HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG

9/20/2019 10:57:13 AM
   
 
 

VINH DỰ ĐƯỢC BÁC HỒ KẾT NẠP ĐẢNG

Đặng Văn Cáp (còn có tên là Linh), sinh ra ở Can Lộc, Hà Tĩnh trong gia đình nho học yêu nước, có nghề bốc thuốc chữa bệnh. Những năm đầu của thập kỷ 20 thế kỷ XX anh phiêu bạt đến vùng Đông Bắc Thái Lan, được giác ngộ cách mạng, gia nhập tổ chức thanh niên Việt kiều yêu nước, tham gia thành lập Hội Thân ái. Đến mùa thu năm 1982, ông được gặp Bác Hồ (với tên là Thầu Chín) và sát cánh bên Người một thời gian dài. Ông ở với Bác đúng một năm tròn. Tháng 3-1930, ông được Bác công nhận là Đảng viên Đảng CSVN. Tháng 6-1935, ông bị trục xuất sang Trung Quốc. Tại Nam Ninh, ông được bầu làm Bí thư chi bộ Việt kiều.

Đến tháng 5-1940, Đặng Văn Cáp gặp lại Bác, được giao làm liên lạc giữa các đồng chí Đảng ta và Đảng CS Trung Quốc. Những ngày ở Côn Minh ông được Bác chỉ bảo cách hoạt động, nhất là cách nắm tình hình. Bác yêu cầu người làm liên lạc phải nhớ trong óc, không được ghi ra giấy. Tháng 6-1940, khi Chính phủ Pêtanh ở Pháp đầu hàng phát xít Đức, Bác yêu cầu mọi người phải tìm cách về nước hoạt động ngay. Trưa ngày 28-1-1941 (mồng 3 Tết Tân Tỵ), Bác Hồ cùng một số đồng chí của Đảng ta vượt cột mốc 108 về đến Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng). Trên đường về nước có lúc Bác đóng vai nhà báo, mặc complê, nói tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp. Đồng chí Phạm Văn Đồng đóng vai phiên dịch. Ông Cáp và anh em đóng vai người đi đường.

Ở Pác Bó, Bác giao ông Cáp nhiệm vụ in tài liệu và giao dịch, vận động đồng bào địa phương giúp đỡ lương thực. Ông đã làm bài thơ chữ Hán, nj tạm dịch là:

Suối Lênin cuồn cuộn

Từ núi Mác chảy ra

Suốt ngày đêm chẳng dứt

Tưới khắp cả gần xa

Theo chỉ đạo của Bác, ông Cáp được giao nhiệm vụ xây dựng xưởng vũ khí tại vùng Lũng Hoàng, sau đổi tên là Nam Sơn.

Ngày20-9-1945, ông Cáp nhận nhiệm vụ làm Thư ký biên dịch tiếng Trung và chăm sóc sức khoẻ Bác Hồ.

Tháng 3-1946, Bác chỉ thị cho ông tìm cách phát triển xưởng vũ khí, từ đó “binh công xưởng Ké Cáp” đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí góp phần phục vụ kháng chiến.

Khi thực dân Pháp ngày càng lấn tới, quyết cướp nước ta một lần nữa, ông Cáp được bổ sung vào tổ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ. Ông kém Bác 4 tuổi, vóc dáng gần giống Bác nên được chọn đóng giả Bác Hồ nhằm chống âm mưu của kè thù hãm hại lãnh tụ.

Sau chiến dịch Cao - Bắc - Lạng, ông Cáp được cử sang Trung Quốc làm Biện sự sứ ở Quảng Tây. Tháng 10-1951, ông được giao phụ trách Trường Thiếu sinh quân Việt Nam tại Quế Lâm. Năm 1957, ông về nước, làm việc tại Cao Bằng cho đến năm 1960 thì chuyển sang công tác y học cổ truyền. Trong 20 năm với cương vị Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam ông có công đào tạo nhiều thầy thuốc cho đất nước. Ông từng là đại biểu Quốc hội khoá II và III, Uỷ viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Năm 1983, ông làm bài thơ chữ Hán “Tự thuật”, tạm dịch là:

Chín chục hoa niên vẫn chưa già

Nửa phần thế kỷ mãi xông pha

Con được cách mạng noi gương Bác

Phục vụ Đông y nối nghiệp cha

Việt, Thái, Trung, Xô từng hoạt động

Công, nông, quân, chính đã tham gia

Hễ còn sức khoẻ, còn tranh đấu

Bách tuế trường xuân ấm phúc nhà.

Ngày 22-2-1984, Đặng Văn Cáp, chiến sĩ cách mạng kiên cường, người cận vệ đầu tiên của Bác Hồ người thầy thuốc tận tuỵ, qua đời ở tuổi 90. Thi hài ông được an táng tại Mai Dịch (Hà Nội).

(Theo Báo An ninh Thế giới ngày 24-8-2005)

Cập nhật lần cuối: 9/20/2019 10:57:13 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb