ

Trong đó: 21 cháu đạt giải tỉnh và 25 cháu đạt giải huyện

+ Mua sắm tài sản, tài liệu: 1.895.900 đ

+ Dư cuối kỳ tháng 7/2007: 7.867.000 đ

Ngoài việc xây dựng quỹ vốn, gia đình ông Đặng Ngọc Hoản tài trợ cho cháu Yến từ sinh viên năm thứ nhất mỗi tháng 1 triệu đồng.

4. Mở rộng hoạt động khuyến học

4.1. Phương pháp khuyến học và giáo dục

Chúng tôi kết hợp tay ba giữa chi hội khuyến học, nhà trường với các gia đình có con cháu đi học, song lấy đơn vị gia đình là chủ yếu. Cuối năm 2005, Chi hội Khuyến học họ đã ký kết với trường THCS xã Nam Hồng nên BCH Chi hội đã có cơ sở để cùng các hộ có trẻ đi học theo dõi sát tình hình diễn biến trong học tập, về những biểu hiện khác thường, nhất là học sinh lớp 9.

4.2. Kết quả về học tập

Chúng tôi đã xoá được tình trạng trẻ trong độ tuổi đi học mà không đi học hoặc bỏ học giữa chừng. Năm 1993 đạt tiêu chí phổ cập THCS. Năm 2006, theo thống kê đến ngày 1/6/2006 toàn họ tộc có 45 cháu ở độ tuổi 18 đến 25, đã có 41 cháu được cấp bằng tú tài, đạt tỷ lệ 91%.

Kết quả học tập trong 10 năm, từ 1997 đến 2006.

Năm

Vào các bậc học

Kết quả đỗ đạt

Trong đó lớp 12

Thi vào các trường

Tiểu học

THCS

THPT

Tiểu học lên lớp, tốt nghiệp

THCS lên lớp, tốt nghiệp

THPT lên lớp, tốt nghiệp

ĐH

THCN

Học nghề

4 năm 1997-2000

156

149

59

153/156

143/149

39/53

39

20

6

5

3

2001

48

41

22

48/48

41/41

22/22

8

5

 

2

1

2002

56

38

32

56/56

38/38

32/32

10

7

   

3

2003

38

54

29

38/38

54/54

29/29

10

4

1

3

2

2004

41

45

29

41/41

45/45

29/29

11

4

7

   

2005

43

38

27

43/43

38/38

27/27

6

5

 

1

 

2006

32

35

24

32/32

35/35

24/24

7

5

1

1

 

Cng 10 năm

414

400

222

411/414

394/400

202/216

91

50

15

12

9

4.4. Xây dựng gia đình hiếu học

Hàng năm cùng với sự khuyến học cho trẻ, tổng kết khen thưởng học sinh còn có tuyên dương một số gia đình tiêu biểu trong họ tộc để học tập lẫn nhau. Năm 2002 Đại hội tuyên dương các gia đình hiếu học lần thứ nhất huyện Nam Trực đã công nhận 8 gia đình, năm 2003 công nhận 30 gia đình, năm 2004 công nhận 14 gia đình, năm 2005 công nhận 9 gia đình. Năm 2006 công nhận 19 gia đình trong đó có 2 gia đình cấp tỉnh, 6 gia đình cấp huyện và 8 gia đình được công nhận lần 2. Từ thành tích trên, năm 1995 được huyện uỷ, UBND và phòng Giáo dục - Đào tạo tặng bức trướng và nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương, tỉnh huyện và 2 huy chương “vì sự nghiệp khuyến học”.

Một số hộ gia đình có từ 3 người có học vị trở lên.

TT

Gia đình con có 2 thế hệ từ bố mẹ đến con

Học vị

TT

Gia đình tính có 2 thế hệ từ bố mẹ đến con

Học vị

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Cử nhân

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Cử nhân

1

Cụ

Đặng Uông

     

6

Thầy

Đặng Ngọc Kiệm

     

2

Cụ

Đặng Đức Ru

   

5

7

Cô giáo

Đặng Thị Bích

   

3

3

Cụ

Đặng Ngọc Viên

1

1

1

8

Ông bà

Đặng Văn Khang

   

3

4

Ông

Đặng Đức Nhiệm

1

 

5

9

Ông bà

Đặng Đức Ry

   

3

5

Ông

Đặng Ngọc Kiểm

 

1

4

10

Đặng Đức Thừa

1

1

3

1. Đại hội cha mẹ học sinh nhiệm kỳ II ngày 5/7/2002 đã xây dựng quy ước để trong họ thực hiện là “4 có và 4 không”

4 có

- Có đủ đồ dùng học phẩm cho trẻ

- Có đủ phương tiện cho con đi học

- Có quỹ khuyến học gia đình cho trẻ

- Có phòng học đủ “tiêu chuẩn cho trẻ học tập”.

4 không

- Không có trẻ trong độ tuổi đi học mà không đi học

- Không có trẻ bỏ học giữa chừng

- Không có trẻ nghiện hút và các tệ nạn xã hội khác

- Không có trẻ vi phạm kỷ luật nhà trường và luật giao thông

Ngày 10/6/2004 các ông, bà phân hội trưởng và các ông đại diện các chi họ cùng ông trưởng tộc ký cam kết với UBND xã Nam Hồng về dòng họ khuyến học làm công tác an ninh trật tự ở khu vực dân cư tốt nên cuối năm 2005 dòng họ chúng tôi rất vinh dự được nhận giấy khen của Giám đốc công an tỉnh Nam Định và kèm theo tiền thưởng 100.000 đ.

5. Một số bài học kinh nghiệm hoạt động khuyến học.

- Khác với cơ quan hành chính và các đoàn thể xã hội khác, việc chọn người vào BCH chi hội phải là người có nhiệt tình, có trình độ năng khiếu, tâm lý xã hội nói chung và có lòng vị tha mến trẻ.

- Làm công tác khuyến học phải thường xuyên kiên trì, phải biết khai thác giữ truyền thống lịch sử với khuyến học hiện tại.

- Xây dựng quỹ vốn phải hoàn toàn tự nguyện, tránh tâm trạng xin nài và khai thác quá mức của cha mẹ học sinh. Khi có vốn rồi phải tài trợ, đúng đối tượng, công khai minh bạch. Mỗi việc làm phải tất cả vì học sinh thân yêu.

BCH Hội khuyến học Họ Đặng thôn Liên Tỉnh, xã Nam Hồng

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:49:04 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb