HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Hoạt động dòng họ

Chống Tham Nhũng

5/17/2011 10:53:06 PM

 Chống Tham Nhũng
  

 

TRONG CHIẾN DỊCH CHỐNG THAM NHŨNG

MỘT MŨI NHỌN TIẾN CÔNG

Minh Ngọc

Một công trình sưu tập và dịch thuật của nhóm Trà Lĩnh xuất bản năm 1990 thành một tập sách dầy 562 trang, mang tựa đề “ Đặng Huy Trứ – con người và tác phẩm”, cho chúng ta hình dung được tầm vóc và sức cống hiến hơn người của một nhà Nho không chỉ dùi mài kinh sử mà còn làm thơ, viết văn, dạy học và tìm con đường cách tân đất nước khi ông ra làm quan. Ông hằng mong người ra làm quan thanh liêm, tu dưỡng để trở thành người chính trực. Có lẽ vì sống giữa quan trường và gắn bó với đời sống cùng khổ của nhân dân mà Đặng Huy Trứ sớm hiểu thấu được nỗi tai hoạ tầy đình của nạn tham nhũng, hối lộ đang ngày đêm làm rỗng mọt cái rường cột bộ máy quốc gia, đã thúc giục ông nung nấu tâm can viết nên tác phẩm “Từ thụ yếu quy” (Phải chối cái gì và được phép nhận cái gì). Ông đã dành trọn những sinh lực cuối cùng của đời mình để viết cuốn sách đồ sộ này trên giường bệnh ở nước ngoài mong để lại cho đời sau, chác vì thế đã có người ví tác phảm này như một viên đại bác bắn vào bọn tham nhũng.

Trong lúc Đảng và Nhà nước ta nhận ra rằng cái quốc nạn nội xâm của tệ nạn tham nhũng hối lộ sẽ dẫn đến sự tồn vông của Đảng và chế đọ, thì việc tìm đọc tác phẩm “Từ thụ yếu quý” của Đặng Huy Trữ là cần thiết, nhưng tiếc thay cuốn sách này chưa được giới thiệu cho xứng với tầm quan trọng và tác dụng lớn lao đồi với cuộc vận động chống “quốc nạn” này.

Có điều rất lạ là trong 104 điều hối lộ mà cụ viết ra từ năm 1867 thì điều đầu tiên cụ nêu lên lại là nạn tham nhũng hối lộ trên lĩnh vực văn hoá giáo dục.

Song nếu chúng ta nhớ lại lời Bác Hồ dạy trước đây nhiệm vụ trồng người và nghị quyết T.Ư.V gần đây về Văn hoá giáo dục thì mới thấy sự khẳng định của cụ Đặng Huy Trứ là có ý nghĩa vô cùng sâu sác.

Thử nhìn lại tình hình học tập và thi cử của con em chúng ta hiện nay, trong số hàng ngàn vạn sinh viên đang được đào tạo, khi họ làm luận án thi cử, hỏi mấy ai đã chẳng phải làm thủ tục “đầu tiên”: như biếu xén, hối lộ bằng đủ mọi hinh thức để có được mảnh bằng cử nhân, tú tài. Từ các loại văn bằng tốt nghiệp THPT cho đến bằng Giáo sư, Tiến sỹ đều có thể mua bán thông qua con đường đút lót, hối lộ, tất nhiên không phải là tất cả. Những người này khi đã có cái ghế ngồi vững chắc rồi lúc đó họ sẽ tính sổ những gì đã mất trong thời gian qua để tìm cách thu lại. Đau xót nhất là có cả đối tượng đã bằng mọi giá để lấy mảnh bằng dù phải “lấy lỗ làm lãi” cũng xong. Họ tặc lưỡi “đời là thế” và có thế mới sống được ở đời. Nhìn chung những hiện tượng mua bán văn bằng này thường rơi vào những con em gia đình lắm tiền nhiều của một cách bất chính.

Trên một trăm năm, Đặng Huy Trứ đã nhìn ra vấn đề này và cụ đã hạ bút viết:… “Thế là có kẻ hèn kém, ngày thường chẳng chịu học hành, đến kỳ thi liền đeo tiền bạc đến hối lộ quan chấm thi để cầu được đỗ. Những kẻ ấy hạnh kiểm đã chẳng ngay thẳng, nhân phẩm không ra sao, mới bước vào cửa thi lần đầu đã dở trò gian dối. Nếu được đỗ thì cả đời họ chỉ toàn tiến thân bằng con đường mờ ám, di hại cho dân chúng không nhỏ. Ta phải chặn đứng mầm mống tai hoạ ấy ngay từ đầu. Trừ được một kẻ như thế thì dân chúng thoát được một tai ương sau này, ngược bằng thấy lễ hậu mà cho đỗ bừa bãi thì đúng là một tên đạo tặc trong đám mũ cao áo dài…”

Nhưng Đặng Huy Trứ không chỉ phê phán ngừơi đưa hối lộ. Phải có người nhận mới có người đưa. Chúng ta cần suy nghĩ đến hoàn cảnh gì đã đưa những “kỹ sư tâm hồn” của Nhà nước cũng phải tặc lưỡi, làm trái với lương tâm. Đìêu này rất quan trọng đòi hỏi phải suy nghĩ và có nhiều biện pháp. Chống bao giờ cũng phải đi đôi với xây. không xây thì không sao chống được. Có khi phải xây trước, chống sau.

Đặng Huy Trứ có cài nhìn rất nhân tình. Ông viết: Một vị quan nhất phẩm lương bổng hàng năm không bằng ba phần mười lương bổng của một viên tri phủ tri huyện nhà Thanh… Vả chăng người làm quan có sự thể của người làm quan. Khách đến nhà mời bữa cơm rau dua, đâu có thể được. Vậy lấy của Nhà nước sao? Bọn trộm cắp không thể làm. Dùng bạo lực, mánh khoé để lấy tiền của liêu thuộc và dân dưới quyền chăng? Bọn tham nhũng cũng không thể làm. Thế thì lấy ở đâu? Và phải sống như thế nào? Sau khi nêu ra 104 điều không thể nhận và 5 điều có thể nhận ông đã dành 2 chương dài nói về đạo đức người làm quan và vấn đề “tại gia” giữ nếp nhà.

Qua đó ta thấy cụ Đặng Huy Trứ đặt điều hối lộ trên lĩnh vực văn hoá giáo dục đứng trước hàng đầu trong 104 điều hối lộ không phải là việc tuỳ tiện điều nào trước sau cũng được.

Những áng văn của cụ là một cẩm năng của thuật trị quốc, trị gia, cụ đã gửi gắm trong đó lòng mong ước của những sĩ phu, những người tri thức chính trực và cũng là cẩm nang của nhân dân muốn chống lại nạn tham nhũng hối lộ đang huỷ hoại đạo đức xã hội và phẩm chất con người.

Trong lúc Đảng và Nhà nước đang quyết tâm diệt trừ nạn tham nhũng, chúng ta cần tìm và đọc cuốn sách của cụ Đặng Huy Trứ để cùng với lời dạy của Bác Hồ, của Trung ương Đảng ắt chúng ta sẽ có thêm một vũ khí tư tưởng nữa trong cuộc đấu tranh vô cùng gay go, khó khăn, lâu dài để đầy lùi nạn tham nhũng mà chúng ta thường coi là “Quốc nạn”

Mình thiệt, lợi dân, dân gắn bó

Đẽo dân, mình béo, dân căm hờn.

Hờn căm, gắn bó, tuỳ ta cả.

Duy chữ Thanh liêm đối thế nhân.

(Đặng Huy Trứ – 1868)

M.N

Phòng 47 nhà A1

Tập thể Nam Đồng, Hà Nội

 

Cập nhật lần cuối: 5/17/2011 10:53:06 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb