HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Liên Hoa - Nơi yên nghỉ cụ Tổ Mẫu

5/27/2011 10:21:38 AM

 

  
 

 

TÌM THẤY DI TÍCH THỜ THÂN MẪU CỤ TỔ ĐẶNG HIÊN

Trong chuyến đi khảo cứu 4 ngày ở huyện Tam Nông- Hưng Hóa (địa danh thế kỉ 13 nay là huyện Tan Thanh tỉnh Phú Thọ) nới thần tổ Hưng Đạo Đại Vương cắm ấp để hưởng lộc chúng tôi đã tìm thấy mộ Cao Tổ Bà thân mẫu cụ tổ Trần Văn Huy hiệu là Đặng Hiên. Theo gia phả cụ tiến sỹ Đặng Công Diễn, cháu đích tôn trang nguyên Đặng Công Chất có ghi “Ở xã Thượng Nông huyện Tam Nôngcó cái đầm gọi là đầm Nông rất thiêng. Hàng năm cứ đến ngày 20 tháng chạp, dân mở hội tế thần đánh cá, người đến xem rất đông vui. Hôm ấy Đức Mẹ đến dọn chỗ để bán nước chè ở đầm. Chỗ ấy mạch núi đi từ Hưng Hóa đến dáng vào một trái núi phẳng gọi là núi Gạo, phía trong cái núi ấy có một cái vũng rộng độ một sào gọi là Đồng Cả. Đức Mẹ ngồi bán nước chè ở đấy. Đến chiều gió bấc thổi mạnh, khí lạnh buốt người, lúc sang người đã bị sốt, rồi Đức Mẹ mất ngay chỗ ấy “Ngọ- Sơn- Tý- Hướng”. Về sau Tổ được nối đời hiển đạt, phúc ấy lâu dài tới bây giờ là nhờ ngôi mộ ấy”.

Năm 1924, cụ Tổng đốc tỉnh Bắc Ninh là Đặng Trần Vỹ có cung tiến hai mươi đồng tiền (tiền Đông Dương, tương đương gần một lạng vàng) để xây dựng ngôi đền ba gian thờ Cao Tổ Bà. Năm 1971, lụt lớn, cây đa cổ thụ trước khu đền bị đổ, ngôi cũng đổ theo mất tích. Ít năm sau có một người cháu là Trần Văn Khoa được đấu thầu chỗ đất ấy có dựng một cái miếu nhỏ rộng khoảng ba đến bốn mét vuông thờ Cao Tổ Bà ngay trên đầu nền đền thờ cũ. Còn đất trên nền đang trồng mía. Các cụ cao tuổi cùng dân làng và cháu Khoa có ý định xây dựng lại đền thờ Cao Tổ Bà nhưng không có tiền, vì ở đây là vùng đất bãi, dân rất nghèo.

Theo như gia phả thì con cháu hiển đạt, no ấm, hạnh phúc là nhờ ngôi mộ ấy. Theo tôi, con cháu nên khẩn trương tâm đức nhanh chóng xây dựng lại đền thờ Cao Tổ Bà để con cháu xa gần đến bái Tổ và chiêm ngưỡng.

Đặng trần Đảng

 

 

 

LIÊN HOA - NƠI YÊN NGHỈ CỤ THÂN MẪU CỤ TỔ ĐẶNG HIÊN

Xóm Liên Hoa là một trong bảy xóm của xã Thượng Nông huyện Tam Thanh tỉnh Phú Thọ.

Liên Hoa cái tên thật đẹp đẽ, theo Hán tự Liên Hoa nghĩa là hoa Xen. Cho đến nay không thấy có tài liệu nào ghi chép lại làm căn cứ là cái tên Liên Hoa có từ bao giờ và ai là người đặt tên cho xóm Liên Hoa.

Theo các cụ già truyền tụng lại xóm Liên Hoa xưa kia gọi là xóm Rừng, một số cụ già tám mươi, chin mươi tuổi, cho đến nay vẫn quen mồm gọi là xóm Rừng, các tên địa danh như “đỉnh Rừng”, “đền Rừng”, “Nền Đình” cho đến nay dân làng vẫn còn nói đến. Đáng chú ý nhất là Đền Rừng- một di tích lịch sử của xóm Rừng vẫn còn hiện rõ trong kí ức của những thế hệ cha anh ở xóm Liên Hoa ngày nay.

“Đền Rừng” chưa biết rõ chính xác xây dựng từ bao giờ, theo các cụ già kể lại thì “Đền Rừng”được xây dựng là đền thờ cúng bà mẹ ông Thượng Bợ, bà tên là Trần Thị Hướng, gia đình bà thời kì đó sinh sống ở làng Bợ, nay là xã Thạch Đồng, bên cạnh bờ song Đà, trên bến dưới thuyền, thuận tiện cho việc buôn bán, nên có chợ Bợ là nơi buôn bán đông đúc từ thời bấy giờ. Thời đó có một “chú Khách” người Tàu, thường qua lại buôn bán ở vùng chợ Bợ và ngủ trọ ở nhà bà Hướng, dần dần trở nên thân quen, thấy ông bà là người hiền lành, phúc đức, chú Khách Tàu biết xem địa lý đã điểm huyệt là ông bà nếu chết vào ngày giờ đó và chon ở điểm đó thì sau này gia đình sẽ “phát”.Nghe theo lời điểm huyệt của chú Khách Tàu, bà Hướng trong một đêm giá rét đã vào xóm Rừng bắt tôm cá và bà đã chết ở đó. Khi người dân xóm Rừng phát hiện thì thi thể bà đã bị mối đắp kín, chỉ còn hở hai bàn chân, người dân xóm Rừng đã chôn cất bà ngay tại chỗ đó, chẳng biết tung tích của bà mà chỉ cho là một bà già bị chết rét, gọi là làm phúc, người dân xóm rừng từ đó hương khói thờ cúng bà như là một đấng linh thiêng.

Câu chuyện được các cụ kể lại tiếp là : “Sau này các con của bà Hướng học giỏi đỗ cao, bà có hai người con trai, thì người con cả đã làm quan tới chức thượng thư trong triều đình và được triều đình cử đi xứ sang Trung Quốc: từ đó bà Hướng mới được suy tôn là bà mẹ ông Thượng Bợ…khi ông Thượng Bợ đi xứ sang Trung Quốc thì có một thầy tướng số của Trung Quốc xem tướng số cho ông và nói rằng sau này ông sẽ tiếm quyền nhà vua, biết được việc này bọn nịnh thần trong triều đình lúc bấy giờ đã tâu với nhà vua phế truất ông Thượng Bợ và sau đó ông bị cách chức.

Căm tức trước sự bất công đó, con cháu ông Thượng Bợ đã triệu tập binh mã đánh lại triều đình, triều đình buộc phải điều binh đi đánh dẹp. (Chưa rõ thời đại triều đình nào?).

Sau khi tiêu diệt xong quân nổi loạn của con cháu ông Thượng Bợ, quan quân triều đình căn cứ vào lời nói của các thầy địa lí và tướng số Trung Quốc nói là mồ mả bố mẹ ông Thượng Bợ tang ở hàm rồng, nếu không trừ khử được thì con cháu sau này cũng sẽ nổi dậy tiếm quyền. Do đó triều đình bèn sai quân lính tiến hành đào ba rãnh lớn để cắt đứt mạnh sống của con rồng, làm cho mả mẹ ông Thượng Bợ không còn đất phát. Ba rãnh đó là “Rãnh thuế”, “Cổ nương” và “ruộng cả”; đào Rãnh thuế tức là cắt đứt mạch trên đầu rồng, đào rãnh Cổ nương tức là cắt đứt họng của con rồngvà đào rãnh Ruộng cả là cắt đứt lưỡi xon rồng; như vậy con rồng sẽ chết khô, không còn sức để hút nước ở cánh đồng làng Nung nữa (là làng Thượng Nông bây giờ có câu ca là “cơm đông á, cá đồng Nung”)…

Tục truyền rằng khi đào xong “Rãnh thuế” nước ở mạch dưới đất chảy ra đỏ như máu ròng rã mấy tháng trời mời hết…

Địa điểm của ba rãnh này, hiện nay vẫn còn vết rành rành, “Rãnh thuế” đào từ chuôm Từ- Văn chạy thẳng sang cánh đồng Xuân dương dài khoảng 500 đến600 mét, rãnh sâu 4,5 mét, hiện nay một số đoạn làm đường đi hoặc nhà dânở thì đã san bằng, một số đoạn thì vẫn còn hình dạng như xưa;Rãnh Cổ Nương đào từ Ải nối liền từ Chuôm Từ-Văn sang Chuôm Lối, dài khoảng 300 đến 400 mét, đất đào lên đắp cao như một cái gò, hiện nay gia đình ông Minh-Quảng ở trền gò này gọi là Cổ Nương. Rãnh Ruộng Cả đào từ Ruộng Cả chạy thẳng xuống đầm nước trước làng dài khoảng 200 đến 300 mét, kiện nay giữa nhà ông Canh cá và nhà ông Xích Biết có một con đường thẳng xuống đồng, chính là rãnh ruộng cả xưa kia…

Trở lại câu chuyện về đền Rừng thờ bà Trần Thị Hướng- mẹ ông Thượng Bợ: Các thời đại sau này sau khi biết rõ tung tích bà cụ già chết rét ở xóm Rừng là mẹ ông Thượng Bợ, dòng dõi vua quan, người dân xóm Rừng đã ý thức được một cách sâu sắc hơn và coi bà như là Thành Hoàng của xóm mình, nên đã tiến hành lập đền thờ cúng bà, hang năm cứ đến ngày 20 tháng giêng âm lịch là tổ chức cúng tế như một lễ hội của địa phương. Lễ hội được bắt đầu từ ngày 19 gọi là “vào cầu”, sang ngày 20 là lễ tế chính thức, mổ lợn hoặc trâu bò làm lễ cúng tế ăn uống linh đình, tối đến lại tổ chức hát “chèo” cho tới tận đêm khuya. Tục lệ cúng này được duy trì từ đời này sang đời khác cho đến tận cách mạng Tháng Tám năm 1945 thì thôi, vì theo đời sống mới. Cụ Trần Văn Cân là người được suy tôn làm chủ tế trong những năm cúng tế cuối cùng của ngôi đền này (1944-1945).

Sau cách mạng Tháng Tám 1945 “Đền Rừng trở thành trụ sở hội họp của các đoàn thể cách mạng trong xóm Rừng ; trở thành lớp học bình dân, bổ túc văn hóa và cũng là nơi vui chơi sinh hoạt hát hò biểu diễn văn nghệ của thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trong xóm. Năm 1952, thiếu nhi toàn xã tổ chức vui chơi cắm trại ở đền Rừng, tổ chức đông người ở ngoài trời nên bị lộ mục tiêu máy bay của giặc phát hiện, hai chiếc khung trực đã bắn vào khu cắm trại của thiếu nhi ở đền Rừng làm hai em bị thương nặng. Đến 1954 hòa bình lập lại, quê hương hoàn toàn giải phóng không còn bong giặc, cuộc cách mạng long trời lở đất tiến hành, đền Rừng trở thành trụ sở hội họp của bà con nông dân tiến hành học tập chính sách giảm tô cải cách ruộng đất và tố khổ địa chủ. Cải cách ruộng đất kết thúc, một cuộc cách mạng khác tiếp tục được tiến hành, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp được triển khai, tất cả ruộng đất đều do hợp tác xã nông nghiệp quản lí sử dụng, phương thức canh tác mới, làm ăn tập thể phát triển đã đẩy lùi những cái gì còn gọi là “tư hữu cá nhân”, “ phong kiến lỗi thời”, do đó không chỉ riêng đền Rừng mà cả đình chùa miếu mạo khác đều bị dỡ bỏ, vì lí do hư hỏng dột nát…?

Về mặt kiến trúc và cảnh quan của đền Rừng đáng lưu ý là đền Rừng được xây dựng không phải ở đỉnh núi mà ở ven bìa rừng, ngay chỗ bà Trần Thị Hướng qua đời, chỉ cách bờ nước không xa theo hướng Đông Bắc, mặt trước nhìn thẳng ra cách đồng ra song Hồng, xa hơn nữa là có thể nhìn thấy núi Nghĩa Lĩnh đền thờ Hùng Vương, và dãy núi Tam Đảo mờ mờ ảo ảo; về phía Đông Nam nhìn qua song Đà có thể trông thấy núi Ba Vì có đền thờ Tản Viên nên còn gọi là núi Tản. Về phía Tây đền Rừng có 3 ngọn đồi thấp, mà địa phương vẫn gọi tên là đỉnh Bằng, núi Mười và núi Đàn, cuối Đỉnh Bằng về phía Nam có một long chảo mà từ xưa đến nay vẫn gọi là Ổ Rồng, đó cũng là lí do để nói rằng đền thờ bà mẹ ông Thượng Bợ là ở Hàm Rồng.

Thời kì đầu đền Rừng xây dựng còn sơ sài đơn giản, theo kiểu “Chuôi Vồ” vì dân cư xóm Rừng còn ít, đời sống lại nghèo nàn, ruộng ít, đa số làm nghề đánh tôm cá, hầu như không có người đi học, dưới thời phong kiến đế quốc thống trị, số người biết chữ chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mãi cho tới đầu thế kỉ 20, vào khoảng trước sau năm 1920 có ông Chánh Yến tên là Trần Hồng Lĩnh, ông này chưa rõ nguồn gốc từ đâu đến, nhưng ông là người có học biết chữ nho và chữ quốc ngữ, ông làm chánh hội, có bạn bè ở trên tỉnh, như Đặng Trần Kì làm chủ “dây thép” tỉnh Hưng Hóa, ông Chánh Yến đã nói với ông Đặng Trần Kì về ngôi đền thờ bà mẹ ông Thượng Bợ ở xóm Rừng, Đặng Trần Kì đã đem chuyện này nói với Đặng Trần Vĩ, bấy giờ đang ở Tuần Phủ tỉnh Phú Thọ. Ông Đặng Trần Vĩ cho xác minh và xác nhận chuyện đó là có thật. Do đó ông Đặng Trần Vĩ đã cấp cho nhân dân xóm Rừng 20 đồng bạc Đông Dương để trùng tu xây dựng lại đền Rừng khang trang hơn cho đến ngày nay.

Thời kì này bà con xóm Rừng đã có một số gia đình làm ăn khá giả, đời sống đã có bát ăn bát để đã đóng góp tiền để trùng tu đền Rừng cùng với số tiền ông Đặng Trần Vĩ ủng hộ. Trong số đó có các cụ Trần Văn Vứu và Vũ Văn Tỉnh đứng ra chủ trì công việc xây dựng lại đền Rừng và cụ Trần Văn Vứu cũng là người được xóm cử làm “Chủ Từ” trông coi quản lý đèn nhang cúng tế ở đền Rừng cho đến thời kì cách mạng tháng 8-1945 thì thôi. Đền Rừng đã được xây lại, từ chỗ làm sơ sài theo kiểu chuôi vồ, nay đã xây lại to rộng hơn, bên trong là phần hộ cung, bài vị thờ cúng, bên ngoài có đại bái, phía trước có sân rộng để tiến hành cúng tế, phía sau đều có hai bên tả hữu có trồng hai cây đa cổ thụ rủ bong che râm mát cả khu đền, phía sau đền sát với hộ cung có một mô đất cao, trông như một ngôi mộ lớn, cây cối mọc um tùm, gai góc không ai đi đến, tạo nên cảnh tượng huyền bí, linh thiêng của ngôi đền.

Sự việc ông Đặng Trần Vĩ đóng góp 20 đồng bạc Đông Dương để xây dựng lại đền Rừng; điều đó có thể giải thích là : Sau sự kiện con cháu ông Thượng Bợ khởi nghĩa chống lại triều đình thất bại, triều đình đã dùng thủ đoạn trả thù bắt bớ để trừ khử tận gốc con cháu dòng họ nhà ông Thượng Bợ. Do đó nhiều người đã phải trốn tránh đi mọi nơi, phải đổi tên đổi họ để tránh sự trả thù truy bắt của quan quân triều đình lúc bấy giờ. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có các dòng họ như Đặng Trần, Lí Trần…có thể đều là con cháu của dòng họ ông Thượng Bợ, như trường hợp ông Đặng Trần Vĩ là một dẫn chứng. Sau khi xây dựng lại xong ông Đặng Trần Vĩ còn làm một bài văn tế để đọc mỗi khi thờ cúng ở đền Rừng, nhưng đáng tiếc là bài văn tế đến nay không ai nhớ được vì các cụ “chủ tế”, “độc văn” như cụ Tần Văn Cân, cụ Phó Năng đều đã qua đời cả rồi.

Có một nhà chí sĩ (không rõ từ thời kì nào?) đã đến du ngoạn nơi đây, nhìn phong cảnh xóm Rừng như một ốc đảo, nằm giữa đầm nước mênh mông bao bọc xung quanh, nhìn sang phía Đông có sông Thao, có Tam Đảo, nhìn sang phía Nam có song Đà núi Tản sừng sững trước mặt nhà chí sĩ đó đã làm một câu đối ca ngợi như sau :

“Liên Hoa xuất thủy bồng hồ tiên cảnh hiện nhân gian

Ngọc tản kính thiêu thư trượng thần uy kinh cổ đạo”

Tạm dịch như sau:

“Hoa xen dập dờn mặt nước như tiên nữ ở trần gian

Núi Tản sừng sững trười xanh như tượng thần nghinh muôn thuở”

Qua hai câu đối này ta có thể sơ bộ khẳng định cái tên xóm Liên Hoa thay thế cho cái tên xóm Rừng bắt nguồn từ thời kì ấy.

Không còn nghi ngờ gì nữa, từ ngàn xưa xóm Liên Hoa nói riêng và xã Thượng Nông nói chung là một vùng quê đất tổ này đã là nơi văn vật, đó là niềm tự hào cho chúng ta ngày nay.

Những di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên đẹp đẽ như đền Rừng, miếu Rừng; như Cổ Nương, Ruộng- Cả, Đầu Chăm ,Nương Ngô, cần phải được phục hồi, bảo tồn chân trọng giữ gìn, để không phụ công người xưa đã tạo dựng nên.

Đó là trách nhiệm nặng nề không thể thoái thác của thế hệ chúng ta ngày nay

Cập nhật lần cuối: 5/27/2011 10:21:38 AM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb