HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Thông tin Khuyến Học Họ Đặng Việt Nam - 2017

12/11/2017 10:28:58 PM

Tưng bừng Lễ trao thưởng khuyến học - khuyến tài

dòng họ Đặng Việt Nam

Sáng ngày 3/12, tại Giảng đường lớn đa năng - Hội trường 11 tháng 10 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban Khuyến học họ Đặng Việt Nam (KHHĐVN) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Ban KHHĐVN, đón nhận bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và tổ chức trao thưởng cho học sinh, sinh viên giỏi họ Đặng niên khóa 2016 - 2017.

Tham dự Lễ kỷ niệm có ông Phạm Hoàng Be, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, đại diện một số sở, ban, ngành của Hà Nội và các thầy, cô giáo cùng đông đảo các em học sinh, sinh viên họ Đặng đạt thành tích học tập cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, thành phố, quốc gia, quốc tế…



Phát biểu khai mạc, PGs. Ts. Đặng Đình Bạch, Trưởng Ban KHHĐVN đã điểm qua một số nét của phong trào khuyến học dòng họ Đặng và nêu bật sự cần thiết của phong trào khuyến học - khuyến tài, thi đua xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, tích cực phấn đấu góp phần xây dựng phong trào “Xã hội học tập” và “học tập suốt đời” do Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phát động…

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/ăcdas.png

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Đặng Đình Bạch, Trưởng Ban Khuyến học họ Đặng Việt Nam

phát biểu tại Lễ kỷ niệm

Với đội ngũ Ban KHHĐVN đã có mặt ở gần khắp 63 sở Sở Giáo dục và Đào tạo và mấy chục trường đại học, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra. Ban KHHĐVN  luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào khuyến học - khuyến tài từ các chi họ đến cả dòng họ Đặng Việt Nam, nêu bật lòng tự hào con cháu dòng họ Đặng “ham đèn sách”. Dồn mọi sức lực của cả dòng họ vào công tác KHKT, động viên con cháu thực hiện khẩu hiệu“học, học nữa, học mãi” và “học tập suốt đời”…” - PGs. Ts Đặng Đình Bạch nhấn mạnh.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0795.jpg 

Sự ra đời của Ban KHHĐVN đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào khuyến học - khuyến tài của dòng họ Đặng cả nước

Ban KHHĐVN là được thành lập ngày 20/1/2007 do Giáo sư - Anh hùng lao động Đặng Vũ Khiêu làm Trưởng Ban danh dự và nhiều vị trong dòng họ Đặng có học hàm, học vị cao, có tâm đức lớn, sẵn lòng tham gia. Với tinh thần “Đặng tính giả cử quốc giai nhiên”; hàng năm, Ban KHHĐVN đều tổ chức khen thưởng cho con em dòng họ Đặng là những học sinh (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Giáo dục thường xuyên, Giáo dục chuyên nghiệp) đã đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, cấp Quốc gia, Quốc tế.

Xét khen thưởng cho những sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp từ loại giỏi trở lên, các cao học viên bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, cùng các học sinh, sinh viên gia đình có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa nỗ lực phấn đấu vươn lên trên con đường học tập… Với phần thưởng cao quý là “Bảng vàng danh dự họ Đặng Việt Nam, giải thưởng Trạng nguyên Đặng Công Chất”.

 

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0804.jpg

 

Ông Đặng Đức Thọ, Phó Trưởng Ban Khuyến học họ Đặng Việt Nam báo cáo công tác hoạt động 10 năm khuyến học - khuyến tài của Ban KHHĐVN.

Trải qua 10 năm hoạt động, Ban KHHĐVN đã tổ chức khen thưởng 10 lần với tổng số gần 4.500 học sinh, sinh viên là con, em trong dòng họ ở 63 tỉnh/thành phố. Ban KHHĐVN cũng thường xuyên trao những suất học bổng, quan tâm sâu sát tới những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, động viên khích lệ, giúp đỡ các em vượt qua khó khăn, vươn lên đạt thành tích cao hơn nữa trong học tập; tích cực tu dưỡng, rèn luyện bản thân để xứng đáng với truyền thống của gia đình, dòng tộc…

Trước những đóng góp to lớn trong phong trào giáo dục, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã quyết định trao tặng Bằng khen vì đã có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến học - khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2007- 2017 cho 01 tập thể và 45 cá nhân thuộc Ban KHHĐVN.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0808.jpgÔng: Cao Đình Hòe, Ủy viên BCH Trung ương Hội - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đọc quyết định trao tặng bằng khen cho tập thể và cá nhân Ban KHHĐVN. Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0821.jpgÔng Phạm Hoàng Be (đứng giữa) Phó Chủ tịch Trung ương hội Khuyến học Việt Nam trao bằng khen cho những tập thể, cá nhân Ban KHHĐVN có thành tích xuất sắc trong phong trào khuyến học - khuyến tài.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0815.jpg

Thay mặt Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, ông Phạm Hoàng Be, Phó Chủ tịch đã ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc của BKHHĐVN kể từ khi thành lập đến nay.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/IMG_2076.jpgÔng Phạm Hoàng Be phát biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển phong trào khuyến học - khuyến tài của dòng họ, đánh giá cao phong trào khuyến học - khuyến tài do Ban KHHĐVN đã làm được…

Trước những việc làm thiết thực, hiệu quả mà Ban KHHĐVN đã đạt được, ông Phạm Hoàng Be phát biểu tin tưởng, thúc đẩy hơn nữa phong trào khuyến học dòng họ Đặng Việt Nam, “Phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, cùng với những hoạt động tích cực và hiệu quả của Ban KHHĐVN, tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều hình thức sáng tạo mới trong hoạt động khuyến học- khuyến tài, góp phần xây dựng xã hội học tập của dòng họ Đặng Việt Nam đạt nhiều kết quả mới…”. Ông Phạm Hoàng Be nhấn mạnh..

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0914.jpgĐại diện các em học sinh, sinh viên giỏi họ Đặng nhận phần thưởng cao quý của dòng họ.

Cũng trong khuôn khổ chương trình, Ban KHHĐVN đã tiến hành trao thưởng cho đại diện 540 em học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố và những sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học, trên đại học đạt loại giỏi trở lên là người họ Đặng; đồng thời trao tặng 30 suất học bổng có giá trị cho các em học sinh, sinh viên trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập niên khóa 2016 - 2017.

Một số hình ảnh Phóng viên ghi nhận tại buổi lễ:

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0764.jpgMột số tiết mục văn nghệ chào mừng.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0772.jpg

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0782.jpgLãnh đạo Trung ương hội Khuyến học Việt Nam theo dõi công tác khuyến học - khuyến tài dòng họ Đặng Việt Nam. Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0907.jpgĐại diện Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam và Ban KHHĐVN trao thưởng cho các em học sinh, sinh viên dòng họ đạt thành tích học tập cao.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0910.jpg

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0912.jpg

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/IMG_4235.jpgĐại diện Trung ương Hội khuyến học Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng đại diện Ban KHHĐVN. Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0926.jpgĐại diện các chi họ về tham dự chương trình. Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0874.jpgPhát động chương trình ủng hộ vì sự nghiệp khuyến học - khuyến tài của dòng họ Đặng.

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0923-2.jpg

Description: http://baovemoitruong.org.vn/wp-content/uploads/2017/12/MG_0939.jpgTập thể Ban Khuyến học họ Đặng Việt Nam thể hiện quyết tâm phát triển hơn nữa phong trào khuyến học - khuyến tài dòng họ Đặng Việt Nam.

 

NGƯỜI CHA NUÔI HAI CON SONG SINH

ĐỀU TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC LOẠI GIỎI VÀ THỦ KHOA

 

 

 

Ông Đặng Quang Danh ở phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Ông quê ở Yến Đô, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên là cha của cặp song sinh mồ côi mẹ: Đặng Thu Hương, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đặng Thu Thủy, sinh viên Học viện Ngân hàng.

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình hiếu học ớ một vùng quê nghèo của tỉnh Hưng Yên. Vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, gia đình ông đã có 4/6 anh chị em tốt nghiệp cấp 3. Thời điểm đó ở một miền quê nghèo có một gia đình như vậy cũng là điều hiếm có.

Tốt nghiệp cấp 3, ông không vào học ngay đại học mà tình nguyện tham gia dội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước thuộc đường dây 559 tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1975, cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước kết thúc cũng là lúc ông hoàn thành nghĩa vụ trở về. Với ý chí quyết tâm của bản thân và tâm nguyện “Có học là có tất cả, chỉ có học mới có thể thoát nghèo”, ông đã tự ôn tập văn hóa để thi vào Đại học. Kết quả ông đã đồ vào hệ Chính quy của Trường Đại học Tài chính.

Tốt nghiệp Đại học năm 1980, một lần nửa ông được cử vào miền Nam công tác tại tỉnh Kiên Giang theo sự điều động của Ngân hàng Trung ương. Năm 1987, ông được điều động về công tác tại Ngân hàng Công thương quận Hai Bà Trưng, Hà Nội cho đến nay. Năm 1989, ông xây dựng gia đình với người bạn đời cùng quê Hưng Yên và sau một năm sinh được hai cháu sinh đôi. Những tưởng cuộc sống lúc này đã yên bề gia thất, hai vợ chồng dều có công ăn việc làm ổn định. Nhưng sự đời thật lắm éo le. Năm 1995, vợ ông bị căn bệnh hiểm nghèo không qua khỏi để lại cho ông hai con thơ dại chưa đầy 5 tuổi. Trước hương linh của người vợ đã quá cố, ông nguyện sẽ nuôi dưỡng hai con khôn lớn trưởng thành. Nói là như vậy nhưng cuộc sống thực té không hề đơn giản, một mình nuôi dạy con trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn của một người đàn ông không tiền của, không nhà cửa lại sống ở đất Thành đô. Tất cả tiền vợ chồng dành dụm bấy lâu dã dồn vào đế cố gắng chạy chữa cho người vợ yêu quý. Đến lúc này, rất nhiều người khuyên ông hãy cho đi một đứa trẻ để giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống vì người đàn bà góa nuôi một đứa con còn khó huống chi người đàn ông nuôi hai đứa con sinh đôi còn nhỏ dại như ông. Lương tâm của người cha đã mách bảo ông rằng, hãy gạt bỏ công danh địa vị, hai con đã mất đi người mẹ rồi không thể để các con thiếu di tình cám cùa người cha. Cho dù cuộc sổng có khó khăn thế nào chăng nữa cũng hãy giữ và nuôi chúng trưởng thành.

Năm 1995, ông đã chuyển các con ra Hà Nội để có điều kiện vừa chăm sóc con, vừa hoàn thành công tác tại đơn vị. Thời gian dầu, khi thì ba cha con di ở nhờ người thân, khi thì đi thuê nhà để ở. Những lúc con ốm đau, mọi công việc chợ búa, cơm nước, học hành đều một mình ông gánh vác, gia đình hai bên nội ngoại ông bà đều đã mất, cô dì chú bác của hai cháu ở quê lại sống trong hoàn cảnh nghèo không có điều kiện giúp đỡ. Nhiều lúc hai con đều bệnh, ba bổ con chỉ biết ôm nhau khóc.

             Cuộc sống khó khăn gian khổ tưởng chừng không thể vưọt qua nổi nhung rồi cũng đã qua đi. Nhìn lại quá khứ đầy đau thương và nước mắt, với ông đến giờ gần như đã hoàn thành nhiệm vụ của một người vừa là cha vừa là mẹ của các con. Kết quả của những năm tháng gian khó là sự trưởng thành của các con, hai con đều ngoan học giỏi, đó là tài sản vô giá không gì có thể so sánh được.

Noi gương truyền thống của gia đình, suốt 12 năm học phổ thông cho dù ở lớp thường hay lớp chọn các con đều đạt học sinh giỏi xuất sắc. Đặng Thu Hương đã đạt danh hiệu học sinh giỏi xuất sắc cấp quận, đạt giai nhất môn học nghề Thành phố Hà Nội. Trong suốt 4 năm học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hương vừa là sinh viên giỏi xuất sắc của Khoa, vừa là một cán bộ Đoàn gương mẫu, công tác tốt. Đặng Thu Thủy 12 năm học phổ thông đều đạt học sinh giỏi. Trong suốt 4 năm học tại Học viện Ngân hàng, Thủy luôn đạt kết quả học tập xuất sắc với kết quả đứng đầu khoa, được trao học bổng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và là Cứ nhân tài chính Ngân hàng loại giỏi. Cả hai cháu Thu Hương và Thu Thủy đã tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, được nhận học bổng của Tập đoàn Mitsubishi-Tokyo, Nhật Bản trao tặng và được công nhận là sinh viên thủ khoa xuất sắc được Thành đoàn Hà Nội ghi danh vào sổ vàng tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen.

Báo Dân trí điện tử chuyên mục Khuyến học đã đăng “Tấm gương khuyến khích tinh thần học tập của giới trẻ” với tiêu đề bài viết “Cặp song sinh mồ côi mẹ học giỏi”. Hai cháu Thu Hương và Thu Thủy đã được Ban Khuyến học Họ Đặng Việt Nam tặng BẢNG VÀNG DANH DỰ giải thưởng TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHẤT NĂM 2012. Hiện  Thu Hương đang công tác Ngân hàng Nhà nước và Thu Thủy công tác tại Ngân hàng Dầu Khí. Cả hai cháu đều đã có bằng Thạc sỹ, lập gia đình và đều có con sống rất hạnh phúc.

Có được thành quả như ngày hôm nay là kết quả của sự quan tâm dạy dỗ của các thầy, cô giáo trong nhà trường từ bậc tiểu học cho đến bậc đại học của các con và sự quan tâm của cộng đồng xã hội. Để có người con ngoan học giỏi ngoài sự dạy dồ của các thầy, cô giáo, sự quan tâm của cộng đồng xã hội, cần có sự quan tâm đúng mực của gia đình. Đây là ba yếu tố cơ bản và quan trọng để có được những người con học giói và trưởng thành, thiếu một trong ba yếu tố trên không thể tạo ra những nhân tài cho Đất nước và xã hội.

Hiện nay, ông đã nghỉ hưu, cuộc sống gia đình còn khó khăn nhưng điều mà ông phấn khởi, tự hào là hai con ngoan ngoãn, học giỏi và thành đạt trong cuộc sống. Đây cũng là điều mong ước của bao bậc cha mẹ và bao gia đình khác. Ông đã được UBND thành phố Hà Nội tặng Bằng khen. Ông Đặng Quang Danh là Ủy viên Ban khuyến học Họ Đặng Việt Nam từ năm 2012.

                                                                                    Minh Tâm

 

PGS. NGUYỄN THỊ BAN

Sinh ngày: 8-3-1928 (PGS Nguyễn Thị Ban là phu nhân của Phó Chủ tịch Quốc Hội - Trung tướng Đặng Quân Thụy)

Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Quê quán: Làng Phù Ủng, Huyện Ân Thi, Tỉnh Hưng Yên.

Nơi ở hiện nay: Số 1C, Nhà B10, Ngách 43A, phố Trần Phú, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Được phong chức danh Phó giáo sư Dược học năm 1984

Quá trình hoạt động: Thời kì đầu Cách mạng trước khi chính thức vào ngành Dược, bà là cán bộ phụ nữ Cứu quốc Việt Minh từ năm 1944, đã học và hoạt động trong Đội Hồng thập tự đầu tiên do Bác sĩ Ẩn mở của ngành. Khi kháng chiến chống Pháp, bà là nữ cứu thương xung phong ở lại. Ngày đêm trên mặt trận chống Pháp tại Hà Nội khiêng cáng, cứa chữa thương binh. Khi vào ngành Dược ở Căn cứ địa kháng chiến, bà đã nhiệt tình ngày đêm sản xuất thuốc phục vụ các chiến dịch kháng chiến. Trước khi chuyển ngành, do có sự phấn đấu, học tập tốt nghiệp Đại học Dược cộng với các thành tích trên nên đã được phong vượt cấp từ Trung đội trưởng lên Đại đội trưởng và được kết nạp vào Đảng.

          Về công tác tại xí nghiệp dược phẩm TW1 trong suốt những năm kháng chiến chống Mỹ với các chức vụ đã được kinh qua trong XN, từ cán bộ kỹ thuật được đề bạt lên Trưởng ban thuốc tiêm, rồi Phó Quản đốc phân xưởng thuốc ống, lên Trưởng phòng kỹ thuật XN đến Phó giám đốc kỹ thuật XN, rồi Giám đốc XN, bà luôn khắc phục mọi khó khăn về sức khỏe và gia đình, đem hết tâm huyết, trí tuệ ra công tác góp phần xây dựng XN ngày một lớn mạnh, liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch về mọi mặt trong 30 năm liền. Đặc biệt, bà đã góp phần cùng XN đào tạo phần lớn đội ngũ cán bộ KHKT, Dược sỹ cao cấp, tổ chức lớp Dược sỹ trung cấp đào tạo cho miền Nam hàng trăm cán bộ dược trước ngày giải phóng. Khi XN phải đi sơ tán tránh bom đạn giặc Mỹ, trong thời gian làm Phó giám đốc, bà đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao lãnh đạo các bộ phận sơ tán, hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất với chất lượng cao, đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt không để xảy ra tai nạn lao động, không có cháy nổ, đạt yêu cầu bảo mật, không bị địch phát hiện và phá hoại. Năm 1971-1972, bà đã hoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm Trưởng đoàn cán bộ kỹ thuật của các XNDP miền Bắc, đi công tác hàng tháng ngoài chiến trường, vào giúp đỡ kỹ thuật của các XNDP địa phương từ Thanh Hóa đến Quảng Bình, Vĩnh Linh lúc đó đang còn bom đạn của trận chiến ác liệt.

Năm 1979-1980, khi làm Giám đốc XN, bà hoàn thành tốt nhiệm vụ làm Trưởng đoàn các cán bộ tài vụ kỹ thuật và giúp đỡ các XNDP mới được tiếp quản ở thành phố Hồ Chí Minh về quản lý tài chính, quản lý kỹ thuật thay thế các nguyên liệu phải nhập nội của chế độ cũ, quản lý theo mô hình XHCN của các XNDP miền Bắc.

          Trong thời gian làm Giám đốc XN kiêm Phó Bí thư Đảng ủy XN, bà đã luôn chấp hành nhiệm vụ được giao. Theo yêu cầu của cấp trên về cử cán bộ chủ chốt của XN (các Phó giám đốc) lần lượt hàng năm thay nhau đi làm nhiệm vụ quốc tế, giúp đỡ về quản lý kỹ thuật và sản xuất cho các XNDP ở nước bạn Campuchia, bà vẫn hoàn thành tốt việc lãnh đạo XN về các mặt mà trọng tâm hàng năm là hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất, đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, nộp vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận, đảm bảo an toàn về mọi mặt, không để xảy ra tai nạn, không cháy nổ, vượt mức các chỉ tiêu trong điều kiện rất khó khăn của những năm 1980-1985. Cùng với Công đoàn XN, bà lãnh đạo đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến công thức giải quyết các khó khan về nguyên phụ liệu trong nước để đảm bảo sản xuất, có lương có thưởng cho hang nghìn CBCNV trong toàn XN. Ngoài ra, trong năm 1983-1984, XN còn phải khắc phục hoàn cảnh thiên tai bão lụt lớn đã bất ngờ xảy ra. Bà đã lãnh đạo XN không để hỏng, để mất nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị, tài sản của XN và vẫn hoàn thành kế hoạch được giao.

          Trọng tâm công tác thứ hai bà thường xuyên chăm lo là: Công tác nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật trong XN và công tác đào tạo đội ngũ CBCN kỹ thuật. Về đào tạo ngoài lớp Dược sỹ trung cấp cho các cán bộ miền Nam, bà đã chỉ đạo thường xuyên hàng năm tổ chức lớp CNKT hướng dẫn các cán bộ đại học làm luận văn trên đại học chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 của Trường Đại học Dược và tổ chức cho cán bộ đại học của XN đi học ngoại ngữ để nâng cao trình độ.

          Về nghiên cứu khoa học và tiến bộ kỹ thuật, bà đã cùng đội ngũ cán bộ chủ chốt đưa vào sản xuất lớn hầu hết các thiết bị, dây chuyền sản xuất thuốc viên OMS thiết bị viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) viện trợ cho XN làm nền móng cho điều kiện hiện đại hóa sau này của XN. Bà đã chủ trì cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật XN hoàn thành nhiều công trình các mặt hàng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước, trong đó riêng bà đã chủ trì hoàn thành trực tiếp 16 công trình nghiên cứu và đưa vào sản xuất lớn 12 công trình mặt hàng thuốc sử dụng nguyên phụ liệu trong nước, trở thành mặt hàng truyền thống của XN.

          Sách đã xuất bản - tham gia đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Sách đã xuất bản:

1. Thực hành dược khoa tập 1 (đồng tác giả). NXB Y học năm 1971.

2. Dược điền Việt Nam tập 1. NXB Y học năm 1971

3. Công trình Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Y dược Bộ Y tế (đồng tác giả) . NXB Y học. 1972-1974, in trong quyển 45 năm NXB Y học - Tác giả - Tác phẩm - Hà Nội 2004.

- Tham gia đào tạo:

Trực tiếp chủ trì hướng dẫn sinh viên bảo vệ luận văn tốt nghiệp đại học, trên đại học (chuyên khoa 1, chuyên khoa 2) cho các cán bộ sau đây:

1. Đặng Kim Lạng, Dược sĩ cao cấp, XNDPTW1.

2. Nguyễn Phúc Khê, Dược sĩ cao cấp XDPTW2.

3. Phạm Thị Tuân, sinh viên tốt nghiệp Dược khoa, Trường Đại học Dược khoa Hà Nội.

4. Cặp Dược sĩ cao cấp Thức - Khuê, Phó giám đốc các xí nghiệp miền Trung từ Hà Tĩnh đến Vĩnh Linh.

Các dược sĩ cao cấp trên người đã mất, người đã về hưu, riêng Phạm Thị Tuân hiện nay là Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Dược phẩm Hà Nội.

- Công trình nghiên cứu:

Ngoài 10 công trình nghiên cứu và phối hợp với đồng nghiệp, bà có  6 công trình nghiên cứu.

 

Khen thưởng

Tổng kết cả quá trình hoạt động cho đến nay, bà đã được tặng thưởng:

1.     01 Huy hiệu Chiến sĩ vẻ vang.

2.     01 Huân chương Chiến thắng hạng Ba.

3.     35 năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến liên tục ở XNDPTW1

4.     3 năm liền là Chiến sỹ thi đua thành phố (1961-1963)

5.     01 Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

6.     01 Huân chương Lao động hạng Ba (1984)

7.     Được phong hàm Phó giáo sư Dược (1984).

8.     Được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú (2010)

9.     01 Huân chương Độc lập Hạng 3.

10.                         Được công nhận là cán bộ lão thành hoạt động trước Cách mạng (1944)

11.                         Được tặng Huy hiệu 40-50-55 tuổi Đảng.

 

 

TRĂM NĂM THÁNH THÓT TIẾNG ĐÀN

                                                                        TỪ NGỌC LANG

            Tối 23/11, nhằm vinh danh những cống hiến to lớn của Nghệ sĩ - Nhà giáo Thái Thị Liên đối với nền giáo dục âm nhạc nước nhà và chúc thọ bà 100 tuổi, Học viện Âm nhạc quốc gia và gia đình đã phối hợp tổ chức Đêm nhạc “Trăm mùa thu vàng”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm… đã tới dự và chúc thọ Nghệ sĩ - NGND Thái Thị Liên.

 

         Sau đêm nhạc vinh danh, tôi đã được KTS Trần Thanh Bình, con trai bà kể cho nghe những chuyện cảm động ở “hậu trường” mà chỉ người trong nhà mới biết. Ở tuổi một trăm, sức khỏe không thật tốt, để có thể tự tin bước ra sân khấu biểu diễn Piano là điều không dễ dàng. Bởi  trước đó vài tuần, không may bà đã 3 lần bị ngã, hậu quả là bà bị đau cột sống và có một vết bầm ở mặt, bước đi không thật vững. Buổi tổng duyệt chương trình đêm nhạc “Trăm mùa thu vàng” được lãnh đạo Học viện Âm nhạc Quốc gia đặt ra yêu cầu rất cao, rất nghiêm ngặt đối với Ban Tổ chức cũng như với các nghệ sĩ được vinh dự tham gia và không một ai được phép vắng mặt. Riêng Nghệ sĩ Thái Thị Liên được “đặc cách” không phải đến. Thế nhưng bà đòi đến bằng được để tham gia tổng duyệt như mọi người, đó là NSND Đặng Thái Sơn (con trai), GS-NSND Trần Thu Hà (con gái), nghệ sỹ Đan Thu Nga (cháu ngoại) của bà cùng hai học trò Piano ưu tú là Trần Tuyết Minh, Hoàng Kim Dung.

           KTS Trần Thanh Bình còn cung cấp cho tôi một thông tin thú vị để thấy ở tuổi 100 bà vẫn tinh tường. Đó là chuyện in Giấy mời cho đêm nhạc vinh danh. Khi Giấy mời in xong bà cầm một tờ xem và ngay lập tức nói: “Ủa, sao trong Giấy mời phần tiếng Anh bị ghi lộn ngày, ngày 23/11 sao in thành 25/11, tuy vẫn là Thursday (thứ năm)?”. Vậy mà trước đó không một ai phát hiện ra, lúc này mọi người mới tá hỏa báo tin cho người phụ trách in Giấy mời tìm cách khắc phục gấp.

         Trước khi diễn ra đêm nhạc vinh danh, lo lắng mẹ đi không được vững, các con của bà đã tính đến phương án phải dùng xe lăn đưa bà từ hậu trường ra sân khấu, khi đến sát đàn dương cầm thì đỡ bà lên ghế. Nhưng thật bất ngờ bà không chấp nhận. Có lẽ bà không muốn hình ảnh bà ngồi trên xe lăn sẽ làm chi phối tình cảm của mọi người, khiến mọi người lo lắng. Bà càng không muốn hình ảnh chiếc xe lăn làm ảnh hưởng không gian thiêng liêng, đẹp đẽ của đêm nhạc. Vì thế, khi nghe các con bày tỏ ý kiến, bà không đồng ý và thốt ra một câu tiếng Pháp ngắn gọn nhưng dứt khoát, như đủ để ra lệnh cho chính mình: “Jamais!” (Không đời nào!).

          Tất cả những người có mặt trong phòng hòa nhạc hôm ấy đã được nhìn thấy bà chậm rãi bước ra sân khấu với sự trợ giúp của hai người cháu, trong tiếng vỗ tay vang dội không dứt của khán thính giả ngồi chật phòng hoà nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia, khâm phục và ngưỡng mộ bà. Bà ngồi bên cây đàn, so chân, tay đặt lên bàn phím, mọi người im phăng phắc chờ nghe tiếng đàn. Bà ngồi yên lặng thêm giây lát rồi ngước nhìn lên phông trên màn hình rồi từ từ nhìn xuống khán giả, như vị tướng uy nghiêm điểm binh trước giờ ra trận. Khán phòng vẫn im phăng phắc, kiên nhẫn đợi chờ. Không ai nói ra nhưng mọi người đều hiểu, hẳn bà đang xúc động nhưng vẫn thận trọng, chỉn chu. Đêm nay, ngay tại Học viện Âm nhạc quốc gia, nơi đã in sâu đậm xiết bao kỷ niệm đẹp đẽ, tự hào của cuộc đời mình, nghệ sĩ Thái Thị Liên rưng rưng nhưng không phát biểu gì. Dường như bà muốn để bản nhạc tiếng đàn nói thay tất cả.

         Khi đã tĩnh tâm, bà như bừng tỉnh, những ngón tay điêu luyện lướt trên phím đàn Piano, lúc nhanh lúc chậm. Không gian âm nhạc trào dâng trong cảm xúc mãnh liệt của mỗi người. Giai điệu kỳ diệu từ tác phẩm Mazurka của Nhà soạn nhạc thiên tài F. Chopin vang lên từ mười ngón tay nghệ sĩ Thái Thị Liên bỗng trở nên da diết, sống động lạ thường. Bản nhạc kết thúc, tất cả mọi người đứng dậy, một lần nữa phòng hòa nhạc vang dậy những tràng vỗ tay không dứt như muốn dành cho bà niềm tri ân, cảm phục vô bờ! Đêm nhạc “Trăm mùa thu vàng” đã diễn ra đầy xúc động với hai phần: “Nghệ sĩ Thái Thị Liên và các thế hệ học trò” và “Quà tặng Mẹ - tặng Thầy” gồm loạt tác phẩm tâm huyết của NSND Đặng Thái Sơn.

         

Nghệ sĩ Thái Thị Liên cùng với các Nhạc sĩ Tạ Phước, Lê Yên, Tô Vũ, Vũ Tuấn Đức, Doãn Mẫn, Lều Thọ Hợp đã sáng lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Bà đã trực tiếp đào tạo nhiều thế hệ giảng viên, nghệ sĩ Piano và là Chủ nhiệm đầu tiên của khoa Piano suốt 20 năm, trong đó có những năm tháng chiến tranh ác liệt. Bà còn là nữ nghệ sĩ đầu tiên biểu diễn Piano từ cuối những năm 50 ở Hà Nội, tham gia các chương trình hòa tấu với các chuyên gia Liên Xô như GS. Khodjaev và Fedoshenko tại Nhà hát Lớn Hà Nội và Hải Phòng… Cuối năm 1955, bà cùng với ca sĩ Minh Đỗ đã ghi âm đĩa nhạc đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Tiệp Khắc.

          Thật hạnh phúc cho chúng tôi, những cán bộ, phóng viên Tạp chí NCT được vinh dự tham gia chương trình âm nhạc vô cùng đặc biệt này, một chương trình có tiền cũng không mua được vé vì tất cả đều là giấy mời - miễn phí.   

           

 
Bấm vào đây Xem thông tin hoạt động ở các chi họ trên cả nước 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cập nhật lần cuối: 12/11/2017 10:28:58 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb