HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
TIN XEM NHIỀU NHẤT
BẢN ĐỒ GOOGLE

LỊCH VẠN NIÊN
Tháng      Năm  

 

Thân thế sự nghiệp : THÁI ÚY – NGHĨA QUỐC – HẬU TRẠCH CÔNG THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI VƯƠNG ĐẶNG HUẤN (1579-1590)

7/25/2016 5:32:56 PM

 THÂN THẾ SỰ NGHIỆP

THÁI ÚY – NGHĨA QUỐC – HẬU TRẠCH CÔNG
THƯỢNG ĐẲNG ĐẠI VƯƠNG ĐẶNG HUẤN (1579-1590)
 
            Cụ Đặng Huấn sinh năm Kỷ Mão (1579) tại Lương Xá, huyện Chương Đức (nay là thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội); Cha là Đặng Điện, mẹ là Nguyễn Thị Toàn. Cụ là hậu duệ đời thứ 6 Cụ tổ Tiến sỹ Trần Văn Huy (tức Đặng Hiên), hậu duệ đời thứ 5 cụ Trần Lâm (tức Đặng Trần Lâm).
            Thuở nhỏ, Cụ theo cha mẹ về sống ở quê ngoại thôn Bối Khê, xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên. Khi mẹ mất, hai cha con rời về sinh sống ở Hạ Thôn – xã Thịnh Phúc (nay là thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên Hà Nội). Mấy năm sau cha mất, Cụ còn nhỏ được dân làng nuôi dưỡng, lớn lên được Quan Đô cho vào chăn ngựa chiến và dạy võ nghệ. Cụ có sức khỏe hơn người, thông minh, có tài cưỡi ngựa. Sau đó tham gia đầu quân của tướng công Lê Bá Đễ. Năm 19 tuổi, Cụ được phong chức Chưởng vệ sự tước Khổng Lý Bá chỉ huy đội vệ binh. Đến đầu niên hiệu Thuận Bình (1549) đời vua Lê Trung Tông, Cụ theo tướng quân Lê Bá Ly phù nhà Lê. Trịnh Kiểm đã thu nhận và phong tước Cụ làm Khổng Lý Hầu, cai quản quân bộ, làm chỉ huy quân đội tiên phong, nhiều lần ra trận đánh quân nhà Mạc lập công to. Để trả thù Cụ, Mạc Phúc Nguyên đã cho quân đến Lương Xá và Hạ thôn để tìm diệt họ Đặng.
            Hơn 40 năm binh nghiệp, Cụ đã đảm trách việc chinh phạt bốn phương, thu phục vùng biên cảnh, bách chiến bách thắng, công lao thật to lớn. Trải qua muôn vàn khó khăn, Cụ đã dốc tài kinh bang tế thế, phù trì thánh giá nhà vua, khôi phục xã tắc, vỗ yên sinh dân, đức độ khiêm tốn. Công lao to lớn mà vua không ngờ vực. Địa vị nhất triều mà không hề ai ghen ghét đố kỵ. Cụ là một bậc công thần thời Lê Trung Hung.
            Cụ đã lần lượt được phong Nghĩa Quốc công năm 41 tuổi; Dương võ uy dũng, Tây quân Đô đốc phủ, Tả Đô đốc năm 44 tuổi. Năm 55 tuổi được vua phong Thiếu Phó, Minh Nghĩa oai dũng chức Thái phó.
            Cụ có con gái Đặng Thị Ngọc Giao lấy Trịnh Tùng. Cụ có công hết lòng nuôi dưỡng dạy dỗ cháu ngoại thành tài, sau trở thành Thống quốc chinh Thanh Đô vương Trịnh Tráng (1623-1657).
            Ngày 18 tháng 6 năm Canh Dần – Quang Hưng thứ 13 (1590) Triều vua Lê Thế Tông – Thái Phó Nghĩa Quốc công Đặng Huấn đã tạ thế thọ 72 tuổi. Đức vua và Phủ Chúa thân hành đến làm tang lễ tỏ lòng thương xót vô cùng, ban đồ điếu tế rất hậu, tặng cụ chức Thái úy, thụy là Cương chính, Gia phong thân phụ Đặng Điện tước Nghiêm Quận công. Ấn phong Chánh phu nhân, truy phong người anh của cụ (mất sớm) là Toàn quận công. Khi Triết Vương Trịnh Tráng lên ngôi, nhớ đến công lao ông ngoại truy phong cụ là Hậu Trạch công. Dưới Triều Tây Sơn truy phong Thượng đẳng đại vương được thờ Thành Hoàng làng ở một số nơi, lập cung miếu thờ ở Lương Xá và Hạ thôn cho danh hiệu là Hữu Phủ Từ. Trích kho 1330 lạng bạc để mua 50 mẫu ruộng giao cho dân xã Thịnh Phúc cày cấy sắm lễ tế thờ; miễn thuế, bài biểu hàng năm cho dân nộp vào Phủ từ để thờ cúng hàng năm ở hai nơi Thịnh Phúc và Lương Xá.
            Hữu phủ từ ở Lương Xá chính là Phủ thờ họ Đặng hiện nay.
            Hữu phủ từ ở Hạ thôn (tức Giẽ Hạ) xưa kia rất tôn nghiêm, có bia đá ghi công đức của cụ (bia đá con rùa hiện còn để ở đình làng). Trong kháng chiến đã bị thực dân Pháp tàn phá, sau này làm kho lương thực đầu làng.
            Hài cốt cụ Đặng Huấn được rước về nằm kề bên thân phụ Nghiêm quận công Đặng Điện trên đỉnh gò giữa đồng Hạ thôn. Về sau con cháu cụ cho dựng ngôi chùa làng lên trên hai ngôi mộ đó gọi là Phúc Am tự. Năm 1953 chùa bị giặp Pháp tàn phá. Năm 2005 dân làng Giẽ Hạ xây dựng ngôi chùa mới ở cạnh đình làng. Năm Chính Hòa thứ 7 (1686) hậu duệ của cụ là Yến Quận công Đặng Tiến Thự đã tặng dân Hạ thôn ngôi đình làm toàn bộ gỗ lim. Đình đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1994. Cụ Hậu  Trạch công Đặng Huấn sinh được 13 con trai và gái. Con trai là Đặng Tiến Vinh lập nhiều chiến công được phong Hà quận Công tặng Tả Tư không, các cháu nội là Doanh Quận công Đặng Thế Tài, Liêm quận công Đặng Thế Khoa đều là tướng văn võ song toàn…
            Cụ Nghĩa Quốc Hậu Trạch công Đặng Huấn đã mở đầu cho sự phát triển của dòng họ Đặng gốc Lương Xá với 32 quận Công, Đô đốc, 38 vị tước Công Hầu – Bá – Tử - Nam. Thời đại Hồ Chí Minh có cố Tổng bí thư – Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu) – người con tiêu biểu nhất của họ Đặng Việt Nam ở thế kỷ XX.
            Dưới sự chủ trì của HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG VIỆT NAM, HỘI ĐỒNG GIA TỘC HỌ ĐẶNG hai huyện Phú Xuyên – Thường Tín đã được thành lập. Được sự giúp đỡ chí tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Đảng, Chính quyền, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc xã, chi hội người cao tuổi thôn và nhân dân địa phương cùng với tấm lòng công đức tri ân Tiên Tổ của con cháu nội ngoại, cùng bà con ở mọi miền đất nước góp công sức xây dựng lăng mộ cụ Thái Phó Nghiêm quận công Đặng Điện và Thái úy nghĩa quốc Hậu Trạch Công Thượng Đẳng đại vương Đặng Huấn bề thế, tôn nghiêm vào mùa hạ năm Đinh Hợi (2007).
            Các thế hệ con cháu họ Đặng Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và biết ơn công đức của Người cùng các bậc tiên tổ tiền bối, nguyện xứng đáng với truyền thống họ Đặng Việt Nam và lịch sử đã ghi nhận.
Kính cẩn sưu tầm và biên soạn
Tháng 4 năm Kỷ Sửu (5/2009)
Thừa ủy nhiệm của HĐGT – HĐVN
Đặng Vượng – Lưu Trang – Đặng Trần Lưu
 
DỊCH BIA ĐÁ CON RÙA
KÍNH THÙ DƯƠNG KHÁNH VĨNH DIỄN BIA
 
(Bia nói về công đức Nghĩa Quôc,s Hậu Trạch công Đặng Huấn do cháu ngoại là thanh đô vương Trịnh Tráng dựng lập năm Đinh Hợi (1647), trước đây đặt tại Phủ Từ họ Đặng thôn Giẽ Hạ, nay chuyển về đình làng Giẽ Hạ, xã Thịnh Phúc, Phú Xuyên, Hà Tây đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa).
Thường nói: Có công đức thì phải khắc vào trong đá đó gọi là bia. Bia ghi sự việc và khiến cho người ta được trông thấy, để rõ sự tốt lành và khiến cho việc đó lưu truyền muôn đời.
Kính vâng lệnh của Đại nguyên soái, Thống Quốc Chính, Thái Thượng Phu, Thanh Vương có thiên tư tài giỏi, tư chất thánh thần. Thực do Thành tổ Triết Vương sinh ra.
Ơn sinh thành dưỡng dục như trời đất, đức nuôi dạy như biển sâu. Nhưng từ nhỏ, Thành Tổ Triết vương và Tahnfh Tổ Triết vương thái phi đã chuyển giao phó Ngài cho ông ngoại là Hậu Trạch công họ Đặng nuôi dưỡng dạy dỗ cho thành tài.
            Ông ngoại đã phát triển trí thông minh, mở mang thánh đức và lại biết rằng: Ngài có thể kế thừa đại thống, cứu vớt sinh linh dân. Ông ngoại càng ra tâm yêu mến, bồi dưỡng chí khí, bồi dưỡng đức nghiệp.
            Bà ngoại là Hậu Trạch Công, Thái phu nhân họ Lê hết lòng yêu mến kính cẩn chăm sóc. Công đức ngang với Trời biển, ân nghĩa như non cao. Ông ngoại đã nuôi dưỡng nên vị Thánh nhân đó.
            Trong khi phụng sự Thành Tổ Triết Vương, ngài đã trách nhiệm chinh phạt bốn phương. Bách chiến bách thắng, tiêu trừ bọn Mạc, thu phục lại Kinh thành, công lao thực to. Khôi phục vùng biên cảnh, thành tích thật phi thường.
            Trải qua muôn vàn khó khăn, ông đã dốc tài kinh bang tế thế. Phù trì thánh giá nhà Vua. Khôi phục xã tắc, vỗ yên sinh dân, phong độ khiêm tốn. Việc trao quyền cho các quan văn, võ và sai phái mọi người, ông đều tham gia ý kiến và nhà Chúa chuyên ủy cho ông được lo liệu các việc.
            Khi xảy ra cái vạ anh em đánh nhau ông đã ra công dàn xếp để trong cõi yên. Lòng ông luôn luôn chuyên cần, kính cẩn với trách nhiệm được giao, lập neen công hơn hẳn xưa nay, làm rực rỡ thêm công đức của hai vị Thánh Vương đời trước (8). Mở ra thái bình cho muôn đời.
            Công việc to lớn ấy hoàn toàn là do ông ngoại bà ngoại phù trợ mà có. Nay vâng ý chỉ của bề trên, suy nghĩ đến đức xưa,  bèn cho lập Phủ Từ của bên ngoại ở thôn Hạ xã Thịnh Phúc, huyện Phú Xuyên (9) và giao cho Phó Tướng Thiếu Bảo – Doanh quận công Đặng Thế Tài (10) chọn người Khán thủ để phụng thờ.
            Lại nhiều lần đội ơn của Triều đình ra phong làm: Ninh nghĩa kiệt tiết – Tuyên lực hiệp mưu đồng đức – Dương vũ uy dũng công thần Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân – Đô đốc phủ - Tả đô đốc – Thự phủ sự - Nam quân Đô đốc phủ - Tả đô đốc – Chưởng phủ sự - Thái ũy Nghĩa quốc công.
            Gia phong quảng vận thịnh đức – Bác đế phổ thi Đốc nhân diên hựu – Tuy khánh phù vận tích thiện – Phó tướng thông minh nhân huệ - Dực tá mệnh – Thuần mỹ liên phương – Phụ chính tập phúc – Vĩnh duệ định Trí – Dụ phúc diên huống – Hậu Trạch cCoong, ban thụy là Cương Chính.
            Lại gia tôn phong là Thái úy Nghĩa Quốc Công, Gia Phong là Quảng vân thịnh đức – Bác đế phổ thi – Đốc nhân diên hựu – Tuy khành phù vận – Tích thiện phát tường – thông minh nhân phcus diên huống – Hậu Trạch Công – Thái phu nhân – Thụy là Từ tại.
            Hàng năm bốn mùa thờ cúng, cỗ bàn đầy đủ…Mua ruộng để làm ruộng tế, cho dân trong thôn lĩnh canh, để nộp thuế, để tỏ ra sự tín thành thờ phụng. Và khiến cho mọi người kính sợ thờ phụng. Để cho tỏ rõ công lao to lớn.
            Lại tho lệnh chỉ ban của kho gồm: 1.330 lạng bạc, mau ruộng đầm ao và đất bãi dâu ở xã Thịnh Phúc gồm 40 mẫu, ở thôn Ngọ xã Chuyên Mỹ gồm 8 mẫu ruộng, ở xã Bối Khê 2 thửa ruộng 2 mẫu.
            ở các nơi cộng 50 mẫu để làm ruộng tế. Giao cho già trẻ trong 2 thôn Thượng – Hạ thuộc xã Thịnh Phúc (11) thu hoa lợi, chia nhau cày cấy. Thôn Hạ được 2 phần, thôn Thượng được 1 phần. Chuẩ định mỗi mẫu lấy thuế là một quan cổ tiền.
            Hàng năm gặp các ngày giỗ chạp và bốn mùa tám tiết, thì cho phép nhân dân ở các thôn lấy tiền thuế thu được (12), mua sắm lễ vật để cúng tế như nghi lễ cho tỏ rõ ý kính cẩn, mở ruộng lệ thờ cúng. Thể chế rực rỡ, nhà Chúa ngự giá đến đó hành lễ. Tông chi họ hàng, tộc thuộc cùng văn võ bá quan đều đến để bồi lễ..
            Kính vâng sắc chỉ giao cho soạn lời văn bia. Khắc vào đá cứng, để làm thể lệ lâu dài.\
            Hoàng Triều phúc Phúc Thái (13) muôn muôn năm, năm thứ năm là năm Đinh Hợi, tháng cuối mùa Hạ, ngày lành lập bia.
            Người soạn là Tiến sĩ khoa Mậu Tuất – Tiến sĩ xuất thân – Tham tụng dực vật – Thần trị công thần – Đặc tiến Kim Tử - Vinh lộc đại phu – Lại bộ Thượng Thư – Kiêm Chưởng lục bộ sự Quốc Tử Giám Tế tửu – Hàn lâm viện thị độc – Chưởng hàn lâm viện sự….Thái phó Tuyển quận công Nguyễn Duy Thì kính soạn.
            Người viết là Thị nội – Thủ hợp thư – Tả xá thư (14) Tần Châu Bá Lê Thúc kính viết.
Chú thích:
-          Theo bản dịch của Vũ Phạm Hoàng – Hiện lưu ở Viện Hán Nôm
-          Ký hiệu A633/163. Trang 140.141
+ Bia gồm chừng 950 chữ Nho – Cao 2.1m, rộng 1,1m, dày 15cm.
+ Rùa dài 1.65m
1)      Thanh đô vương Trịnh Tráng (1623-1657)
2)      Đặng Ngọc Giao, thứ nữ cụ Đặng Huấn.
3)      Trịnh Tùng và Đặng Ngọc Giao.
4)      Có sách còn gọi là Đặng Ngọc Vũ
5)      Nghĩa Quận Công Đặng Huấn (1519-1570). Mộ ở cách Mả Vối (Mả Bối) chùa Am thuộc làng này.
6)      Lê Thị Â mất 23 – 10 Đinh Mùi. Mộ để cách Mả Mới (Miễu Dọc ) gần cầu Giẽ.
7)      Anh  là Trịnh Xuân, em là Trịnh Tùng.
8)      Minh Khang Vương Trịnh Kiểm (1545-1570) và Triết Vương Thành tổ Trịnh Tùng (1570-1623)
9)      Nay là thôn Giẽ Hạ xã Phú Yên huyện Phú Xuyên – Hà Tây.
10) Con trai thứ 2 cụ Hà quận công Đặng Tiến Vinh.
11) Như chú thích 9
12) Nhà Vua miễn cho huyện Phú Xuyên thuế hộ phần và bài biểu để biện lễ cúng vào Phủ Từ (chỗ kho Giẽ đầu làng).
13) Lê Duy Hựu – Chân Tôn – Thuận hoàng đế - Phúc thái thứ 6 -1647.
14) Tựa như Chánh văn phòng Hội đồng Nhà nước bấy giờ.
    Thay mặt ban chấp hành hội phụ lão xã Phú Yên
                    Lưu Trang
(Kính cản sưu tầm – chú thích và viết chữ)
 
PHỦ TỪ HỌ ĐẶNG
            Tựa như nhà thờ họ do vua Lê chúa Trịnh nhớ đến công lao cụ Đặng Huấn, là một trong Tứ phối công thần dựng lại triều Lê Trung Hưng thêm 211 năm nữa (1576-1787). Cho nên đã xuất kho ra 1.330 lạng bạc,  giao cho cháu nội thứ hai cụ Huấn là Doanh quận công, Phò mã Đặng Thế Tài về làng, đứng đốc công xây dựng Phủ Từ (chỗ gốc đa xưa) vào năm 1647. Phủ có khám chủ, long ngai, bài vị, lỗ bộ, bát bửu, và nhiều hoanh phi câu đối. Trong đó có câu:
-          Cư Mạc phù Lê, công tại hoàng gia, danh tại sử!
-          Quang tiền dụ hậu, sinh vi lương tướng tử vi thần!
Hai đầu Phủ Từ có bia Hạ Mã – Nghĩa là trừ có vua – còn từ quan đến dân cưỡi ngựa qua đây đều phải xuống dắt, đi khỏi mới lại được lên. Trước cổng Phủ Từ, nhà vua cho khắc bia đá lớn, đứng trên lưng rùa, có tên là “Kính thù dương khánh vĩnh diên bi” để ghi ơn lâu dài cụ Đặng Huấn.
Từ đó đệ niên vào 18-6, vua Lê chúa Trịnh, văn võ bá quan cùng tông chi tộc thuộc tại các trấn, dinh thự đổ về, xuống ngựa dừng xe, hạ kiệu từ ngoài đường thiên lý- đầu làng- dẫn rượu vào tế lễ tại Phủ Từ, rồi mới ra mộ tổ tại chùa Am, xứ Mã Bối (GF 54). Sau còn ban cho làng mình 50 mẫu ruộng để cho cấy, thu mỗi mẫu một quan cổ tiền biện lễ. Đồng thời miễn hẳn thuế Hộ phần, Bãi biểu cho toàn huyện Phú Xuyên để thêm vào tế lễ, (GF 248) tại Phủ Từ bằng trâu, dê (dung ngự, dung dương).
Phủ Từ xây dựng được 161 năm, đến Bính Dần 1808, cháu 9 đời cụ Huấn là Thượng thư bộ Binh, bộ Lại, trấn thủ Bắc hà Đặng Trần Thường, đã saai người trong họ là Đặng Đình Kỵ, đi mua 50 cây gỗ lim về tu bổ. (GF 310). Ngoài ý nghĩa uống nước nhớ nguồn tổ tiên, còn nghĩ đến kỷ niệm thuở chờ thời, vẫn ngồi dạy học trong Phủ. Hồi kháng chiến chống Pháp, địch lên phá dỡ về dựng bốt dưới đường thiên lý. Các bô lão còn đọc được trên nóc dòng chữ “Phủ đổ lấy Phủ mà dựng”. Ai cũng đoán ở dưới có chôn của, nhưng 1957, Nhà nước ta đã xây lên trên 3 tòa kho vòm cuốn. Gọi là cửa hàng Lương thực Giẽ Hạ.
Lưu Trang
( Rẽ Hạ làng Địa Chí – 2003)
 
Đặng gia phả ký toàn chính thực lục
Nhà xuất bản thế giới 2006
Trang 471
 
 
 
 
NƠI ĐỊA LINH NHÂN KIỆT
Lương Xá – Chúc Sơn Họ  Đặng ta
Địa linh nhân kệt tự ngày xưa
Danh nhân đất Việt lưu sử sách
Gốc Trần truyền thống Tổ tiên ta
Võ công lẫy lừng khắp đất nước
Cụ Mạc phò Lê giữ hiếu – trung(1)
Đại phá quân Thanh lừng đất Bắc
Anh hùng dân tộc Đặng Tiến Đông
Ngày nay thời đại Hồ Chí Minh
Tự hào biết bao có Trường Chinh(4)
Vững tay chèo lái thuyền cách mạng
Kháng chiến bền gan đến thành công
Mở đường “đổi mới” đưa đất nước
Sánh vai bè bạn khắp năm châu
Họ Đặng chúng ta rất tự hào
Đời đời nối tiếp trí tài cao
Vì dân vì nước vì nghĩa lớn
Xứng danh Ân Đức Tổ Tiên trao
Đặng Trần Lưu
 
THĂM PHỦ TỪ LƯƠNG XÁ
Phủ từ Lương Xá, xứ Hà Tây
Đặng tộc nhà mình chính ở đây.
Bao năm lưu lạc không rõ cội,
Bấy lâu gắng sức vẫn tìm nguồn.
Con ở Lục Đầu bên Kiếp Bạc,
Đức thánh Đại vương thủy tổ nhà.
Nào có biết đâu đời bỡ ngỡ,
Đến tận giờ mới vỡ lẻ ra…
Quê cha, đất Tổ Hà Tây xứ
Truyền miệng trăm năm vẫn nhớ nhà
Thất lạc lâu rồi không gia phả,
Thủy nguồn, sơn tận mãi gia gia…
 
Chúng con về đây đất Phủ từ,
Bao năm mong đợi, những ngẩn ngơ
Nay về quê tổ mong gì nữa?
Giữ trọn đạo nhà, nghĩa tổ tông.
Đạo đó tám đời tước Quận Công
Trăm năm vì nước dốc một lòng
Trồng cây đại đức trong dòng họ
Mãi mãi cháu rồng, giữ trọn không?
Thiêng liêng trước phủ, chân tiên tổ
Chúng con đây, dóc nguyện một lòng
Kiếp kiếp đời đời giáo dưỡng con
Theo gót tổ tông được vẹn tròn.
 
 
                                                                        Đặng Đức Thư
Phủ từ Lương Xá 5/6/1997
TRI ÂN
CÔNG ĐỨC TỔ TIÊN
Ngày khánh thành lăng mộ Tổ
Đặng Điện Đặng Huấn
Trên bốn trăm năm có hội này
Cháu con xa đời khắp đông tây
Từ bắc đến nam về họp mặt
Dâng nén hương trầm tỏa khói bay
Địa linh nhân kiệt chính là đây
Khởi nghiệp hưng công tại đất này
 
Đức đại công cao do Thượng Tổ (1)
Ngoại trăm Công Hầu (2) vẻ vang thay
Trọn đời vì nước vì nhân dân
Chính trực thanh liêm với kiệm cần
Bia đá, tên vàng ghi quốc sử
“Sinh vi lương tướng tử vi thần”
 
 
1.Nghĩa quốc Hậu Trạch công Đặng Huấn      2.37 tước Quận công, 68 tước Hầu (cộng 105)
                                                                        6 – 5 – 2007
   Đặng Kim ngư
 
TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHÁT
VÀ DÒNG HỌ ĐẶNG CỦA ÔNG
 
Đặng Công Chất đỗ Trạng Nguyên khoa Tân Sửu, Vĩnh Thọ thứ tư (1661), ông là đồng tác giả Trúng san Lam Sơn thực lực và Đại Việt sử ký túc biên, ông còn có nhiều công lao về nội trị, ngoại giao đối với đất nước. Nhưng từ trước đến nay một số sách chép về ông và dòng họ Đặng còn sơ sài, có những điểm chưa đúng. Qua sưa tầm, khảo cứu, nhất là được các cụ trong dòng họ Đặng cho xem cuốn Đặng gia thế phả (gọi tắt là Thế phả) do Đặng Công Cơ (con trai thứ ba của Đặng Công Chất) viết năm Bính Ngọ (1726), tôi xin trình bày một số tư liệu mới để bạn đọc tham khảo.
            Đặng Công Chất sinh ngày 28 tháng 8 năm Nhâm Tuất (1622) ở làng Phù Đổng huyện Tiên Du (nay là xã Phù Đổng , huyện Gia Lâm, Hà Nội). Ông vốn họ Trần, dòng dõi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đến đầu đời Lê có ông Trần Văn Huy hiệu là Đặng Hiên (1410-1475) Đỗ Nhị Giáp Tiến sĩ đình nguyên năm Đại Bảo thứ ba (1442), làm quan tới Thượng thư bộ Hình di cư đến ở làng Quang Bị, huyện Bất Bạt, phủ Thao Giang, Trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì – Hà Nội).\
            Theo thế phả thì người chạy ra Thượng Yên Quyết là Trần Công Du. Đến đời con ông Du chính thức đổi thành họ Đặng (vì ông tổ Trần Văn Huy có hiệu là Đặng Hiên) nên gọi là “Đặng Công Toản”. Đặng Công toản (1487-1547) đỗ Tiến sĩ khoa Canh Thìn ( 1520), làm quan Tham Chính xứ Kinh Bắc, đóng trụ sở ở làng Phù Đổng, sinh người con trai thứ bảy là Đặng Cộng Khuê ( 1538-1600_ ở đấy. Sau ông cho Khuê ở lại trú cư ở Phù Đổng, nên Công Khuê là người được suy tôn là tổ chi họ Đặng ở Phù Dổng.
            Đặng công Khuê thi đỗ thủ khoa Hương cống, làm quan tới chức Viên ngoại lang Bộ Lại, con trưởng ông Khuê là Đặng Công Sắt cũng đỗ giải nguyên Hương cống khoa Tân Sửu ( 1601), làm quan tới chức Tham chính xứ. Ông Sắt có 4 người con traii  là Đặng Công Chất, con thứ tư là Đặng Công Trác đỗ giải nguyên Hương cống khoa Tân Mão ( 1699).
            Đặng Công Chất là người có tài kiêm văn võ, nội trị, ngoại giao và cũng là người có đạo đức, trung thực, liêm khiết. Theo Thế phả thì sau khi đỗ Trạng Nguyên có khả năng lấy công chúa, nhưng ông Chất cố chối từ vì ở quê đã có vợ. Việc này là cho vua chúa không hài lòng nên tuy biết ông có tài văn học nhưng năm sau ( 1662) chúa liền bổ ông vào chức quan võ đi dẹp loạn ở Nghệ An rồi được cử làm thị giảng, chính trong thời gian này ông tham gia biên soạn Đại Việt sử ký tục biên do tham tụng Phạm Công Trứ chủ biên. Tháng ba năm Ất Tỵ ( 1665) ông được thăng chức Hữu thị lang Bộ Công, có lẽ từ năm này ông cùng các ông Hồ Sĩ Dương và Đào Công Chính biên tập cuốn “ Trùng san Lam Sơn thực lục”.
            Tháng 5 năm Nhâm Tý ( 1672, Đặng Công Chất về quê làng Phù Đổng chịu tang mẹ, bất ngờ có việc Kiêu binh nổi loạn giết chết Bồi Tung (Phó Tể Tưởng), Trạng nguyên Nguyễn Quốc Trinh, triều đình liền sai Tuyển Quận Công đến nhà triệu Đặng Công Chất về Thăng Long dẹp loạn. Ông Chất về kinh đô phủ dụ Kiêu binh quân lính đều phục tùng. Sau đó tháng 7 năm Ất mão ( 1675), ông được thăng Tả thị lang Bộ Lại, rồi được cử làm Bồi Tụng nhập thị kinh diên năm Đinh Tỵ ( 1677), được cử làm trấn thủ Cao Bằng đánh dẹp Mạc Kính Vũ ở biên giới, sau đó lại được triệu về Kinh “ quản thống 5 viên đại tướng”.
            Năm Tân Dậu ( 1681, Đặng Công Chất được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc đàm phán với nhàThanh đã cử quan đại thần là Đàm Bất Miện ra đón và tiễn đoàn sứ bộ của ta rất chu đáo. Khi đoàn sứ bộ ta ra về, Đàm Bất Miện tiễn đến bến sông Hoàng Hà cùng Đặng Công Chát làm thơ xướng họa quyến luyến không rời nhau.
            Tháng 6 năm Nhâm Tuất ( 1682) đoàn sứ bộ về đến Thăng Long, Đặng Công Chất được vua chúa khen ngợi, thăng Binh bộ Thượng thu tước Khánh Xuyên Tử, ba ngày sau gia tăng Tham tụng ( Tể tướng). Nhưng chưa được bao lâu, ngày 2 tháng 7 năm Quý Hợi ( 1683) ông mất, vua lấy làm thương tiếc, đặt tên hiệu là Trung Túc, tăng chức Lai bộ Thượng Thư, Thiếu Bảo và tước Khánh Xuyên Bá. Thế phả cho biết “ Ông khẳng khái có chí lớn, không làm dinh thự và để của. Làm quan chẳng thiết lợi lộc, bao nhiêu bổng lộc đem cấp cho người thân thuộc, nhà không có của thừa…. lúc bé thường ăn canh mướp đến khi phú quý vẫn ăn canh mướp.
            Đặng Công Chất còn có công đứng ra trùng tu đền thơ Phù Đổng Thiên Vương ở quê nhà. Dòng họ của ông sau này có nhiều người khoa bảng: Cháu nội ông ( Đặng Công Cơ) là Đặng Công Diễn ( 1709-1769) đỗ Hội nguyên Tiến sĩ khoa Đinh Mùi ( 1728) ;làm quan tới chức Tế tửu ( Hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, thăng Công bộ lữu thị lang, Bồi tụng ( Phó tể tướng) Thu Vũ Hầu.
Đỗ Thỉnh
Nguyên Trưởng Ban nghiên cứu Lịch sử
Huyện Từ Liêm – Hà Nội
 
Những mẩu chuyện về Trạng nguyên Đặng Công Chất
1.Cha dạy con, anh dạy em, Nối gót tiền nhân, cả nhà vinh hiển
            Đặng Công Sát ( cụ Hòa Sắt) tự là Nghiêm Cẩn từ quan về nhà dạy học, mở trường đặt tên là : “ Xuân Phô”. Ông tài cao, văn chương nổi tiếng,  ngoài cổng trường viết đôi câu đối :
Thi thư thể thạch tràng
Trâm hốt gia thành cựu
            Cụ đào tạo được nhiều học trò giỏi, đỗ đạt, được vào làm thày dạy con vua Lê, chúa Trịnh. Vì vậy được phong chức “ Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu”, khi mất được tặng chức Thái bảo.
            Đặng Công Sắt ra sức dạy dỗ các con học chữa nghĩa, kinh sách. Các con đều khá, con cả Đặng Công Toại, con thứ Đặng Công Nghị đều đậu nho sinh, con thứ 3 là Đặng Công Chất đậu Trạng nguyên, con thứ 4 là Đặng Công Trác đỗ Hương giải , Sĩ vọng.
            Đặng Công Trác khi còn nhỏ học dốt văn, cha dạy con mãi mà không thấy tiến được chút nào, dần dân sinh chán và buồn. Thấy vậy Đặng Công Chất lo văn bài của mình, còn thời gian kèm dạy cho em, động viên dỗ dành Công Trác cố gắng ôn luyện kinh sách. Công Trác dần dần tiến bộ, biết làm thơ theo đúng lề luật, ý tứ tuy chưa sâu sắc, cũng đáng khen. Một hôm Công Trác đưa cho cha một bài thơ tự làm : “ Bành Việt tương binh qui nghĩa”. Cụ Hòa Sát đọc xong ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói với Công Trắc: “ Hai câu 5 và 6 ý từ dồi dào, con cố gắng hơn thêm sẽ tiến bằng các anh đó”. Công Trắc được cha khen, từ đấy càng gắng sức học, văn chương càng tiến bộ, rồi trở thành danh sĩ. Năm Tân Mão (1651) đậu Giải nguyên. Năm Định Mùi ( 1667) đỗ khoa Sĩ vọng, bổ dụng Tri huyện Hiệp Hòa ( xứ Kinh Bắc) sau làm Hiến phó Nghệ An. Năm Ất Mão làm Tham tri xứ Sơn Nam sau làm Đô tổng binh thiêm sự Cao Bằng.
            Người cháu rể cụ Hòa Sát là Tiến sĩ Thượng thư Nguyễn Đương Hồ làm ngôi đến thờ cụ tại xóm Dậu, xã Phù Đổng ngày nay vẫn ocnf, ngoài cổng đề : “ Đặng Trần gia miếu”. Bên ngoài có câu đối:
Đông A dịch thiếp thùy quang viễn
Đặng ấp tam chi dẫn phái trường
            Dịch nghĩa
Dòng dõi nhà Trần còn ngời sáng mãi mãi
Ấp ta, học Đặng có 3 chi kéo dài muôn đời.
            Bên trong nhà thờ có bức hoành phi: “ Thái Bảo Từ Đường” ( Đền thờ “ cụ” Thái Bảo)
            Và đôi câu đối:
Tích lịch phả truyền, Yên Quyết, Vân Canh, Tây Tựu, Phù Đổng
Truyền gia khoa hoạn, Trạng nguyên, Tế tướng Tiến sĩ, Thượng thư.
            Dịch nghĩa:
Phả xưa truyền ( họ Đặng ta từng ở) Yên Quyết, Vân Canh, Tây Tựu, Phù Đồng.
Nối đời khoa bảng, quan chức, Trạng Nguyên, Tế tướng, Tiến sỹ, Thượng thư.
            2. Mẹ già dạy con: cứ quan tâm pháp.
            Mẹ Đặng Công Chất là bà Nguyễn Thị Thành ( từ Từ Huệ), sinh ra trong một gia đình quan lại. Ông ngoài Đặng Công Chất là một vị quan hàm tong tam phẩm, tên là Nguyễn Phong làm Tà thị lang Bộ Công, tước Quế dương bá, người làng Đào Tư, huyện Quế Dương, xứ Kinh Bắc. Ông có tài chỉ huy xây dựng các công trình đền đài, lăng tẩm, có học vấn uyên thâm. Ngày xưa con gái ít được đến trường học chữ nghĩa, dù là con nhà quan lại. Cụ Nguyễn Phong rất yêu quý con gái, lúc nhàn rỗi thường dạy con học chữ, kinh truyện.
 Bà ngoại Đặng Công Chất ( họ Trần) rất giỏi nghề nữ công gia chánh, bà dạy con cháu đức hạnh của người phụ nữ : Tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh. Thừa hưởng sự chăm chút của cha mẹ, bà Thành chăm chỉ đọc sách truyện, nhất là sách nói về hiếu nghĩa, như : Nhị thập tứ hiếu… Bà thuộc nhiều cầu cách ngôn. Tính bà rộng rãi, thương người gặp hoạn nạn, nghèo khó, hễ ai đến cửa nhà bà nhờ vả sự giúp đỡ, bà đều tìm cách cứu giúp bằng tiền bạc, hoặc gạo thóc…. Bà kết hôn với Đặng Công Sát ( tục gọi là cụ Hòa Sắt), bà là chính thất, sinh được 4 người con trai và một con gái. Khi các con còn nhỏ bà dạy: Làm người phải lấy trung hiếu làm đầu, nếu làm quan phải thờ Vua hết long trung, đối với dân cần giữ gìn tư cách, không tham lam ức hiếp, lấy tiền bạc của dân, vì đó là công sức mồ hôi nước mắt của họ. Làm quan thanh liêm thì nghèo nhưng danh thơm giá quý.
Dân gian nói : Mua danh ba vạn, bán danh ba tiền.
            Đối với cha mẹ phải giữ đạo hiếu, sớm tham tối viếng, làm nhiều điều tốt với láng giềng xung quanh, đó là đại hiếu. Đối với an hem phải hòa thuận, anh bảo em nghe, chớ có cá mè một lứa, hư đốn làm cha mẹ buồn phiền, đó là bất hiếu. Làm người phải có danh tiếng, nếu danh ô tiếng xấu là điều nhục. Phải biết liêm sỉ, biết lẽ phải trái. Người không có liêm sỉ thì sống ở trên đời bị người ta khinh rẻ, ra đường chẳng dám ngẩng mặt lên.
 3. Ân tình trọn vẹn không kể sang hèn
            Năm Nhâm Ngọ ( 1642) Đặng Công Chất 21 tuổi, thi hương đậu Hương Giải ( người đõ đầu thi hương). Ông tiếp tục học nâng cao và làm them nghề dạy học ( 1665) cho con em trong vùng. Ông dựng nhà làm lớp học, kết giao than hữu với nhiều người, đặc biệt ông mời các bạn có học vấn uyên thâm cùng tham gia giảng dạy “ trường” của ông trở nên nổi tiếng.
            Thầy Nguyễn Quôc Trinh người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì ( Hà Nội), đậu Trạng nguyên Khoa Kỳ Hợi ( 1659) đời vua Lê Thần Tông.
            Thầy Nguyễn Công Bích người xã Bất Quần, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa trú quán ở Ứng Mộ, huyện Vĩnh Lai ( Hải phòng ngày nay) sau đậu bảng nhãn khoa Kỷ Hợi ( 1659), niên hiệu Vĩnh thọ 2.
            Thầy Trịnh Trí Tri và nhiều thầy khác đều là các bậc túc nho nổi tiếng.
            Các ông là bạn từ khi còn trẻ, tình thân ái như keo sơn, sau là bạn đồng liêu ( quan cùng triều) nghĩa tình càng sâu nặng. Đặng Công Chất quý trọng tình cảm quý giá ấy từ trẻ đến già.
4. Với quê hương Phù Đổng và văn hóa dân tộc.
            Ông nội Đặng Công Chất là Đặng Minh Phu, nhập tịch làng Phù Đổng, đến đời Đặng Công Chất là 3 đời đều làm nên sự nghiệp. Noi gương ông, cha và mẹ về văn hóa ứng xử với tổ tiên, với thần linh có công với dân với nước. Nhớ công đức các vị, Đặng Công Chất xin với dân làng Phù Đổng xây gian tiền tế đề thờ Phù Đổng ( thờ Thánh Gióng). Dân làng đồng ý. Được sự giúp đỡ tiền của, vật liệu, nhân công, của bạn bè xa gần, con cháu trong làng, công việc hoàn thành tốt đẹp, khang trang, được vua ban bức hoành phi 4 chữ: “ Lê Triều Long Thủ” troe ở trong cung của đền.
               
BÀI PHÁT BIỂU CỦA DÒNG HỌ NGUYỄN ĐƯƠNG
NGÀY KHÁNH THÀNH LĂNG MỘ
TRẠNG NGUYÊN ĐẶNG CÔNG CHẤT NGÀY 6 THÁNG 12 NĂM 2015
Kính thưa:……………….
Được vinh dự thay mặt dòng họ Nguyễn Đương ở Dương húc Đại đồng tôi muốn nói thế này:
Hôm nay là ngày thỏa nỗi mong ước của 2 dòng họ Đặng Trần ở Phù đổng và Nguyễn Đương ở Dương húc, bởi vì bao đời nay lớp lớp hậu duệ chúng ta muốn có một nơi an nghỉ cuối cùng của tổ, thật khang trang, thật đẹp đẽ, xứng với tầm vóc của tổ, biểu hiện được tấm lòng hiếu kính của con cháu. Ai ai cũng hết lòng về công trình tâm linh thiêng liêng để dâng lên tổ, người góp công, người góp của, ai cũng muốn biểu hiện tấm lòng thơm thảo với tổ tiên, thì hôm nay ngày 25 tháng 10 năm Ất mùi, năm thứ 70 của nước CHXHCN Việt nam, chúng ta tổ chức khánh thành công trình, công trình mơ ước của con cháu, có đầy đủ khách của chính quyền Phù đổng - Gia lâm, Đại đồng – Tiên du, con cháu của dòng họ Nguyễn Đương, dòng họ Đặng Trần ở Phù đổng và trên các miền đất nước về dự. Lời được nói nhiều nhất hôm nay là chúc mừng và cám ơn. Chúc mừng sự thành công và cám ơn sự gúp đỡ của Đảng, chính quyền 2 địa phương Phù đổng – Đại đồng Dương húc.
Kính thưa các vị đại biểu.
Kính thưa các cụ các ông các bà và mọi thành viên họ Đặng Trần và Nguyễn Đương.
Kể từ ngày tổ Đặng Công Chất về với các bậc tiên hiền thủy tổ của dòng họ đến nay đã trên 300 năm. Đất nước trải qua bao biến cố vô cùng to lớn và sâu sắc, đó là 2 triều đại hậu Lê và Nguyễn, một thời đất nước chìm trong nô lệ của đế quốc Pháp. Môt cuộc cách mạng tháng 8 vĩ đại đã đem lại tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt, cho đất nước Việt nam, một thời chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống 2 đế quốc to là Pháp và Mỹ, một thời đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay đang tiến hành. Nhưng công lao cống hiến của tổ cho dân cho nước vẫn được dân nước công nhận vào năm 2007, nhà thờ và lăng mộ được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Thưa các vị đại biểu và mọi thành viên dòng họ Đặng Trần và Nguyễn Đương. Trước bàn thờ tổ dòng họ Nguyễn Đương có bức hoàng phi 4 chữ “Bách thế bất thiên.” Bách thế bất thiên là gì: Đó là hàng trăm, hàng ngàn đời con cháu không xa rời lời dậy bảo của tổ tiên, đó là phục vụ lợi ích của dân của nước, đó là trung hậu trong cuộc sống, hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.
Trong cách mạng tháng tám biết bao thành viên họ Nguyễn Đương, Đặng Trần đã tham gia tích cực trở thành quần chúng, cán bộ, đảng viên trung thành được Đảng, nhà nước và nhân dân tin tưởng. Biết bao người con của 2 dòng họ là những chiến sỹ quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, những chiến sỹ anh dũng trên chiến trường, những liệt sỹ hy sinh xương máu cho độc lập tự do của đất nước, những thương binh hy sinh một phần xương máu cho dân cho nước trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc chống 2 đế quốc to Pháp và Mỹ. Ngày nay hàng ngàn cựu chiến binh, thương binh hăng say cống hiến sức lực còn lại để xây dựng đất nước Việt nam. Hàng ngàn hàng vạn con cháu chúng ta là bác sỹ, kỹ sư, nhà khoa học, nông dân, công nhân, thương nhân lao động hết mình vì sự giầu có hiện đại của đất nước và cũng chính cho bản thân mình. Đã hơn 300 năm dòng họ Nguyễn Đương, Đặng Trần đã như thế và con cháu nối tiếp sau vẫn như thế, vẫn “bất thiên” với lời dạy bảo của tổ tiên.
Nhân đây xin phép nhắc lại một số kỷ niệm quan hệ găn bó 2 dòng họ Nguyễn Đương, Đặng Trần.
Tổ tôi vốn là thư sinh nghèo, rất nghèo, phải có chú ruột nuôi dưỡng mới được đi học, thi đỗ trưởng thành. Năm Ất mùi (1675) tổ tôi 19 tuổi thi hương đỗ tam trường, được theo học cụ trạng Gióng – Đặng Công Chất, được tôn vinh “Lê triều long thủ”. Do chăm chỉ học hành được cụ yêu gả con gái cho vào năm Mậu ngọ (1678), lúc đó tổ tôi 22 tuổi. Đến năm canh thân (1680) tổ tôi lại thi hương, đỗ hương cống, được vào học ở Quốc tử giám Thăng long. Năm Nhâm tuất (1682) cụ trạng đi sứ phương bắc, cụ đương chức tham tụng (tức tể tướng) thượng thư binh bộ, đang ở tuổi 61. Đến năm Quý hợi (1683)  cụ hoàn thành sứ bộ về đến kinh thành Thăng long, cụ sang tuổi 82, Công việc đi sứ trách nhiệm nặng nề, đường xá xa xôi, tuổi cao nên về đến kinh thành cụ mệt nặng và mất tại kinh thành ngày 2 tháng 7 năm Quý hợi. Lúc đó tổ tôi 27 tuổi, giám sinh Quốc tử giám được cụ tin tưởng trao trách nhiệm đưa di hài cụ về an tang tại cánh đồng thôn Dương húc và trông nom phần mộ từ ngày đó đến nay.
Một kỷ niệm rất đẹp trong dòng họ, cùng năm Quý hợi (1683) tổ tôi dự thi hội rồi thi đình đều đỗ Hoàng giáp. Kỳ thi đó có 3.000 thí sinh ứng thí lấy đỗ 18 vị. Bảng thứ nhất Trạng nguyên – Bảng nhãn – Thám hoa đủ cả. Bảng thứ hai Hoàng giáp có 1 là tổ Nguyễn Đương Hồ của chúng tôi. Bảng thứ ba đồng tiến sỹ xuất thân 14 vị. Khi tổ chúng tôi vinh quy thì tổ bà Đặng Thị ở nhà sinh con trai đầu lòng. Năm Quý hợi bắt đầu là một cái tang, tiếp sau là hai niềm vui: Đại đăng khoa và sinh con trai đầu lòng.
Cũng xin thưa đôi điều về tổ bà Đặng Thị nàng dâu số 1 và là Thủy tổ của dòng họ Nguyễn Đương chúng tôi.
Tổ bà Đặng Thị sinh giờ tỵ ngày 28 tháng 8 năm Ất tỵ (1665). Chúng tôi xin trích nguyên văn lời tổ Đương Hồ đánh giá về người vợ yêu và rất quan trọng này.  Đây là lời điếu viết tháng 3 năm Mậu dần (1698).
“Bẩm sinh dung mạo đoan trang, tính tình ngay thẳng rộng rãi. Năm Mậu ngọ (1678) lấy chồng sinh con trai gái đầy đủ, đông đúc. Cửa nhà vinh hiển thịnh vượng, thờ bố mẹ chồng rất hiếu kính, thờ chồng thuận hòa, tính thẳng vui nhưng không quá mức, cai quản gia đình nghiêm mà có phép, hầu chồng kính nhường, nhẫn nhịn không trách ai, cư sử với gia tộc nhu hòa, hại mình lợi người không than tiếc. Anh em kính ngưỡng đức độ, người ăn ở đội ơn. Chẳng phải  tinh anh của địa khí, cốt cách tiên nhân làm sao được như thế !”
Thưa các cụ các ông các bà, dân ta có câu “Phúc đức tại mẫu”. Đúng là như vậy, họ chúng tôi được hưởng phúc của tổ mẫu từ ngày đó.
Kể từ ngày tổ Đăng Công Chất, cụ trạng Gióng về với các bậc tiên hiền của dòng họ đến nay là 332 năm (1683 – 2015), ngôi mộ tổ vẫn nguyên chỗ cũ, hướng mộ không thay đổi, quan quách là quan quách trên 300 năm trước đây, chỉ có phần dương, phần bên ngoài và cảnh quan thì ngày càng khang trang đẹp đẽ. Đó là công lao của con cháu họ Đặng Trần và Nguyễn Đương. Con cháu dòng họ Nguyễn Đương chúng tôi vẫn truyền đời trông mom mộ cụ, trứơc sao nay vậy.
Để kết thúc bài phát biểu tâm huyết, chúng tôi xin chúc các vị đại biểu luôn luôn mạnh khỏe, luôn luôn vui vẻ, luôn luôn tấn tới, hạnh phúc lâu dài.   
Xin chúc con cháu dòng họ Nguyễn Đương – Đặng Trần  thành đạt phát triển, luôn luôn phấn đấu cho đời sống ngày càng tươi đẹp. Dòng họ  Nguyễn Đương – Đặng Trần “bất thiên” với lời dạy của tổ tiên mãi mãi.
               Xin kính chào quý vị !   
Ghi chú:Dòng họ Nguyễn Đương gốc là Nguyễn Phú. Tổ Đương Hồ là đời thứ 8 của Nguyễn Phú. Do chữ Phú chạm húy “Phú quốc công” của một chúa Trịnh, nên vua Lê tự tay sửa chữ Phú thành chữ Đương vào năm 1695 (Ất hợi). Tổ Đương Hồ là Thủy tổ dòng Nguyễn Đương. Theo truyền thống chúng tôi vẫn đánh số từ tổ Nguyễn Phú là số 1đến tôi Nguyễn Đương Sơn là đời thứ 18./.     
                                                  THAY MẶT DÒNG HỌ NGUYỄN ĐƯƠNG
                                         TRƯỞNG TỘC ĐỜI THỨ 18
 
                                           Nguyễn Đương Sơn
                  
LỄ KHÁNH THÀNH KHU MỘ
Trạng nguyên Đặng Công Chất ( Trạng Gióng)
            Ngày 6/12/2015 ( 25/10 ÂL) chi họ Đặng Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội đã cùng với dòng họ Nguyễn Đương đã tổ chức trọng thể lễ khánh thành khu mộ Trạng Nguyên Đặng Công Chất ( tức Trạng Gióng) tại thôn Dương Húc xã Đại Đồng huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh ngay gần khu mộ. Tới dự lễ có đoàn đại biểu lãnh của Đảng Ủy – UBND – HĐND – MTTQ xã Đại Đồng, Đoàn đại biểu lãnh đạo thôn Dương Húc, Đoàn đại biểu HĐGT HĐVN do ông Đặng Trần Lưu Phó Chủ tịch thường trực làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu HĐGT – họ Đặng tỉnh Phú Thọ do ông Đặng Văn Quế, Phó Chủ tịch HĐGT HĐVN là trưởng đoàn, các chi họ Đặng Quan Hoa, Yên Hòa quận Cầu Giấy; Đức Giang, Hoài Đức; Tây Tựu quận Bắc Từ Liêm – HN và nhiều chi khác cùng đông đảo bà con chi Phù Đổng, Bà con dòng họ Nguyễn Đương đã tới dự tổng số trên 400 người dự.
            Sau lời khai mạc của vị đại diện chi Phù Đổng, các đại biểu đã nghe báo cáo tiểu sử trạng nguyên Đặng Công Chất và quá trình tôn tạo mộ cụ trong những năm trước đây và đặc biệt lần này xây dựng khu mộ cụ Trạng với quy mô hoành tráng, vĩnh cửu.Đại biểu lãnh đạo địa phương phát biểu. Mọi người rất xúc động khi nghe ông Nguyên Đương Sơn,trưởng tộc dòng họ Nguyễn Đương phát biểu về quá trình cùng chi họ Đặng Trần Phù Đổng trông nom chăm sóc phần mộ cụ Trạng trong suốt hơn 3 thế kỷ ( xem toan văm bài phát biểu cụ ông Sơn ở phần sau). Ông Đặng Trần Lưu trưởng đoàn HĐGT – HĐVN đã phát biểu. Ông nhấn mạnh: Sự kiện dòng họ Nguyễn Đương cùng với chi họ Đặng Trần ở Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội trông nom, tu sửa phần mộ các cụ trang trọng hơn 3 thế kỷ là một sự kiện  hiếm có. Đó là một nét đẹp trong văn hóa dòng họ,  thể hiện đạo lý nghĩa tình sâu sắc của nhiều thế hệ. Hai dòng họ Đặng Trần ( Phù Đổng) và Nguyễn Đương ( Dương Húc Đại Đồng) tiếp tục giáo dục con cháu các thế hệ tiếp theo giữ gìn và phát huy tình nghĩa đạo lý sâu sắc đó.
            Kết thúc buổi lễ các đại biểu và bà con lần lượt vào dâng hương tại  khu mộ và vui vẻ thụ lộc với tất cả niềm tự hào về dòng họ và tình nghĩa giữa 2 dòng họ Đặng Trần ( Phù Đổng) và dòng họ Nguyễn Đương.
Minh Tâm
BẬC THẦY VỀ NẮM THỜI CƠ
Trần Thanh Tịnh
 
Ngày 14/7/1986, tại Hội nghị đặc biệt Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Trường Chinh, lúc đó đang là Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đã được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho đồng chí Lê Duẩn vừa mới từ trần. Nhiệm vụ của tân Tổng Bí thư là phải chuẩn bị cho Đại hội VI của Đảng, khởi đầu cho Đổi mới. Nhiều năm sau, nhận xét về sự kiện này, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhận xét: “Phải nói rằng, ở thời điểm đó chỉ có đồng chí Trường Chinh với hiểu biết sâu sắc về lý luận, và hình ảnh một đồng chí hết sức nguyên tắc, có phần cứng theo kiểu chính thống, mới có thể chỉ đạo thành công Đại hội VI – Đại hội của Đổi mới...”.
Đồng chí Trường Chinh trong cuộc đời hoạt động cách mạng dài lâu, phong phú và không đơn giản một chiều của mình đã luôn tìm ra được những giải pháp gần như là tối ưu. Các nhà nghiên cứu khi phân tích về những ứng xử vừa kiên định vừa thức thời của đồng chí đã tôn vinh Trường Chinh là “bậc thầy của nghệ thuật nắm thời cơ”. Và phải nói rằng, không ít những thành tựu của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX có thể được coi như là kết quả trực tiếp từ những quyết định sáng suốt và nhìn xa trông rộng của nhà lãnh đạo  kiệt xuất  có tư duy thức thời và luôn biêt cách hành động kịp thời này... 
Đầu những năm 40 của thế kỷ trước, cách mạng Việt Nam đã phải ở trong tình thế cực kỳ gian nan và phức tạp. Đất nước “một cổ hai tròng”, vừa phải chịu ách áp bức đã kéo dài tới 8 thập niên của thực dân Pháp lẫn những trò tác oai tác quái của quân đội phát xít Nhật mới tràn vào. Hai lực lượng ngoại xâm này vừa mâu thuẫn với nhau nhưng vừa “đồng điệu” cùng nhau trong những hoạt động bóc lột, đàn áp người Việt Nam, chống phá những người cộng sản và yêu nước. Từ tháng 8/1942 tới tháng 9/1944, Bác Hồ đi công tác vắng, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ trong tù tới 14 tháng. Với cương vị Quyền Tổng Bí thư Đảng, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, như Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau này nhớ lại, đồng chí Trường Chinh đã đảm đương trách nhiệm lãnh đạo phong trào cách mạng với nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên trên hết. Và như thực tế cho thấy, đồng chí Trường Chinh đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình, sớm nhìn ra những thời cơ thuận lợi có thể tới với cách mạng Việt Nam.
Không ngẫu nhiên mà ngay tại Hội nghị Võng La (Đông Anh, lúc đó còn thuộc Phúc Yên), diễn ra tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ta đã sớm vạch ra một kế hoạch toàn diện chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đất nước. Tới tháng 9/1944, chính đồng chí Trường Chinh cũng đã sớm nhìn ra được kết cục tất yếu sẽ bùng nổ từ những mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và phát xít Nhật và rung chuông cảnh báo trên báo “Cờ Giải phóng” qua bài báo “Cái nhọt bọc sẽ phải vỡ mủ”. Và ngay từ ngày 8/3/1945, khi nhận được những thông tin đầu tiên về dấu hiệu dường như quân đội Nhật ở Việt Nam đang chuẩn bị chiến đấu, đồng chí Trường Chinh đã nhanh nhạy dự báo về cuộc lật đổ mau lẹ của Nhật đối với lực lượng của Pháp ở Đông Dương và đã ngay lập tức triệu tập Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh để đề ra những hoạt động cụ thể trong tình hình mới. Và cũng chính đồng chí Trường Chinh đã sớm thay mặt Thường vụ Trung ương ngày 12-3-1945 thảo ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và nhiệm vụ của chúng ta”.
Theo đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Cùng với Lời kêu gọi của Nguyễn Ái Quốc, bản Chỉ thị ấy đã chỉ rõ thời cơ đang đến, khả năng thời cơ xuất hiện và thái độ của chúng ta như thế nào... Chỉ thị đó có tác dụng quyết định trong việc động viên, hướng dẫn toàn Đảng trong cao trào chống Nhật, cứu nước...” Và khi thời cơ đến theo đà Đồng minh tiêu diệt dần các lực lượng phát xít ở châu Âu, cũng chính đồng chí Trường Chinh là người đã chỉ đạo tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nhiều nơi, thành lập các khu giải phóng. Khi nước Đức phát xít sụp đổ, Tổng Bí thư Đảng đã kêu gọi đồng chí, đồng bào chuẩn bị sẵn sàng Tổng khởi nghĩa giành lại độc lập tự do. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã diễn ra đúng lúc “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” nhất, không sớm hơn và cũng không muộn hơn. Và vì thế, đã thành công rực rỡ trong vòng hơn 10 ngày, lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa đầu tiên trên dải đất hình tia chớp. Trong sự kiện lịch sử vĩ đại này có phần đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Đảng Trường Chinh...
Còn nhiều sự kiện lịch sử khác nữa in dấu ấn đậm nét tài dự báo đúng và xử lý đúng cơ hội lịch sử của đồng chí Trường Chinh. Chính đồng chí đã đưa ra nhiều quyết sách mang tính chiến lược, góp phần đưa cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp tới thắng lợi. Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, tập hợp những bài báo đã đăng trên tờ Cứu quốc, của Tổng Bí thư Trường Chinh chứa đựng những đường lối cụ thể, chỉ đạo cụ thể về lý luận cách mạng. Trong tác phẩm đã từng là “sách gối đầu giường” của nhiều cán bộ ta trong kháng chiến, đồng chí Trường Chinh cũng nhấn mạnh tới việc nắm bắt thời cơ một cách nhạy bén để tạo ra các bước ngoặt trong chiến tranh cách mạng...
Trong sự nghiệp kiến quốc, đồng chí Trường Chinh cũng là người nhạy bén với những đòi hỏi của thực tế, vừa kiên định lập trường cách mạng vừa biết tự thay đổi tư duy cho phù hợp với thực tế. Thậm chí cho tới tuổi đã gần 80, sức khỏe không còn được như trước nữa, khi thêm một lần nhận trọng trách làm Tổng Bí thư Đảng trong bối cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đồng chí Trường Chinh vẫn rất minh mẫn trong việc cùng Đảng và Nhà nước ta nhìn thẳng vào sự thật, tiến hành đúng mục đích và đúng hướng đường lối Đổi mới. Đi sâu vào thực tế luôn có thể nhìn ra lối thoát hiểm tối ưu. Chính với tư duy đó nên Tổng Bí thư Trường Chinh đã rất tích cực thực hiện những chuyến công tác tới các địa phương trong cả nước để thấy rõ hơn thực trạng nền kinh tế và tình hình xã hội mọi mặt. Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong bài viết nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của đồng chí Trường Chinh, đã nhắc tới lời tâm sự của Tổng Bí thư Đảng sau những chuyến thăm Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam cuối những năm 80 của thế kỷ trước: “Việc đi thăm Thành phố... cũng như những chuyến đi thăm các địa phương khác trong thời gian qua đã giúp tôi hiểu rõ thêm tình hình thực tế của đất nước, từ đó mà suy nghĩ về một số vấn đề chung có ích cho việc đóng góp vào sự lãnh đạo của Trung ương”. Chính trong ấn tượng từ những chuyến đi thực tế sâu sát đó, Tổng Bí thư Trường Chinh đã đưa ra câu phát biểu tối quan trọng với vận mệnh quốc gia và dân tộc trong thời điểm hết sức nhạy cảm của những năm cuối thập niên thứ 8 thế kỷ XX: “Đổi mới là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có tầm quan trọng sống còn”. Chúng ta đã không bỏ lỡ thời cơ có một không hai của lịch sử để tìm ra “những mô hình “tháo gỡ” sản xuất để dần dần thoát khỏi sự trói buộc của cơ chế quản lý kinh tế theo kiểu hành chính-quan liêu-bao cấp” (lời nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong bài viết đã dẫn). 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại, trong những năm 80 của thế kỷ trước, tình hình đất nước rất khó khăn nên thực tiễn đặt ra yêu cầu phải đổi mới: “Anh Trường Chinh đã theo dõi sát tình hình, đi vào thực tiễn, đi xuống cơ sở ở một số tỉnh phía Nam. Trong một cuộc nói chuyện ở Hà Nội, anh Trường Chinh kết luận: Hiện nay, nhiều báo cáo không đúng sự thật, Đảng ta phải cứu lấy giai cấp công nhân; muốn thế, nhất định phải đổi mới. Đổi mới là yêu cầu bức thiết, đổi mới là vấn đề có tầm quan trọng sống còn. Anh nhấn mạnh: Nếu không đổi mới thì sẽ đi vào ngõ cụt”.
Trong bài viết có tựa đề “Đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đổi mới”, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết: “Đồng chí Lê Duẩn qua đời, đồng chí Trường Chinh được Ban Chấp hành Trung ương bầu làm Tổng Bí thư và bắt tay vào chuẩn bị Đại hội VI. Phải nói rằng, ở thời điểm đó chỉ có đồng chí Trường Chinh với hiểu biết sâu sắc về lý luận, và hình ảnh một đồng chí hết sức nguyên tắc, có phần cứng theo kiểu chính thống, mới có thể chỉ đạo thành công Đại hội VI – Đại hội của Đổi mới. Điều tôi thấy hết sức thú vị là “tác giả” – nói chính xác hơn là “chủ biên” – của Đổi mới lại là một người vốn được coi là hết sức “cứng” như đồng chí Trường Chinh. Tôi hiểu rằng, đồng chí đã chú ý nghe từ nhiều phía và đặc biệt đã coi trọng ý kiến của những cán bộ có tư duy, dám nói thật, nói rõ quan điểm của mình. Đồng chí là người rất kiên trì đấu tranh với mọi ý tưởng, mọi sự việc mà theo đồng chí là không đúng và cũng rất quyết đoán đối với những điều mà đồng chí cho là đúng đắn, có cơ sở”. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng rất ấn tượng với cách làm việc tỉ mỉ, sâu sát của Tổng Bí thư Trường Chinh trong quá trình chuẩn bị văn kiện cho Đại hội VI: “Đồng chí Trường Chinh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo và đích thân sửa chữa từng câu, chữ trong dự thảo văn kiện. Qua thực tiễn công việc sau này, tôi càng thấy chi tiết có vẻ mang tính kỹ thuật đó rất quan trọng, cần thiết. Đối với những  tài liệu liên quan tới các chủ trương lớn, nếu người lãnh đạo không trực tiếp cho định hướng rõ ràng mà “giao khoán” cho anh em biên tập thì sau này dù có sửa đi sửa lại cũng khó đạt đúng tầm cần thiết, mong muốn. Cuối giai đoạn chuẩn bị, cần dành thời gian xem xét tỉ mỉ tới từng câu chữ để bảo đảm mọi ý tứ đều được thể hiện”...
Chính nhờ người thuyền trưởng như đồng chí Trường Chinh, biết tiếp cận vấn đề một cách đúng đắn và đúng lúc nên công cuộc Đổi mới của chúng ta đã có được một nền móng vững chãi để diễn ra suôn sẻ. Những gì mà đồng chí đã trải nghiệm và thực hiện để lại cho các thế hệ nối tiếp những bài học rất đáng suy ngẫm một cách nghiêm túc và sâu sắc. 
Kính họa bài thơ: LÃNH TỤ TRƯỜNG CHINH
Của giáo sư – Anh hùng lao động Vũ Khiêu
Bài 1: Lãnh tụ Trường Chinh
Cứu nước tham gia cuộc chiến chinh
Vũng vàng theo Đảng suốt hành trình
Tây thua dân thoát đời nô lệ
Mỹ cút ngụy nhào nước thái bình
Đổi mới tư duy – đầy hạnh phúc
Mở đường hội nhập – thỏa dân tình
Trường Chinh muôn thuở ngời gương sáng
Như ánh hào quang Nhật Nguyệt minh.
Đặng Cao Khôi
Bài 2: Nhớ ơn
Chí rất kiên cường, trí rất minh
Quê hương, Đất nước – vẹn bao tình
Đánh Tây, đất Bắc qua tàn khốc
Diệt Mỹ, trời Nam lại thái bình
Hồng Lạc dẫn đường – ngời ý thức
Mác Lê chỉ lối – Sáng hành trình
Tâm nhang một nén, con dâng kính
Đặng phả khuyên tròn một chữ TRINH.!
Phùng Khắc Việt Hùng
 
NHƯ CÁNH LAN RỪNG
Mở trang nhật ký trên tay
Mà dưng dưng lệ nhớ ngày gian truân
Nhớ thương chị - Đặng Thùy Trâm
Trái tim thánh thiện, tấm lòng sắt son.
Như là người chị đa đoan,
Như là người mẹ ái nhân dịu hiền…
 
Kẻ thù khiếp sợ, kinh hoàng
Dừng tay, không dám đốt “ dòng chữ thiêng”
Bao lần núi ngả, rừng nghiêng,
Bao nhiêu máu đỏ làm nên anh hùng?
Mảnh mai một cánh lan rừng
Dịu doàng tỏa sắc hương cùng nước non
Tháng 9/2015 Đặng Xuân Dũng
 
 
 
  Hội đồng gia tộc họ Đặng                Đặng tính giả cử quốc giai nhiên
Dòng họ Lương Xá – Chúc Sơn
 
THƯ TÂM HUYẾT
Kính gửi:
-          Các ông Trưởng tộc
-          Các doanh nhân họ Đặng;
-          Các chi họ Đặng;
-          Các gia đình trong dòng họ Đặng
Phủ từ, Hữu phủ từ, cháu con dòng họ Đặng và nhân dân địa phương thường gọi là Phủ thờ họ Đặng, ở thôn Lương Xá, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
            Phủ thờ họ Đặng do chúa Văn tổ - Nghị Vương – Trịnh Tráng lập nên năm Quý Hợi đời vua Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 5 (1623) đặt tên là Hữu Phủ từ, để thờ cúng cụ Đặng Huấn, vừa là một vị quan Trung Hưng công thần, vừa là ông ngoại của chúa, ngày giỗ tổ Đặng Huấn 18/6, chúa Trịnh Tráng thường về đây làm chủ tế và các quan trong triều làm bồi tế.
            Theo gia phả tổ tiên để lại: “Phủ từ ban đầu được làm bằng thảo sáng. Năm Ất Mùi (1685) Thái Tể - Đại Tư Không – Yên Quận Công – Đặng Tiến Thự lúc đó là Tổng trấn Nghệ An đã ủy cho em là Vân Trung Hầu – Đặng Tiến Bá, vừa là em con chú, vừa là thuộc tướng, kén mua gỗ lim làm 2 tòa nhà mỗi tòa 5 gian, 2 trái…”. Đến năm 1686 hoàn thành và tồn tại đến ngày nay.
            Phủ thờ họ Đặng tọa lạc trên khu đất rộng 1950m2, bố trí theo hình chữ Nhị (=). Hậu cung (hậu đường)  5 gian, hai trái (dĩ), tổng chiều dài 17m, rộng 7,3  (124m2). Đại bái (tiền đường) cũng dài 17m, rộng 7,8m (133m2), giữa 2 tòa nhà là một khoảng trống rộng 1m.
            Năm 1998, Phủ thờ họ Đặng (nhà thờ danh nhân Đặng Tiến Đông) được Bộ Văn hóa và Thông tin cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa.
            Phủ thờ họ Đặng đã tồn tại đến nay là 330 năm và đã có 4 lần tu tạo:
 Lần thứ nhất: Do Đại Đô Đốc – Đông Lĩnh hầu – Đặng Tiến Đông tu tạo.
Lần thứ hai: Do Binh Bộ Thượng Thư – Thường Hiến Hầu – Đặng Trần Thường tu tạo.
 Lần thứ ba: Năm 1974, kinh tế lúc này rất khó khăn, nhưng các chi họ Đặng vẫn quyên góp và giao cho Hội đồng gia tộc (HĐGT) tiến hành sửa chữa nhỏ (tiểu tu).
            Đến cuối thế kỷ trước, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng: mái dột, cột xiêu, vách đố lụa đổ nát, nhiều người đã lo đến sự tồn vong của di tích.
            Năm 2000, Ban Thường trực HĐGT họ Đặng dòng Lương Xá – Chúc Sơn đã báo cáo và làm văn bản xin Nhà nước cấp vốn trùng tu.
            Năm 2001, 2002 và 2007 Bộ Văn hóa và Thông tin đã cho đầu tư vốn và tổ chức thi công tu sửa, lần này họ Đặng và HĐGT họ Đặng không được tham gia quản lý và giám sát.
            Trong thi công, bên thi công (bên B) sử dụng sai loại gỗ để thay thế nên hầu hết các cấu kiện được thay như: Cột, kèo, tàu đón mái, vách đố lụa…Đến nay đều bị mọt xâm hại, công trình gần trở lại trạng thái của những năm cuối thế kỷ trước, lại xuống cấp, chỉ trừ có mái ngói là chưa giột.
            Năm 2009, trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ đã cho tiến hành khảo sát, lập dự án đầu tư hai công trình và đã được thành phố Hà Nội đồng ý về chủ trương: Nhà thờ nhà sử học Ngô Sỹ Liên và nhà thờ danh nhân Đặng Tiến Đông. Riêng nhà thờ danh nhân Đặng Tiến Đông (Phủ thờ họ Đặng), dự án ghi 4 hạng mục: Riêng nhà thờ danh nhân Đặng Tiến Đông (Phủ thờ họ Đặng), dự án ghi 4 hạng mục: Nhà Đại bái, nhà hậu cung, làm mới hạng mục nhà truyền thống, làm lại tường rào bao quanh với giá trị trên 5 tỷ đồng Việt Nam.
            Năm 2010 không được thi công, sau năm 2010 do kinh tế bước vào giai đoạn khó khăn, công trình không được nhắc đến. Hội đồng gia tộc họ Đặng dòng họ Lương Xá – Chúc Sơn đã nhiều lần báo cáo với Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch xin vốn đầu tư, nhưng không được chấp nhận.
Phủ thờ của dòng họ và một di sản văn hóa lớn của tổ tiên để lại, một công trình văn hóa đã tồn tại trên 3 trăm năm. Hội đồng gia tộc họ Đặng Lương Xá – Chúc Sơn thiết nghĩ: dòng họ Đặng không thể để công trình tiếp tục xuống cấp rồi đến một ngày nào đó sẽ đổ nát.
            Được sự nhất trí của Ban lãnh đạo HĐGT – HĐVN họp ngày 31/5/2016. Ban Thường trực HĐGT họ Đặng dòng Lương Xá – Chúc Sơn chủ trương vận động toàn dòng họ, cá nhân doanh nghiệp, các chi họ, các gia đình, các nhà hảo tâm, cháu con dòng họ có tấm lòng tri ân tiên tổ hãy cùng chung sức, chung lòng góp công, góp của, góp tri thức, cùng với Ban thường trực tổ chức tu sửa để phủ thờ được trở lại tôn nghiêm bền đẹp như thủa ban đầu mà tổ tiên đã xây dựng, đồng thời xây nhà truyền thống để tôn vinh những người con trung hiếu của dòng họ, tôn vinh những doanh nhân họ Đặng dám nghĩ, dám làm để làm giàu cho gia đình, cho đất nước, cho xã hội và có tấm lòng vàng tri ân tiên tổ.
            Rất mong được sự hưởng ứng của toàn dòng họ, đặc biệt của các doanh nhân họ Đặng có tâm, có đức với tổ tiên với dòng họ để công trình sớm được thực hiện.
            Tất cả những khoản tiền và hiện vật quý vị công đức xin liên hệ với:
1. Ông Đặng Đình Văn, Chủ tịch Hội đồng, thôn Cao Sơn, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội: 0168688988
2. Ông Đặng Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội đồng, thôn Lương Xá, xã Lâm Điền, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. ĐT: 0967.648.139
            Xin trân trọng cảm ơn!
TM. BAN THƯỜNG TRỰC HĐGT HỌ ĐẶNG
DÒNG LƯƠNG XÁ- CHÚC SƠN
ĐẶNG VƯỢNG
 
HOẠT ĐỘNG DÒNG HỌ
1. Hoạt động của Ban thường trực HĐGT – HĐVN ( tiếp theo thông tin số 30)
+ Dự lễ giỗ tổ và khánh thành nhà thờ họ
* 6.12.2015 khánh thành lăng mộ Trạng nguyên Đặng Công Chất ( Trạng Gióng) tại Dương Húc – Đại Đồng – Tiên Du – Bắc Ninh
* 17/12/2015 ( 7.11 âm lịch) vào phủ thờ họ Đặng ở Lương Xá – Lam Điền – Chương Mỹ - Hà Nội để dâng hương nhân ngày giỗ tổ Trần Lâm ( tức Đặng Trần Lâm)
* 26/12/2015 giỗ tổ chi họ Đặng – Thất  Gian – Châu Phong – Quế Võ – Bắc Ninh
* 27/12/2015 khánh thành nhà thờ chi họ Đặng : Phú Lễ - Cần Kiệm – Thạch Thất – Hà Nội.
* 03/1/2016 khánh thành nhà thờ chi họ Đặng Đức: Hành Thiện – Xuân Hồng – Xuân Trường – Nam Định.
* 25/1/2016 Giỗ tổ chi họ Đặng: Tuyết Nghĩa – QUốc Oai – Hà Nội và ra mắt HĐGT họ Đặng huyện Quốc Oai – Hà Nội.
* 6/3/2016 ( 28/1 ÂL)  giỗ tổ chi họ Đặng Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội
* 9/3/2016 ( 1/2 ÂL) lễ kỷ niệm 380 năm cụ Huệ Chính và khánh thành lăng mộ tổ ở Hải Phúc – Hải Hậu – Nam Định.
* 22/3/2016 ( 14/2 ÂL) Giỗ tổ Lý Trần Thản ( gốc Đặng) ở Lê Xá – Châu Sơn – Duy Tiên – Hà Nam.
* 22/3/2016 ( 14/2 ÂL) Giỗ tổ Ts Đặng Lương Tá ở Bình Xá – Bình Phúc – Thạch Thất – Hà Nội
* 7/4/2016 ( 1/3 ÂL) giỗ Tổ Đặng Chính Pháp ở Hành Thiện – Xuân Hồng – Xuân trường – Nam Định.
* 10/4/2016 ( 8/3 ÂL) Giõ tổ Đặng Phúc Hiền Vĩnh Lộc – Phùng Xá – Thạch Thất – Hà Nội
* 14/5/2016 ( 8/4ÂL)  Giỗ tổ TS Đặng Công Mậu tại Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội ( cụ là Thành Hoàng làng của xã Yên Mỹ)
*28/5/2016 ( 22/4 ÂL) giỗ tổ TS Đặng Công Mậu ở Dương Nội quận Hà Đông – Hà Nội.
* 13/6/2016 ( 9/5 ÂL) giỗ Tổ Đặng TRần Hành ở Đức Giang – Hoài Đức – Hà Nội
* 10/1/2016 ( 1/12 ÂL) giỗ tổ chi họ Đặng ở Lương Trụ - Đức Thắng – Tiên Lữ - Hưng Yên
* 31/1/2016 ( 24/12 ÂL) giỗ tổ mẫu Trần Thị Hướng tại Thượng Nông – Tam Nông – Phú Thọ.
Công tác khuyến học 2014 - 2015
Năm học 2014-2015 có 354 cháu được khen thưởng( tính đến tháng 5-2016). Trong đó học sinh Tiểu học đạt giải cấp tỉnh hoặc thành phố 28 em, học sinh Trung học cơ sở đạt giải cấp tỉnh hoặc thành phố 126 em, học sinh Trung học phổ thông đạt giải cấp tỉnh hoặc thành phố 189 em. Trong đó  đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia 24 em. Tốt nghiệp đại học loại thủ khoa xuất sắc, thủ khoa và loại giỏi 10 em.
            Cháu Đặng Thái Sơn – tốt nghiệp đại học loại thủ khoa xuất sắc học viện tài chính. Tốt nghiệp thủ khoa đại học như cháu Đặng Thị BÌnh Châu – đại học Y Dược Huế, cháu Đặng Thanh Giang tốt nghiệp thủ khoa Văn – ĐHSP Hà Nội.
            Tốt nghiệp đại học loại giỏi như cháu Đặng Mai Thùy Dương – đại học Candiff Metropolitan Vương quốc Anh, cháu Đặng Thị Hà – Đại học Thăng Long, cháu Đặng Thị Lan – Đại học SP Hà Nội, cháu Đặng Thị Quyên – Đại học Luật Hà Nội… Về khuyến tài khen cháu Đặng Hữu Trung bảo vệ thành công luận án tiến sĩ – Đại học Bách khoa Hà Nội.
Hiện nay do có khó khăn nên Ban khuyến học không tổ chức phát thưởng như mọi năm , các cháu đủ điều kiện xét thưởng Ban khuyến học sẽ gửi phần thưởng về cho các cháu. Chi họ nào có điều kiện, sẽ tới Ban khuyến học để nhận phần thưởng về chi họ tổ chức phát thưởng cho các cháu
Các việc khác của dòng họ
* Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nàh truyền thống tại khu di tích nhà thơ Đặng Đại Tôn ở Thượng Nông – Tam Nông – Phú Thọ.
* Quyết định giao cho HĐGT họ Đặng tỉnh Phú Thọ dảm nhiệm xây dựng nàh truyền thống của dòng họ.
* 10/1/2016 Tổng kết năm 2015 của HĐGT họ Đặng tỉnh Phú Thọ
* 20/1/2016 Lễ động thổ xây dựng nhà truyền thống họ Đặng Việt Nam tại Thượng Nông – Tam Nông – Phú Thọ
* 23/5/2016 Lễ khởi công xây dựng nhà truyền thống
* Mừng thọ các cụ Đại thọ từ 100 tuổi trở lên 7 cụ ( có chuyên mục riêng)
* Thăm biếu : 5 cụ ( có chuyên mục riêng)
Mừng thọ
* 24/1/2016 Chúc mừng đại thọ cụ Phạm Thị Nghiên ( 102)
Ở Thất Gian – Châu Phong – Quế Võ – Bắc Ninh
Đoàn có các ông: Lưu –Huấn –San –Toản –Thư)
* 12/2/2016 ( 5 tết Bính Thân) Chúc mừng đại thọ cụ Đặng Văn Lai tuổi 100 ở thôn 7 Hạ Bằng – Thạch Thất – Hà Nội.
Đoàn có các ông: Khôi –Lưu –Khang –Hùng
* 14/2/2016 ( 7 tết Bính Thân) Chúc mừng đại thọ cụ Đặng văn Bảo tuổi 100 và cụ Nguyễn Thị Êm tuổi 101 tại Vĩnh Ngọc – Đông Anh – Hà Nội
Đoàn có các ông: Lưu –San  - Toản, Khang
* 31/1/2016 Chúc mừng đại thọ cụ Đặng Thị Tràng tuổi 100 tại Thượng Nông – Tam Nông – Phú Thọ ( dịp giỗ tổ mẫu)
Đoàn có các cụ: Đảng, Phi, và các ông: Lưu – Huấn- Đại – San – Toản – Hùng
Các chi có các cụ từ 100 tuổi trở lên không phân  biệt nguồn gốc chia được HĐGT – HĐVN chúc thọ, cần có văn bản đề nghị gửi về văn phòng HĐGT – HĐVN trong tháng 11-2016 để kịp đặt bước trướng mừng thọ, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại của người ký để tiện liên hệ.
Tin về việc hiếu trong gia tộc họ Đặng Việt Nam
            Ban thường trực HĐGT – HĐVN đã cử các đoàn tới phúng viến và chia buồn với gia đình và chi họ Đặng có các cụ quy tên trong 6 tháng đầu năm 2016.
            1. Cụ Phạm Thị Nghiên, dâu họ Đặng, hưởng thọ 102 tuổi ở chi họ Đặng thôn Thất Giao – Châu Phong – Quế Võ – Bắc Ninh . Tạ thế ngày               đoàn có các ông Đặng Văn Lộc, Đặng Trần Lưu
            2. Cụ Đặng Thị Tiêu    tạ thế ngày 27/3/2016 hưởng thọ  107 tuổi tại TP Hải Dương. Đoàn có các ông: Đặng Trần Lưu – Đặng Văn Lộc – Đăng Văn Dần
            3. Cụ Đặng Thị Hoằng, tạ thế ngày 28/3/2016 hưởng thọ 102 tuổi tại xã Thượng Nông – Tam Nông – Phú Thọ ( đoàn gồm có các ông: Đặng Trần Lưu – Đặng Văn Hùng)
            4. Cụ Nguyễn Thị Mão 81 tuổi tạ thế ngày 15/4/2016 tại Vĩnh Lộc – Phùng Xá – Thạch Thất – Hà Nội. Cụ ông là liệt sỹ thời kỳ chống Mỹ . Đoàn gồm có các ông: Đặng Cao Khôi – Đặng Trần Lưu – Đặng Trần Toản – Đặng Cao Thìn cùng liên chi họ Đặng Thạch Thất – Phúc Thọ - Sơn Tây.
            5. Cụ Đặng Trền Tiềm, lão thành cách mạng 75 tuổi Đảng tạ thế ngày 4/5/2016 tại thôn Ngọc Than xã Ngọc Mỹ huyện Quốc Oai – Hà Nội hưởng thọ 100 tuổi. Đoàn gồm các ông Đặng Cao Khôi – Đặng Trần Lưu – Đặng Trần San
            Các chi có các cụ tuổi từ 100 trở lên hoặc các cụ thuộc diện chính sách ( bố mẹ liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng) dưới tuổi 100 nếu quy tiên sẽ điện báo về văn phòng HĐGT – HĐVN để biết và cử người tới phúng viếng.
Văn phòng HĐGT – HĐVN
HỌP MẶT HỌ ĐẶNG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG
            Sáng 4-6-2016 tại TP Hải Dương có buổi họp mặt các đại diện Họ Đặng ở các địa phương đang cư trú tại thành phố. Tới dự có ông Đặng Trần Lưu, Phó Chủ tịch thường trực HĐGT-HĐVN. Ông Lưu đã báo cáo về phong trào hoạt động của HĐGT-HĐVN từ năm 1996 đến nay với tinh thần Đặng tính giải cử quốc giai nhiên, không phân biệt chi phái, nguồn gốc. Tất cả những người mang danh Họ Đặng đều là anh em. Các  đại biểu rất phấn khởi trước sự phát triển của phong trào quy tụ xây dựng khối đoàn kết dòng họ Đặng Việt Nam, đồng thời nhất trí về sự cần thiết thành lập tổ chức dòng họ Đặng ở thành phố Hải Dương nhằm quy tụ các thành viên họ Đặng đang cư trú tại đây, với tinh thần Đặng tính gải cử quốc giai nhiên – các đại biểu nhất trí thành lập HĐGT họ Đặng thành phố Hải Dương và cử Ban thường trực để điều hành gồm các ông:
  1. Đặng Xuân Dũng – Chủ tịch lâm thời HĐGT Họ Đặng TP Hải Dương, Trưởng ban
  2. Ông Đặng Văn Lộc - Ủy viên
  3. Ông Đặng Đình Quang - Ủy viên
  4. Ông Đặng Dương Bình - Ủy viên
  5. Ông Đặng Thanh Bình - Ủy viên
Ban thường trực xây dựng kế hoạch hoạt động tiến tới Đại hội họ Đặng để chính thức thành lập Hội đồng gia tộc Họ Đặng thành phố Hải Dương trực thuộc HĐGT-HĐVN.
            Ông Đặng Trần Lưu đã chúc mừng sự thành công của buổi họp mặt trên và tặng hoa chúc mừng ông Đặng Xuân Dũng Chủ tịch HĐGT lâm thời họ Đặng thành phố Hải Dương.
Đặng Văn Lộc
Xuân Bính ThânChúc thọ Cụ: Đặng Văn Lai
            Xuân về trời đất giao hòa vạn vật sinh sôi, trăm hoa đua nở, vào những ngày đầu xuân Bính Thân mang nhiều dấu ấn lịch sử cả nước và xuân tưng bừng chào đón thành công rực rỡ đại hội lần thứ XII của Đảng và chuẩn bị chào đón những sự kiện trọng đại của Quốc gia, dân tộc.
            Ơn phúc ấm của Tổ Tiên, niềm vinh dự, tự hào cho Chi họ Đặng và con cháu trong gia đình Cụ Đặng Văn Lai ở xã Hạ Bằng huyện Thạch Thất  Hà Nội được Đại Thọ 100 tuổi. Con cháu chắt đề huề, nhiều thế hệ chung sống trong một cái nhà tràn đầy hạnh phúc và phát triển bền vững. Cụ vẫn đức độ, mẫn cán, tinh anh, là điểm tựa tinh thần cho gia đình và chi họ, là gương sáng cho người cao tuổi xã Hạ Bằng. Ngày 5 tháng giêng năm Bính Thân, thay mặt Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam và liên chi họ huyện Thạch Thất – Sơn Tây do ông Đặng Cao Khôi Chủ tịch Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam làm trưởng đoàn, Ban Thường trực Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam cùng đại diện các chi họ, liên chi họ Đặng Thạch Thất – Sơn Tây và 30 đại biểu với bức Trướng đỏ và các phần quà đầy ý nghĩa của Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam và liên chi họ Đặng Thạch Thất – Sơn Tây giành cho cụ Đặng Văn Lai và gia đình cùng sự mong muốn và chúc mừng đầy tâm huyết. Chúc cụ sống lâu, sống khỏe vui vầy cùng con cháu và mãi mãi là “Tuổi cao, gương sáng” cho con cháu trong gia đình và dòng họ chúng ta.
            Sau buổi chúc thọ, với dáng hình quắc thước, trong bộ trang phục màu đỏ, cụ Lai và các đại biểu cùng tất cả con cháu, chắt đã để lại nhiều hình ảnh đẹp đầy ý nghĩa nhân ngày cụ đạt mốc son Đại thọ 100 tuổi./.
Đặng Văn Hùng
Thăm cụ đại thọ tuổi 100
Sau khi làm việc ở phòng văn hóa huyện Quốc Oai để tìm hiểu về Đức Thánh Thành Hoàng làng người họ Đặng, tôi dành thời gian vào thăm cụ.
            Đi theo hướng cao tốc Láng – Hòa Lạc đến km số 4 rẽ phải theo đường bê tông qua xã Đồng Trúc khoảng hơn 3km là đến, thôn 7 xã Hạ Bằng huyện Thạch Thất hỏi nhà cụ Đặng Văn Lai 100 tuổi là conDu đây ai cũng biết.
            Tôi dắt xe máy vào sân, thấy cụ đang ngồi uống nước bên bàn phía góc sân có bóng mát. Cụ nhanh nhẹn bước ra đón tôi. Tôi chào cụ và nói: Cụ có nhớ cháu không ạ?
            - Tôi ngờ ngợ hình như đã gặp ông ở đâu rồi – cụ nói.
            - Thưa cụ, cháu ở trong đoàn HĐGT HĐVN cùng ông Khôi đến chúc thọ cụ chiều 5 tết – Cụ nhớ cháu chưa nào.
            - Nhớ rồi, tôi nhớ ra rồi – vừa nói cụ vừa mời tôi ngồi ghế và pha nước uống.
            Tôi lấy máy ảnh ra, mở lại hình ảnh chụp hôm mồng 5 tết đoàn tới chúc thọ cụ. Cụ rất phấn khởi xen lẫn niềm tự hào về dòng họ Đặng.
            Cụ kể tôi nghe:
            Cụ tốt nghiệp bằng Sơ Học Yếu Lược năm 1938, cụ lên nàh trên lấy tấm bằng xuống cho tôi xem. Bằng được ép cẩn thận, một kỷ vật thời trẻ cách đây 78 năm, in bằng chữ Pháp, chỉ có tên bằng, tên cụ và địa chỉ là chữ quốc ngữ. Hồi đó làng này chỉ có mình cụ là có bằng này. Đây là vùng đất bán sơn địa, ngày xưa nghèo lắm. Cụ tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương làm trưởng ban thông tin tuyên truyền xã. Giặc Pháp đóng đồn bốt ở xã bên,  thường cho lính vào lùng sục bắt bớ cán bộ Việt Minh, bắt bớ trai làng trong đó có cụ. Chúng tra tấn rất dã man cụ bị gãy 3 cái răng. Nhưng cụ không khai gì hết và không nhận mình tên là Lai. Cụ nói làng này có 2 người tên là Lai họ đi làm ở đâu không biết. Trước sau chỉ nói vậy một cách tự nhiên nên chúng không làm gì được cụ song vẫn bắt cụ đi tù. Một số người khác, nói không nhất quán nên chúng nghi lại càng tra tấn dữ và cuối cùng bắn chết thực hiện “bắn nhầm còn hơn bỏ sót”.
            Hòa bình lập lại, cụ được trao trả tù binh về làng tham gia sản xuất HTX nông nghiệp. Cụ được cử làm trưởng ban kỹ thuật – sau đó tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi, được cử là hội phó Hội người cao tuổi và cho đến năm 80 tuổi. Hiện nay cụ vẫn là Hội viên Hội người cao tuổi xã.
            Cụ bà kém cụ 2 tuổi mất năm 2005 lúc đó 87 tuổi. Cụ có 3 người con 2 gái một trai; 2 bà con gái lấy chồng xa đều là cán bộ nhà nước, ông con trai út đi bộ đội về tham gia sản xuất ở địa phương, là chi hội trưởng cựu chiến binh, phó thôn 7 xã Hạ Bằng.
            Cụ có 20 cháu và 7 chắt nội ngoại, các cháu đều là cán bộ nhà nước hoặc là người lao động chân chính. Cụ được nhà nước tặng thưởng huy chương kháng chiến hạng nhất. Bừng chứng nhận huy chương cụ lồng trong khung kính và treo cao nơi trang trọng nhất. Cụ xuống nhà ngang lấy chiếc thang tre lên tôi dựa thang, cụ gạt đi, cụ đặt thang cẩn thận rồi bảo tôi trèo lên xem và chụp ảnh.
            Lúc này ông Khiên, khoảng hơn 50 tuổi đi làm về vui vẻ chào tôi và nói: cụ tôi ở nhà cứ luôn chân luôn tay, làm vườn, sửa cây cảnh dọn dẹp. Rồi ông chỉ ra phía góc vườn đống củi to cao hơn đầu người, cụ mới xếp gọn sáng nay.
            Ngay hôm 5 tết, khi đến chúc thọ cụ thấy cụ nhanh nhẹn tôi chỉ đoạn cụ khoảng 90 không nghĩ là cụ trên tuổi 100 lại sinh năm 1916. Xã mới chục thọ cụ trước tế  - nay có dịp ngồi nói chuyện với cụ, thấy cụ nhanh nhẹn, khỏe, không bệnh tật, minh mẫn là điểm tựa vững vàng cho con cháu chắt ở tuổi bách niên được như cụ quả là hiếm có. Thật là đại phúc của gia đình và dòng họ kính chúc cụ trường thọ
Đặng Trần Lưu
 
HOẠT ĐỘNG CÁC CHI HỌ ĐẶNG
 
* CHI HỌ ĐẶNG XÃ YÊN MỸ, HUYỆN THANH TRÌ- HÀ NỘI
            Chi họ Đặng xã Yên Mỹ đã nhiều năm hoạt động và đi vào nề nếp, các ngày lễ trọng trong năm như tết Nguyên đán, ngày hội làng 20,21 tháng giêng. Nhà thờ Tổ mở cửa đón khách thập phương và tổ chức lễ Thánh, ngày rằm, mồng một có các cụ trong họ mở cả, thắp hương, con cháu trong họ và khách thập phương đến cúng lễ.
            Khuôn viên làng thờ đã được sửa sang, đã lát lại toàn bộ sàn gạch 250m2, tổ chức xây lại bình phong, làm lại bậc lên xuống, trồng lại và sửa sang cây xanh xung quanh lăng thờ.
            Trong lăng đã sơn son thiếp vàng khám thờ và toàn bộ các đồ thờ trong lăng. Vừa qua tiếp tục làm và sơn son thiếp vàng 2 giá để sắc phong của triều đình đối với cụ Tổ.
            Về quan hệ trong họ luôn luôn gắn bó, trong họ có cụ qua đời, họ đều tổ chức phúng viếng chu đáo.
            Theo truyền thống giỗ họ hàng năm vào ngày 8/4 âm lịch. Họ đều tổ chức gặp mặt con cháu dâu, rể, để tưởng nhớ công lao xây dựng đất nước, xây dựng dòng họ của các cụ tổ - Trong buổi gặp mặt đề tổ chức trao phần thưởng của họ cho các cháu học sinh giỏi là con cháu trong họ. Năm nay trong họ có 46 cháu được nhận phần thưởng. Trong đó giỏi cấp trường là 30 cháu, cấp thành phố là 4 cháu, cấp huyện là 12 cháu. Tổng kinh phí trao thưởng cho các cháu là: 6.842.000 đ.
            Tổng số người tham gia dự giỗ họ năm nay khoảng 400 người, đoàn kết, vui vẻ, phấn khởi.
            Trước ngày giỗ 8/4 gia đình ông Đặng Văn Phiến xóm 9 đã cúng tiến tấm bia đá trị giá 45 triệu đồng. Bia đá có ghi nội dung tóm tắt lăng thờ họ Đặng ở xã Yên Mỹ. Nội dung tấm bia đã góp phần giúp cho các gia đình và các cháu còn ít tuổi có dịp thuận lợi tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của các cụ Tổ. Chi họ đã thay thế bức bình phong mới ra phía ngoài để mở rộng sân và bổ sung đồ thờ cúng hết 35 triệu đồng.
Yên Mỹ ngày 2/6/2016
 Đặng Trần Vượng
 
* Chi họ Đặng Viên Lang –Việt Tiến –Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng
1. Đặc điểm:
            Chi họ Đặng Viên Lang là một trong ba chi Tộc họ, cách đây trên 3 trăm năm về Viên Lang tân ấp lập nghiệp với vòng thời gian của trên 300 năm qua đi từ một cụ Tổ về đây sinh cơ lập nghiệp, tới ngày hôm nay chi họ Đặng Viên Lang đã có gần 600 xuất đinh, 17 thế hệ đương thời và có 3 ngành phái.
            Nhà thờ chi họ Đặng có cách đây gần 200 năm vào thời kỳ cuối của Vua Duy Tân, khuân viên của nhà thờ có từ thủa xa xưa tổng diện tích 786m2, tường xây gạch bao quanh vững chắc. Năm 2004 con cháu tộc họ trùng đại tu lại nhà thờ bằng cứng hóa bê tông, một số đồ thờ từ thủa xa xưa còn giữ được, bia đá bên thềm nhà thờ còn giữ được, bức câu đối “ Tổ trạch tài bồi Chương Mỹ lưu truyền thiên cổ thịnh”, “ Anh thanh Vĩnh Bảo nhân tài kế thống vạn niên hứng”. Bức câu đối hiện nay đang phụng thờ mà con cháu chi họ Đặng Viên Lang đều thấu hiệu cội nguồn chi họ từ quê hướng làng Lương Xá xã Lam Điền huyện Chương Mỹ về đây lập nghiệp.
2. Văn hóa xã hội
            Bất cứ ở thời kỳ nào ở địa phương nơi định cư đều có con cháu chi họ Đặng tham gia giữ chức vụ trọng trách. Hiện nay nhiệm kỳ 2015-2020 ở địa phương con cháu chi họ Đặng có 4 Đảng ủy viên, một Chủ tịch UBND xã, chỉ huy trưởng quân sự, Chủ tịch hội phụ nữ, Trưởng ban chính sách kiêm Bí thư Đoàn xã.
            - Ngành Công an: Đương chức có 01 Thiếu tướng, 01 Đại tá, 03 Thượng tá, hàm trung tá trở xuống có nhiều không tính.
            - Ngành quân sự: Đương chức có 01 Đại tá, 03 thượng tá ( nghỉ hưu không tính)
            - Có 01 Tiến sỹ hàm quốc tế ( Tiến sỹ hóa học) đang công tác tại Nhật Bản, có 03 thạc sỹ, 02 thạc sỹ học bằng quốc tế tại Nga và Nhật Bản đang công tác tại trường Lục quận Sơn Tây, một tầu trưởng tầu hải quân được đào tạo bên Ấn Độ đang chỉ huy một tầu ngầm đặc biệt nhất Việt Nam ở vịnh Cam Ranh.
            Với gần 600 xuất đinh nếu tốt nghiệp Đại Học và đang học đại học chính quy chi họ Đặng Viên Lang có 96 người. Quỹ khuyến học của họ tộc được hình thành vào năm 2000, hiện nay quỹ có 30 triệu đồng, hàng năm vào dịp tết nguyên đán( sáng mồng 4 tháng giêng) con cháu tộc họ về bái yết Tổ tiên và nhận khen thưởng của tộc họ học giỏi và xuất sắc, đỗ Đại học. Quỹ thăm hỏi của tộc họ có gần 20 triệu đồng dùng để thăm hỏi khi ốm đau, quỹ thăm hỏi đã có từ xa xưa, ai qua đời phúng viếng 01 vòng hoa và 200 nghìn đồng.
            Với sự đồng tâm, đồng thuận đi đôi với việc thực hiện dân chủ, mấy năm qua chi họ Đặng Viên Lang xã Việt Tiến huyện Vĩnh Bảo Hải Phòng đã tôn tạo khuân viên nhà thờ, đổ bê tông đoạn đường trước cổng nhà thờ dài 100m trị giá gần trăm triệu đồng. Trong khuôn viên, cải tạo ao phía trước tạo thành hồ bán nguyệt diện tích rộng 120m2 có tường hoa xây bao quanh móng đổ bê tông, kinh phí hết 200 triệu đồng. Đây là kết quả của sự đồng thuận đóng góp của trên 600 xuất đinh mỗi xuất 100.000đ. Một  số gia đình và bà con, các cháu đã nhiệt tình công đức trong gần 4 tháng thi công. Cụ Trưởng tộc Đặng Văn Hanh năm nay đã 90 tuổi, ông Đặng Văn Huyền, Trưởng hội đồng gia tộc cùng các ông trưởng các ngành trong chi như các ông : Ông Thương, ông Tiếp, Ông Chúc, ông Châu, ông Lương, ông Được, Ông Hải, Ông Đông, Ông Vĩnh, ông Oánh, ông Huynh… một số các cụ  cao tuổi nhiệt tình quan tâm công việc của dòng họ trong suốt thời gian thi công. Từ việc nhỏ đến việc lớn.
            Chi họ Đặng Viên Lang có được như hôm nay phải chăng từ thời xa xưa các bậc thân sinh đoàn kết, thương nhường, trọng đạo nghĩa, gia phong xem việc hiếu đạoc ảu tộc họ là trên hết, chi tộc họ Đặng Viên Lang người người, nhà nhà đều tôn vinh những người đều chung dòng máu mủ, khuyên nhủ con cháu trong tộc họ luôn nhìn lại bản thân ngẫm về quá khứ với cội nguồn. Tới ngày hôm nay Hội đồng gia Tộc, chi tộc trưởng luôn gương mẫu đồng tâm đồng thuận dân chủ bàn bạc trước khi quyết định một công việc nhỏ bé của dòng họ, báo cáo hoạt động của chi họ Đặng Viên Lang xã Việt Tiến, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng xin kính báo về Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam.
            Thật là Tre già ấp bụi măng non
            Đời cha già yếu đờn con kế thừa.
            Cuối cùng thay mặt Hội đồng gia tộc chi họ Đặng Viên Lang xin kính chúc Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, cùng các thành viên Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam luôn gặp điều tốt lành.
“ Ân đức kỳ hoa ấm gốc bền”
Viên Lang, ngày 05 tháng 06 năm 2016
KẾ THỪA TRƯỞNG TỘC
Trưởng HĐGT: Đặng Thanh Huyền
 
*CHI HỌ ĐẶNG  LƯƠNG TRỤ - ĐỨC THẮNG –TIÊN LỮ - HƯNG YÊN
            Trong năm 2015 chi họ chúng tôi đã làm được một số việc như sau: (tính từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2016)
            1. Tổ chức thành công giỗ khởi tổ của chi họ (3/12 âm lịch 2015)
            Hiện họ chúng tôi có 15 thế hệ, thờ chung 1 cụ khối tổ - Tổ Tỷ. Có đầy đủ mộ phần – nhà thờ và ngày giỗ. Theo quy định của chi họ cứ 5 năm tổ chức quy mô một lần vào các năm chẵn 5-10. Còn các năm lẻ giao cho trưởng tộc tổ chức bình thường. Năm 2015 là năm quy định tổ chức quy mô lớn hơn mọi năm. Chi Họ dã huy động các thành viên trong chi tham gia tổ chức giỗ tổ tỷ với hơn 100 xuất tham gia, gồm con trai, con dâu, con gái, con rể, các cháu ngoại ở các địa phương quê nhà, thành phố Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng về dự.
            Đoàn đại biểu Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam tới dự có các ông Đặng Trần Lưu ( Phó chủ tịch thường trực HĐGT – HĐVN), ông Đặng Đức Thư Bắc Ninh, ông Đặng Văn Lộc ( Hải Dương) và ông Đặng Văn Điều (Hà Nội) về dự.
            Lễ giỗ tổ đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ tâm linh, mọi người đều hồ hởi, phấn khởi, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên và hứa hẹn sẽ phấn đấu, giữ gìn việc thờ cúng tổ tiên được duy trì đều đặn đến năm 2020 gặp lại. Đặc biệt tại buổi lễ chi họ đã trao GIẤY CHỨNG NHẬN GHI CÔNG cho cụ cố Đặng Kim Ngư và cụ cố Đặng Đình Vấn có nhiều công lao xây dựng và quy tụ dòng họ, tạo nền hoạt động dòng tộc như ngày nay. Cụ Đặng Kim Ngư là ủy viên thường trực HĐGT HĐVN từ năm 1996 cho đến ngày mất.
            Đại diện 2 gia tộc các cụ đã lên nhận bằng ghi nhận trong sự xúc động tưởng nhớ công lao 2 cụ của các đại biểu và bà con dự lễ.
            2. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống nhà thờ chi họ
            Chi họ chúng tôi hiện có nhà thờ Họ - nhà thờ Chi – nhà thờ Phái – nhà thờ Ngành.
            Năm 2015 ông Đặng Xuân Bưởi thế hệ 12 đã công đức khuôn viên nhà ông 400m2 đất và bỏ tiền gần 1 tỷ đồng xây dựng ngôi nàh thờ phái 3 gian bằng gỗ lim, lợp ngói nữa, cửa bức bàn và đầy đủ các công trình phụ nhà bếp, bàn giao lại cho trưởng phái và các thành viên trong phái để thờ cụ tổ phái theo đúng ý nghĩa của một ngôi nhà thờ, ông dọn ra ngoài sinh sống.
            Năm 2015 ông Đặng Văn Tần thế hệ 11 đã công đức 500 triệu đồng xây dựng ngôi nhà thờ 3 gian bằng gỗ lim và đầy đủ các công trình phụ trên nền đất cũ của cụ tổ ngành. Sau đó  bàn giao lại cho từng ngành theo đúng ý nghĩa của một ngôi nhà thờ chung, ông đã dọn ra ngoài sinh sống.
            Chi họ chúng tôi đánh giá cao đẹp tấm lòng của hai ông.
            3. Tiếp tục mua sắm để thờ tự trong nhà thờ, được khang trang đầy đủ hơn.
            Năm 2015, ông Đặng Đình Chính thế hệ 12 là Trưởng tộc, trưởng chi, trưởng phái, trưởng ngành, đã huy động con cháu trong ngành của ông công đức 20 triệu đồng để làm 2 bức đại tự, 2 bộ đôi câu đối. Hiện nhà thờ chúng tôi có 4 bức đại tự, 5 bộ câu đối được treo thờ tại 3 gian hậu cung và 3 gian tiên tế. Chi họ chúng tôi đánh giá cao tấm lòng tốt đẹp của ông và các thành viên trong ngành.
            4. Công tác khuyến học khuyến tài năm học 2014-2015
            Ngày 6/9/2015 Ban khuyến học chi họ đã tổ chức lễ dâng hương, tổng kết khuyến học và phát thưởng khuyến học cho con em dòng họ tại nhà thờ họ Đặng là lần thứ 19
            Đến dự có các vị trong HĐGT, BKH, phụ huynh và các cháu trên 50 vị, đặc biệt chi họ được đón tiếp ông Đặng Văn Cảo nguyên bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên là thành viên của dòng họ đang nghỉ hưu tại thành phố Hưng Yên về dự, phát biểu ý kiến động viên chi họ và các cháu.
            Năm học 2014-2015 chi họ chúng tôi đã tuyển chọn được 66 cháu c ó thành tích học tập tốt để khen thưởng. So với năm học trước tăng 10 cháu (66/56).
            Tổng số tiền chi thưởng hết 3.220.000đ.
            Tổng số tiền chi cho hoạt động khuyến học hết: 5.130.000 đ
            Tại buổi lễ đã có 26 vị ủng hộ quỹ khuyến học 5.300.000đ
            Số dư của quỹ khuyến học hiện có: 23.741.000đ
            Kết thúc buổi lễ các đại biểu và các cháu đã thụ lộc và chụp ảnh lưu niệm, chúng tôi đã có báo cáo và gửi ảnh về BKH Họ Đặng.
            Vậy báo cáo để HĐGT Họ họ Đặng Việt Nam biết, theo dõi và chỉ đạo.
Thay mặt HĐGT chi họ Lương Trụ
Thư ký tổng hợp: Đặng Văn Tiên
 
*Lễ giỗ tổ chi họ Đặng Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội
            Ngày giỗ tiên tổ 28 tháng giêng hàng năm là ngày lễ truyền thống của họ Đặng Chúc Sơn. Tất cả già trẻ, trai gái dâu rể, ở gần, ở xa đều nhớ ngày về từ đường hội họp để tế lễ tiên tổ ngày giỗ. Mừng chúc thọ các cụ trong họ đến tuổi thọ cao khen thưởng động viên khuyến tài, khuyến học, học sinh, sinh viên học giỏi tài cao. Tổng kết các việc làm của năm mới. Nhắc nhở anh em con cháu trong họ, giữ gìn truyền thống công đức gây dựng giòng tộc năng miếu từ đường của tiên tổ.
            Từ đường của họ Đặng Chúc Sơn tọa lạc ở Tây núi Sấu Xóm Xá Chúc Sơn từ năm Canh Thìn niên hiệu Chính Hòa Tuế thứ 21 (1700) thời vua Lê Duy Hợp. Do tiên tổ khảo Tuy Thọ hầu Đặng Tiến Tự tạo lập ở giữa khu đất triệu trạch của cha là  Điều quận công để phụng tự ông bà nội và cha mẹ. Từ đường xây cuốn tám mái, có tấm bia đá cổ, to ghi danh tích công đức của tiên tổ và thể lệ cúng lễ ở từ đường, hiện giờ vẫn được giữ đặt thờ ở trong cung từ đường như xưa.
            Từ đường được gìn giữ lưu truyền đời này qua đến đời khác phụng tự. Năm 1995 họ vận động con cháu đóng góp, công đức tiền của đến năm 2005 họ lập phương hướng tạo dựng lại từ đường thành nhà từ đường có cung thờ có nhà đại bái phù hợp với việc tế lễ tổ, ngày tết, ngày giỗ, ngày hội họp của họ.
            Cuối năm 2015 toàn họ đồng tâm đồng lực tiến hành tu bổ từ đường làm tiếp phòng truyền thống phòng để đồ tế lễ, cửa cầm cung thờ trọn vẹn thành công tốt đẹp với kinh phí trên 185.000.000đ và 5 chỉ vàng để thiếp mạ vào bài vị của tiên tổ và 4 chữ đại tự ở bên trên cửa cung thờ.
            Trước anh linh của tiên tổ, tôi thay mặt họ biểu dương tinh thần trách nhiệm của 72 gia đình đã đóng góp đủ nghĩa vụ cho họ được 72.000.000đ và 132 vị cá nhân, giai gái, dâu rể, cháu nội, cháu ngoại của họ tự tâm công đức được 113.000.000đ. Tiêu biểu có gia đình ông Đặng Vượng, Đặng Tiến Ngọc, Đặng Hùng, Đặng Minh, Đặng Hùng dâu, cháu ngoại của họ Bùi Bá Chí, Lê Trí Tự đã công đức, tiền, vàng tạo đà cho việc làm tu bổ từ đường thành công trọn vẹn tốt đẹp để
Chúc Sơn họ Đặng hôm nay
Ngắm nhà thờ tổ mà ngây ngất long
Vật nhật nguyệt đôi rồng uốn khúc
Dáng bốn mùa thông Cúc trúc mai
Song song đồng trụ hòa hai
Lung linh hoa lá sen cài xum xuê
Trời xanh thẳm bốn bề bát ngát
Gió reo vui khúc hát ngân nga
Kỳ lân phượng múa dâng hoa
Trước nơi tổ  ngự trong tòa chính cung
Mâm ngũ quả đèn nhang cung kính
Lễ khánh thành cúng thỉnh tổ tiên
 
 
Tổ xưa đắp móng xây nền
Ngày nay con cháu một niềm lo toan
Dựng từ đường khang trang lộng lẫy
Cả họ hàng ai nấy hân hoan
Niềm vui sung sướng vẹn toàn
Nhà nhà đầm ấm kết đoàn tương thân
Nhờ đức độ tổ tiên thuở trước
Con cháu nay  mới được hiển vinh
Con xin khấn nguyện đinh ninh
Kính xin tiên tổ anh ninh tài bồi
Cho quý khách mọi người vui vẻ
Cho họ hàng mạnh khỏe bình yên
Xin trân trọng cảm ơn!
Trưởng tộc: Đặng Đình Sậu
LỄ KỶ NIỆM GIỖ TỔ HỌ ĐẶNG
Thôn Thất Gian –Châu Phong –Quế Võ –Bắc Ninh
            Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công đức với tổ tiên, ngày 16/11/ Năm Ất Mùi (tức ngày 26 tháng 12 năm 2015) Chi tộc họ Đặng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày giỗ tổ quan Duy Tiên Đặng Vĩ, là hậu duệ đời thứ 7 của cụ Đặng Phúc Chinh thời hậu Lê, làm quan Á khanh bộ lễ ở kinh thành Thăng Long. Về dự lễ kỷ niệm ngày giỗ tổ có đông đủ 70 xuất đinh của dòng họ và vui mừng phấn khởi, nhiệt liệt chào mừng đoàn đại biểu Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam do ông Đặng Trần Lưu – Phó chủ tịch Thường trực làm trưởng đoàn, ông Đặng Hữu Huấn – Phó chủ tịch và các ủy viên thường trực.
-          Đặng Trần Toản, Đặng Trần Hùng, Đặng Đức Thư
Đúng 9 giờ 30 phút đoàn đã cùng với Chi tộc họ Đặng dâng hương tri ân công đức cao dầy của tổ tiên.
Sau đó ông Đặng Đình Nghi – Trưởng họ đã báo cáo các hoạt động của Chi tộc trong năm qua và ôn lại lịch sử của dòng họ và thân thế sự nghiệp của cụ Đặng vĩ về khai sinh lập nghiệp tại Châu Sơn Tự mở rộng điền địa, xây dựng làng xóm cho các thế hệ con cháu về sau. Các con, cháu trong dòng họ làm ăn sinh sống trên mọi miền Tổ quốc về dự đông vui khi nghe tiểu sử, gia phả của dòng họ, càng hiểu rõ nguồn gốc và cội nguồn dòng họ Đặng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, tri ân công đức to lớn của tổ tiên và uy linh mạnh mẽ của các bậc tiền bối qua các thế heej con cháu nối tiếp vượt qua bao khó khăn gian khổ, bao gian nan vất vả, bao biến cố thăng trầm của đất nước, vẫn giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên qua bao thế hệ xây đắp vun trồng.
Tiếp theo chương trình ông Đặng Trần Lưu – Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt Nam lên phát biểu đã để lại cho Chi tộc một tình cảm chân thành, đầm ấm, vui tươi, thắm tình anh em với bao nghĩa tình sâu nặng, đậm đà bản sắc, cội nguồn của dòng tộc. Đồng thời trao tặng Chi tộc một số tài liệu quý về họ Đặng Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay và các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước.
Tiếp theo chương trình ông Đặng Đình Thóc – Trưởng ban khuyến học đã báo cáo lại từ khi thành lập năm 2001 cho đến nay đã khen thưởng cho 3 cháu là Thạc sỹ, 23 cháu Đại học, 12 cháu Cao đẳng, 2 cháu là học sinh giỏi cấp tỉnh và được trao bằng vàng danh dự họ Đặng Việt Nam, giải thưởng trạng nguyên Đặng Công Chất, 6 cháu đạt học sinh giỏi cấp huyện, 98 cháu học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 12. Số lần khen thưởng kể trên đã nói lê công tác khuyến học, khuyến tài của Chi tộc đã phấn đấu có tính liên tục và đạt được những thành tích xuất sắc, xứng đáng để được biểu dương khen thưởng.
Buổi lễ đã kết thúc trong không khí vui vẻ, thân mật, đầm ấm, thắm đượm nghĩa tình anh em. Mọi người cùng nâng cốc chúc mừng buổi lễ thành công tốt đẹp.
Đặng Đình Tám: ĐT 0904 047362
DIỄN VĂN KHAI MẠC LỄ KHÁNH THÀNH
 NHÀ THỜ HỌ ĐẶNG THÔN PHÚ LỄ - CẦN KIỆM – THẠCH THẤT – HÀ NỘI
         Kính thưa quý vị!
         Thưa toàn thể gia tộc!
         Theo gia phả để lại, cụ tổ Họ Đặng chúng tôi ở thôn Phú Lễ đã khai cơ lập nghiệp trên mảnh đất thân thương này trên 200 năm. Trải qua bao đời, các thế hệ cha ông đã cùng với các dòng tộc khác có những đóng góp lớn lao trong công cuộc khai phá ruộng đồng, tạo dựng xóm làng, xây dựng đình chùa, miếu, mạo và hai cuộc chiến tranh xâm lược chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ…công đức của các bậc tiền nhân mãi mãi là niềm tự hào cho dòng tộc chúng ta. Từ đó đến nay, trên mảnh đất này đã có 13 đời con cháu họ Đặng đã được sinh ra và lớn lên.
         Nơi đây, con cháu trong chi họ đã cùng nhau hàn huyên tâm sự vào những dịp bái tạ tổ tiên, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi, lúc đói, khi no, khích lệ động viên nhau trước những được mất của cuộc đời.
         Ý nghĩa của nhà thờ Họ lớn lao như vậy, nên con cháu Chi 1 họ Đặng thôn Phú Lễ luôn có một ước ao cháy bỏng đó là, phải tôn tạo nơi thờ  tự uy nghiêm, rộng rãi, xứng tầm với sự phát triển của con cháu trong chi tộc.
         Hôm nay đây, chúng ta đang được chứng kiến với niềm vui phấn khởi của toàn thể anh em bà con trong chi họ, cùng với sự cổ vũ động viên của quý đại biểu khách thập phương đã về dự đông đủ.
Nhà thờ Đặng tộc uy nghiêm.
Về đây con cháu khắp miền gần xa
Thắp hương bái tổ, ông bà
Báo đền công đức là hoa dâng đời
Đục trong, mưa nắng, đầy vơi
Từ trong đói khổ cuộc đời đắng cay
Mẹ cha lo bữa từng ngày
Tặng ngôi nhà nhỏ đủ đầy khói hương
Nhà xưa thành chốn Từ Đường
Họ hàng xây đắp, cột rường hôm nay
Cháu con giang rộng vòng tay
Vươn tầm trí tuệ, mái đầy Rồng thiêng
Nhà cao lồng lộng uy nghiêm
Thành tâm, thành ý, thành niềm đam mê
Nơi đây thành chốn đi về
Chau con, dâu rể, tình quê, tình đời
Bao lần xây dựng cơ ngơi
Nền xưa, mấy bận đắp bồi mà nên
Chữ tâm cội rễ vững bền
Sống vì dòng họ, Tổ Tiên độ trì
Người thì nắng ruộng, mưa đồng
Hạt cơm thơm thảo nhà nông được mùa
Người Học cao, tài rộng vinh quy
Rạng danh Đặng Tộc – Nghề gì cũng thông
Đường đời dài rộng bao la
Cháu con tiến bước, kế thừa cha công
Nhà thờ Đặng Tộc nguy nga
Linh thiêng giữa chốn quê nhà ngát hương
 
         Thay mặt Ban gia tộc, tôi xin tuyên bố khai mạc buổi lễ khánh thành Nhà thờ Chi 1 Họ Đặng Thôn Phú Lễ - xã Cần Kiệm – Thạch Thất – TP. Hà Nội
         Xin trân trọng cảm ơn!
                                                                                     Trưởng tộc :Đặng Văn Võ
 
 
VỀ GIỖ TỔ HỌ ĐẶNG – LÀNG CAO XÁ HẠ
XÃ ĐỨC GIANG -HOÀI ĐỨC- HÀ NỘI
Mới tám giờ mà nắng tháng 5 đã chói chang, đại biểu các chi họ Đặng anh em từ nhiều địa phương xa xôi đã về nhà thờ trưởng họ Đặng Tài Quỳnh tại Cao Xá Hạ xã Đức Giang dự lễ.
            Đoàn đại biểu các chị em họ gần gũi như Thượng Yên Quyết – Cầu Giấy tiếp đến các đoàn Tam Nông – Phú Thọ, Hành Thiện – Nam Định, Lệ Xá – Duy Tiên – Hà Nam,Vĩnh Lộc - Phùng Xá – Thạch Thất, Thượng Mỗ - Đan Phượng, Dương Nội – Hà Nội, Yên Mỹ - Thanh Trì, Tây Tựu – Từ Liêm, Phù Đổng – Gia Lâm Hà Nội..v.v….
            Đoàn đại biểu Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt nam do Chủ tịch Đặng Cao Khôi dẫn đầu đã có mặt từ rất sớm.
            Sau lời khai mạc ngắn gọn là lễ tế tiên tổ do đội tế trong chi họ, cử hành thật trang nghiêm thật hoành tráng, với đội nhạc bát âm và trống dẫn tế đội tế đồng đều với bộ áo tế xanh có in hoa văn chữ Thọ, quần trắng rất nhịp nhàng và thành thục khiến tất thẩy mọi người phải ngỡ ngàng vì đây mới là lần thứ hai mà các vị từ chử tế, bồi tế chấp sự, đông – tây xướng đến đọc chúc văn- ai ai cũng nghiêm trang, cung kính được thể hiện trong từng động tác, từng bước đi nhưng thật mềm mại, thật uyển chuyển và rất bài bản.
            Ông Đặng Tài Sinh đọc chúc văn nên bật lên được công sinh thành của cụ tổ đời thứ nhất tại Làng Cao Xá Hạ là Thượng Thương Thượng Tổ tiên tính Đặng Trần, Húy Hành – Hiệu Phúc Lành kỵ nhật ngày 9-5 âm lịch.
            Các thế hệ con, cháu, chắt và nhiều đời sau mãi mãi nhớ ơn công đức của tổ tiên – nguyện xin kính dâng tiên tổ hương thơm, trà tửu, hoa quả, thực dưỡng và xin tiên tổ phù hộ cho con cháu mạnh, giỏi.
            Trong bài diễn văn của ông Đặng Tài Tính đã nếu bật lên được việc các cụ tổ đổi chữ đệm Đặng Trần thành Đặng Tài vì trong nhánh của họ xa xưa có khoảng thời gian dài hiếm người học hành đỗ đạt cao – mãi đến đời sau có cụ thi đậu tú tài – và cũng từ đó nhánh của dòng họ mang chữ đệm Đặng Tài – cũng là mong muốn cho con cháu đời sau trong họ được hưởng lộc tài của tổ tiên mà con cháu ngày càng học hành tấn tới. Cũng từ đó cho tới ngày nay có nhiều người trong chi Đặng tài kế tiếp thi đỗ đạt thứ hạng cao, cống hiến nhiều cho dân cho làng cho nước. Tuy vậy trong thẳm sau người chi họ Đặng Tài luôn ghi tạc công đức của tổ tiên, luôn luôn và mãi mãi gắn kết với Cội nguồn, cùng chung sức xây dựng chi họ Đặng tài nói riêng và họ Đặng nói chung ngày càng đoàn kết và hưng thịnh.
            Ông Đặng Cao Khôi – Chủ tịch Hội đồng gia tộc – Họ Đặng Việt Nam phát biểu và động viên chi họ Đặng Tài tiếp tục phát triển vững mạnh cùng đoàn kết với các chi họ Đặng trên toàn quốc thực hiện di ngôn của Thám Hoa Đặng Ma La :            ĐẶNG TÍNH GIẢ CỬ QUỐC GIAI NHIÊN
            Trời tháng năm đầu hè nóng như đổ lửa, nhưng tình người họ Đặng thật trong sáng, lịch thiệp và tươi mát.
            Chia tay với Cao Xá Hạ, những hình ảnh đẹp về chi họ Đặng Tài (gốc Trần) tại Cao Xá Hạ - Đức Giang - Hoài Đức cứ vương vấn mát rượi trong lòng chúng tôi.
            Ngày 9 tháng 5 năm Bính Thân
  Đặng Trần San
 
NGHIÊN CỨU – CHẮP NỐI CỘI NGUỒN
 
Đặng Văn Khải – Thành Hoàng Làng tỉnh Hải Dương
            Theo tác phẩm “Làng cổ hương nao” của tác giả Lê Văn Tùng, quê quán Hương Nao xã Thạch Tân, huyện Thạch hà, tỉnh Hà Tĩnh viết về cử nhân Đặng Văn Khải như sau:
            Ông Đặng Văn Khải sinh năm Nhâm Thân 1812 thi đỗ cử nhân khoa Bính Ngọ năm Thiệu Trị thứ sáu (1846).
            Năm Mậu Thân 1848 Tự Đức năm đầu được phái đến làm việc ở Bộ công, tháng 10 năm ấy bổ giữ chức Hàn Lâm viện kiểm thảo, sung việc xem xét biên soạn bộ sách “Đại nam sự lễ hội điển” ở Bộ ấy. Năm Tự đức thứ 3 (1850) bản thảo hoàn thành ông được bổ đi làm tri huyện, tri phủ nhiều nơi, cuối cùng về làm Viện ngoại lang ở Tỵ kinh trực bộ hộ quyền lĩnh chức lang trung ra Bang biện quân vụ Hải dương hàm tùng ngũ phẩm. Năm 1864 được uva Tự Đức phong sắc đặc cách thăng thụ Phụng Nghị Đại Phu giữ chức viên lang ngoại bộ hộ, cũng năm Tự Đức thứ 17 (1864) tòng chinh dẹp giặc bị tử trận tại Hải Dương.
            Năm Tự Đức thứ 18 (1865) vua Tự Đức ban sắc truy phong hàm trung thuận đại phu lang trung và ban tên thụy là Đoan Cẩn. Ông Đặng Văn Khải được vua Tự Đức phong 5 đạo sắc phong. Đạo thứ nhất năm Tự Đức thứ 3 (1850), đạo thứ 5 truy phong vào năm Tự Đức thứ 18 (1865).
            Theo bà Đặng Thị Thái sinh năm 1959  là con cháu dòng họ Đặng làng Hương Nao hiện cư trú ở số nhà 16/192/236 Lê Trọng Tấn – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội cho biết theo nguồn trong họ truyền lại khi Đặng Văn Khải tử trận tại Hải Dương có 1 làng thờ Đặng Văn Khải làm thành hoàng làng, nhưng không rõ làng nào?
            Bà con trong họ và các họ khác ai biết tư liệu này xin gửi về văn phòng họ Đặng Việt Nam.
            Địa chỉ: 68/53/14/6 đường Cầu Giấy – quận Cầu Giấy – Hà Nội để bổ sung khi tái bản cuốn sách truyền thống dòng họ “Thành Hoàng làng họ Đặng Việt Nam”.
Đặng Cao Khôi
 
CHẤP NỐI CỘI NGUỒN  CHI HỌ ĐẶNG HẢI PHÚC – HẢI HẬU – NAM ĐỊNH
            Cụ Đức Thủy Tổ là Đặng Châu Tình ( Hiệu Tức Đặng Huệ Chính) là con thứ 2 của Tổ Đặng Thế Sức làng Bách Tính – phủ Thiên Trường ( nay là Thôn Bách Tính xã Nam Hồng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định) năm 1614 cụ cùng 2 con trai là Huệ Tín và Huệ Nhằm xuống vùng Cẩm Hà của Nam Môn lập ấp khu gò Nõi tụ tập dân quai để lấn biển phá hoang trống lên ngũ cốc và làm muối, đánh cá.
            Khi phương dân trở nên sung túc các cụ lại xây trường, dựng chùa trong khu đất nơi gọi là Đào An ( tức gọi là chùa Uôm) sớm tối đến hương phụng thờ phật tổ.      
            Người con cả là Huệ Tín tu bán thế ở đây. Sau khi các cụ quy tiên đã được nhân dân và con cháu ký táng tại nội viên an đào ( trong khu viên chùa đào am thuộc xóm 6 xã Hải Phúc huyện Hải Hậu Nam Định) về phần mộ cụ Huệ Chính ký táp ở Trung chính chẩn chùa uôn cụ Huệ Tín – cụ Huệ Nhiệm ký táng ở vườn chùa.
            Cháu cụ Thủy Tổ Đặng tướng coongtuwj Huệ Chính là Đặng Phúc Tập ( hiệu Tự tiên Ninh) con của cụ Huệ Nhiệm – xuống vừng tân Biên Hải Thanh – Hải Hậu lập ấp và xây dựng chùa chiền ở vùng ven biển. Do thời gian, cuộc sống con cháu của cụ Thủy Tổ không được ở cạnh nhau mỗi người mỗi ngả.
            Cụ Đặng Phúc Điếu con cả xuống lập ấp thôn an Cường theo bờ sông ốc thuộc xã quần anh, Tây Biên. Nay là Trực Ninh.
            Cụ Đặng Phúc Độ con thứ 2 ở Lại Nguyên cử cẩm Hà nế tục sự nghiệp tiền nhân, tư sự tổ đường lăng mộ, tu sửa an đào cho cảnh nhà ngày càng sáng sủa
            Cụ Đặng Phúc Thọ là con thứ 3 cùng với cụ Đặng Phúc Kỳ quận công là con út vượt qua cửa Nam Môn sang vùng Quất Lâm – Giao Yên – Giao Trường – Nam Định khẩn điền lập ấp nử thành Đông Muối bai la, kết sự làm nghề chài lưới đóng thuyền, mạn ra khơi…
            Anh em con cháu của cụ tuy ở không xa, chỉ nghe phong phanh không rõ cội nguồn gốc tích.
            Hội đồng gia tộc họ Đặng Việt nam tỉnh Nam định ông Đặng Xuân Kha – Chủ tịch, ông Đặng Quang Hảo – Phó chủ tịch lần hồi và đã chắp nối dòng họ. Ngày 26/4/2015 đại hội khóa VI HDDGT Họ Đặng tỉnh nam Định đã kết nối và bầu BCH các chi, phái các con của cụ thành hệ thống chỉ đạo cảu dòng họ. Với 7 chữ vàng son “ Đặng Tính Giả Củ Quốc Giai Nhiên” tháng 9 năm Canh Thìn HĐGT cùng chi Hải Phúc – Hải Hậu – Nam Định  bàn bạc và trùng tu nâng cấp 3 ngôi mộ của 3 cụ tổng kinh phí 37.050.000đ đều anh em con cháu, các chi công đức.
            Để đảm bảo sự thống nhất đoàn kết của 47 chi họ Trực Cường, Trực Ninh, Hải Hậu, Giao Thủy. Ngày 20/1 năm Bính Thân HĐGT họp tổ chức lễ kỷ niệm 380 năm ngày mất của Đức Thủy Tổ, Khánh thành 3 ngôi mộ ( kỷ tổ 1/2  Bính Thân)
            Chiều 30/1 Bính Thân anh em con cháu xa gần cùng về rước văn tế tổ gần 1.200 con cháu ( Đội hình dài khoảng 1 km) theo gia lễ của Họ Đặng. Tới dự có đoàn đại biểu HĐGT HĐVN do ông Đặng Trần Lưu phó chủ tịch thường trực dẫn đầu cùng các ông: Đặng Tuấn Khang, Đặng Trần San, Đặng Trần Toản, Đặng Văn Điều
            - Thường trực, Đảng ủy, UBND, HĐND, UBMT tổ quốc xã Hải Phúc, Hải Hậu, Nam Định.
            - Có 23 chi họ xã Hải Phúc 2 chùa – 4 đền,. 1 miếu các đại biểu về dự cùng anh em con cháu khách thập phương
            Ngày 1/2  năm Bính Thân ngày chính kỳ cụ Thủy Tổ
            Ông Đặng Xuân Kha Chủ tịch HĐGT họ Đặng Tỉnh Nam Định đọc diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm 380 năm ngày mật của cụ Thủy Tổ, ông Đặng Xuân Kha Chủ tịch HĐGT họ Đặng tỉnh Nam Đinh.
            Ông Đặng Văn Bảo trưởng chi Hải Phúc – Hải Hậu, Đặng Hương Chiến bái tiên tổ - ông Đặng Trần Lưu Phó Chủ tịch HĐGT – HĐVN cùng các đại biểu trong đoàn dâng hương thường trực, HDDND – UBND xã Hải Phúc cùng các đoàn vào dâng hương chiêm Bái tiên tổ. ( có ảnh kèm theo)
            Và từ nay trở đi anh em con cháu xa gần đến ngày 1/2  âm lịch hàng năm về đây dự lễ Kỷ niệm giỗ tổ Đặng Tướng Công hiệu Huệ Chính
                                     Đặng Quang Hảo
PCT HĐGT – Họ Đặng Tỉnh Nam Định
 
CỤ TỔ HỌ ĐẶNG Ở LÀNG ĐĂM
Sưu tầm
            Làng Đăm có tục “bơi thuyền” chuyên canh cấy lúa trồng màu, dần chuyển trồng màu, trồng hoa. Hoa phát triển mạnh, làng Đăm thêm danh “Làng Hoa”...
            Theo gia phả họ Đặng bản chi ở làng Đăm có ghi: Cụ TRẦN VĂN TRỪNG là hậu duệ Vương thất triều Trần. Triều Lê vua Lê Thái Tông niên hiệu ĐẠI BẢO thứ 3, năm Nhâm Tuất (1442) mở khóa thi vì Quốc húy cụ cải là Văn Huy thi đỗ Đệ nhị giáp chính tiến sỹ, làm quan được phong. Hình bộ Thượng thư lấy hiệu Đăng Hiên...
            Cụ có 3 người con trai là: TRẦN CẬN, TRẦN DUTRẦN LÂM, sau đều cải từ họ Trần sang họ Đặng gốc Trần. Suy  tôn cụ TRẦN VĂN HUY hiệu ĐĂNG HIÊN (1410 – 1485) là ĐỨC THỦY TỔ họ ĐẶNG gốc TRẦN đời thứ nhất.
Đời thứ 2: Cụ TRẦN DU  cải ĐẶNG TRẦN DU, thi đỗ giải Nguyên, hiệu NGUYÊN TRẠCH làm quan thừa chính xứ Tư tham chính, là con trai thứ hai của cụ ĐĂNG HIÊN, kỵ ngày 10 tháng 9 táng tại mả Quán Xứ, hữu Phóng Tự. Cụ sinh trưởng nam ĐẶNG CÔNG TOẢN .
Cụ có anh: TRẦN CẬN cải ĐẶNG TRẦN CẬN thi đỗ Đệ tam giáp tiến sỹ khoa Kỷ Dậu (1469), làm quan đến Lại bộ Thượng thư.
Cụ có em út: TRẦN LÂM cải ĐẶNG TRẦN LÂM thiên cư làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, cụ được tặng thiếu phó cao quận công là Thủy  tổ họ ĐẶNG gốc TRẦN  vùng Lương Xá, Chương Mỹ có hơn 500 năm phát triển con người và danh tiếng dòng họ.
Đời thứ 3: Cụ trưởng nam Tiến sỹ ĐẶNG CÔNG TOẢN hiệu NGẠN HÒA (1487-1544). Năm 34 tuổi thi Hội, cụ đỗ Tam giáp đống tiến sỹ, khoa Canh Thìn (1528) triều Lê vua Chiêu Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 5. Cụ Ngạn Hòa được đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu làm quan Bộ binh, Tả thị lang, An xuyên bá, hành an bang đạo thừa chính ty Thừa Chánh xứ. Kỵ nhật 10/10, táng tại Phóng Tự.
Cụ có ba bà phu nhân:
Chánh phu nhân: Nguyễn Thị hiệu Huệ Trinh tặng phong Cẩn nhân, sinh nhị nam.Trưởng nam: ĐẶNG TRÀN HÀNH hiệu HOÀNG CHÍNH tự Liêm Bình, làm quan tri huyện, huyện Đông An.Truyền vi: VÂN CANH – YÊN QUYẾT, Giáp chi chi Tổ.
Phó phu nhân: Nguyễn Thị hiệu Trang Tiết, người Vũ Tiên sinh nhất nam. Lang thuộc công ĐẶNG TRẦN KHA.
Truyền vị: Tây Tựu, Ngọc Than, Ất chi chi Tổ.
Phó phu nhân: Nguyễn Thị hiệu Trang Nhất, người xã Phù Đổng, huyện Tiên Du sinh nhị nam.
Viên lại công ĐẶNG MINH PHU hiệu CÔNG KHUÊ
Truyền vi Phù Đổng, bính chi chi Tổ.
Đời thứ tư: Cụ tổ chi họ ĐẶNG TRẦN, làng Đăm.
Chi ất Tây Tựu, Ngọc Than hiệu KHOA HOẠN ĐINH TÀI VƯỢNG YÊN.
Tổ chi: THÁI THƯỜNG THIẾU KHANH, đặc tiến KIM TỬ vinh lộc đại phu Xuân Lĩnh bá tính ĐẶNG TRẦN húy Kha, tự THỦ TRUNG là con thứ.
Tiến sỹ ĐẶNG CÔNG TOẢN hiệu Ngạn Hòa và cụ phó phu nhân Nguyễn Thị hiệu Trang Tiết.
Anh ruột cụ: Trưởng nam ĐẶNG TRẦN HÀNH định cư thôn Kim Hoàng xã Vân Canh, có con thứ là nho sinh Trung Thức tự Địch Tu, Phụng Từ Đường ở Thương Yên Quyết, Từ Liêm.
Em út cụ: Đặng Minh Phu hiệu Công Khuê đứng đầu chi Bính ở Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Ninh.
Cụ Thủ Trung mất ngày 20 tháng 5,mộ tang tại xứ Mỏ Phượng, xã Tây Tựu hàng năm cứ ngày chạp 14/12 (chạp của họ) con cháu các nơi về thắp nén nhang nhớ cụ Tổ tại chính mộ. Vài năm gần đây con cháu sửa sang tôn tạo mộ cụ được khang trang sạch đẹp trên phần đất hơn 100 m2.
Cụ tổ bà: Ấm Phong Chánh phu nhân Nguyễn Thị hiệu Đức Thiêm là con gái Hiền Trung công Nguyễn Khải, cụ sinh nhất nam:
Vệ úy ĐẶNG TRẦN CẦU hiệu Chúc Khê…
            Tôi sưu tầm tư liệu, viết để anh trên, em dưới thêm thông tỏ dòng họ nhà ta. Các tư liệu chỉ lược dịch phần chính, không dám đưa chi tiết vì rất dài...
                  Ban phả HĐGT họ Đặng VN
                   ĐẶNG TRẦN TOẢN
 
Họ  Đặng Ngọc Than Xã Ngọc Mỹ  Huyện Quốc Oai  Tỉnh Hà Nội
Họ Đặng Ngọc Than xã Ngọc Mỹ Quốc Oai Hà Nội có cội nguồn từ chi Họ Đặng Yên Quyết – Từ Liêm Hà nội . Cụ tổ Họ Đặng Ngọc Than thuộc đời thứ 4 dòng dõi  cụ Đặng công Toản sinh năn 1484 - ? đỗ Tiến sỹ năm 1520  triều đại nhà Lê  ( đời vua Lê chiêu Tông làm quan đến chức Thượng thư cho nhà Lê  . Con cụ Đặng Công Toản sinh ra cụ Đặng Trần  Kha. Cụ Đặng Trần Kha sinh con trưởng là Đặng Trần Cầu di cư về thôn Ngọc than Xã Ngọc Mỹ  Quốc Oai  con thứ ở lại làng Đăm ( nay là Tây tựu) để thừa kế tổ tiên chi họ Đặng Tây tựu sau này . Như vậy cụ tổ Họ Đặng Ngọc Than chính là cụ Đặng  trần Cầu xuất thân từ làng Đăm ( Tây tựu ) và xa hơn  thuộc chi Họ Đặng Yên Quyết  từ Liêm Hà Nội . Con cháu cụ Đặng trần Cầu  chi Ngọc Than có cụ Đặng Trần Chuyên đồ Tiến sỹ năm 1848 triều Nguyễn – Tự Đức năm thứ Nhất . Hiện dấu ấn ghi công cụ Chuyên trên tầng hai Phú Văn Lâu -  cố đô Huế có hai tấm bia một tấm bia chữ Nôm ( chữ nho ) và một tấm bia đã được dịch ra chữ quốc ngữ . Tại dòng Tự Đức năm thứ nhất ghi ngay dòng đầu là cụ Đặng Trần Chuyên  TS quê tại Ngọc than thôn Ngọc Mỹ xã  Quốc Oai phủ  Sơn Tây tỉnh   Về cụ Thượng làng Than ( cụ Chuyên được Bổ nhiệm thượng thư triều Nguyễn ) . Về Thượng Thư
Đặng Trần Chuyên có nhiều giai thoại về ông . Ông Bùi Xuân Đính Trong mục Ngẫm xưa , Nghĩ nay của báo Pháp luật trang 9  N0 98 Ngày 25/4/2005 có viết về cụ Chuyên và Giải pháp tẩy trừ tệ mua chuộc dân , lừa dối dân của quan trên .
Có nhiều giai thoại của cụ Chuyên để lại cho hậu thế . Vua Tự Đức là một trong các vị Vua triều Nguyễn ham thích văn thơ , một lần ông ra vế đối cho vị tân khoa Đặng  Trần Chuyên  :  Gái Nguyệt Đức tắm sông Nguyệt Đức , Nguyệt Nguyệt bằng tể tướng công khanh  trong vế đối có đề cao dòng trâm anh  thế phiệt của nhà Nguyễn  cũng như trong vế đối có nhiều từ Nguyệt và có lúc lặp đi lặp lại hai lần ( nguyệt nguyệt bằng ,,,,) thật khó cho tân Thủ khoa song cụ Chuyên không bối rối và đáp lại ngay : Trai Sài sơn chơi núi Sài sơn , Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt
Vế đối thật chuẩn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng , đối nhau chan chát , lấy trai đối với gái , lấy núi đối với sông lấy sơn sơn xuất đối với nguyệt nguyệt bằng và điển tích quê hương để đối đáp . Vua Tự Đức hết mực khen vế đối chuẩn cả về lời , cả về ý cả về âm sắc v..v..Câu hỏi thứ hai  : Thế nhà ngươi đã có gia thất chưa ? Tân thủ khoa đáp : Dạ đã có song cũng đã khuất núi rồi ạ ! Tự Đức bèn phán : Ta gả cô ta cho khanh . Đến lúc này Đặng Trần Chuyên mới đáp lại rằng : Thưa bệ hạ thần nói đã khuất núi không có nghĩa đã chết vì từ Huế nhìn lại quê nhà có nhiều núi trùng điệp chắn khuất  chứ không phải đã chết … Tự Đức khen cho tân khoa tài trí hơn người  lại hóm hỉnh và tài ứng biến nên không phạt mà vẫn gả cô cho Đặng Trần Chuyên  . Cụ Đặng Trần Chuyên từng là học trò cưng của Thánh Quát khi  cụ Cao Bá Quát làm Huấn thụ Quốc Oai .  Con cháu của cụ Chuyên làng Than sau này cũng học hành và làm rạng danh dòng họ Họ Đặng Ngọc Than là một họ có số  đinh nhỏ  ( hiện chỉ có 70 xuất đinh trên tổng số trên 10000 dân thôn Ngọc than  ) song lại là dòng họ danh giá và có uy tín nhất từ xưa đến nay . Gần đây nhất có cụ Đặng Trần Tiềm , Cụ sinh ngày 20 /2/1916 là cán bộ lão thành cách mạng .Tháng 2/2016  đúng ngày mồng 6 tết âm lịch năm Bính Thân Làng Ngọc Than đã làm lễ mừng Đại thọ cho cụ Tiềm 100 tuổi  tại Đình Làng Ngọc Than . Chủ tịch nước cũng đã có thư và quà , Đoàn do lãnh đạo  Thành ủy Hà nội ( Phó chủ Tịch HN ) Bí thư kiêm chủ tịch Quốc Oai  Nguyễn Mạnh Quyền . Thường vụ Thành Ủy , Phó chủ Tịch TF Hà Nội   đã mang thư , Quà của Chủ tịch nước , của Thành Ủy , của Huyện Ủy Quốc Oai đến mừng thọ Cụ Đặng Trần Tiềm  Cán Bộ Lão thành CM . Tháng 5/2016 cụ  nhận huy hiệu 70 năm tuổi Đảng . Nhân dịp này Đảng Bộ Huyện Quốc Oai đã vinh danh ông  là thế hệ Đảng viên làm rạng rỡ cho truyền thống cách mạng của Huyện nhà . Ông đã từng hoạt động bí mật cùng các lão thành cách mạng khác như  : Bà Nguyễn thị Minh Nhã  nguyên cán bộ lão thành CM , Tỉnh ủy viên vợ Thượng tướng Lê quang Hòa , Bà Phan thị Khôi nguyên CB Lão thành CM vợ của anh trai Lê quang Đạo nguyên chủ tịch Quốc Hội nước CHXHCN  VN  và là em ruột  cố phó thủ tướng Phan trọng Tuệ quê Sài sơn Quốc Oai ,,.,Ông Tiềm tham gia CM tù năm1942 và đến tháng 8/1945 tham gia phá kho thóc của Nhật rồi cướp chính quyền và làm chánh tự vệ rồi chủ tịch lâm thời phủ Quốc Oai . Trong kháng chiến chống Pháp Ông Tiềm đã cùng các đồng chí của mình bám sát dân thành lập các đội tự vệ và dân quân du kích phá đồn bốt , phá sự kìm kẹp của địch và chi viện sức người , sức của cho tiền tuyến lớn nên hòa bình lập lại ông đảm nhận nhiều chức vụ . Trước khi nghỉ hưu 1972 ông là chủ tịch Công đoàn Lâm nhiệp  thuộc Ty Lâm nghiệp Sơn Tây  .Do đóng góp của ông nhà nước đã tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Pháp  và nhiều huy chương khác . Ông hưởng thọ 101 tuổi tại quê nhà  Đảng bộ Huyện Quốc Oai thay mặt Thành Ủy Hà nội đã  chủ trì tang lễ cùng gia quyến để đưa linh cữu Ông Tiềm về nơi an nghỉ vĩnh hằng . Đại diện Hội  Đồng GTHĐ Việt nam do Các  Ông Đặng Cao Khôi   , Ông Đặng Trần Lưu Chủ tịch và Phó Chủ Tịch Hội  cùng ông Đặng Trần San Ủy viên thường trực và đại diên họ Đặng Thạch Thất , Họ Đặng Quốc Oai  đã đến viếng và tiễn đưa cụ Tiềm . Cụ Tiềm có ba con trai  và một con gái nuôi , cụ có 15 cháu và 32 chắt . Con  Con cái , cháu, chắt Cụ Đặng Trần Tiềm cũng đã kế tiếp truyền thông họ Đặng Ngọc than nên cũng có nhiều con cháu thành đạt viết tiếp các trang sử truyền thống dòng họ và làm rạng danh quê hương và không xấu hổ với danh tiếng Bút Ngọc Than  ( làng có nhiều người học cao và đỗ đạt  ) ./.    
                                                                         Đặng Trần Giao
                                                                   Chi Họ Đặng Ngọc Than 
 
NỘI DUNG LĂNG BIA HỌ ĐẶNG XÃ YÊN MỸ
 
            Thời hậu lê, thủy tổ họ Đặng ở làng Lương Xá huyện Chương Đức (nay là Chương Mỹ) đến Tiểu Lan Châu lập nghiệp cụ sinh được bốn người con trai và một người con gái (một người con trai đi về phía Nam…), ba người con trai đã hình thành ba chi họ Đặng ở xã Yên Mỹ như ngày nay.
            Theo các cụ truyền lại Lăng được xây dựng năm 1635, đã được sửa chữa, mở rộng, tu bổ nhiều lần đến ngày nay.
            Trong Lăng thờ:
1. Tiền tổ khảo Đặng Lâm – là người cải từ họ Trần sang họ Đặng.
            Là thiếu phó Cao quận công
            Được truy phong là Cao sơn Đại Vương Thực cấp.
2. Tiền tổ khảo Đặng Huấn – Nghĩa Quận công
            Ngài mất năm Canh Dần (1590) Quang Hưng thứ 13 (năm thứ 3 Mạc Hưng Trị) thọ 72 tuổi.
            Nghĩa Quận Công đã gắn chặt cuộc đời với sự nghiệp an nguy của Đất nước. Hơn 40 năm chinh chiến, công lao trùm thiên hạ mà vua không ngờ vực địa vị nhất Triều mà không ai ghen gét là bậc Trung thần thời Trung hưng, con gái là Cung Phi sinh ra Văn Tổ Nghị vương (Thanh đô vương Trịnh Tráng) chúa Trịnh Tráng Thân hành tế lễ “vẻ vang nghĩa Quận Công, hiên ngang phong độ, khí phách đường hoàng, phong cách hùng tráng….chém tướng dựng cờ, nhổ thành phá giặc, giúp phò nhà Trịnh, ủng hộ nhà Lê…công lao trùm đời, Trung hưng kỳ vĩ…”
            Ngài là Thành Hoàng làng Duyên Ứng, Lương Xá, Chương Mỹ.
            Đến đời Tây Sơn, ngài được bao phong là Thượng Đẳng Đại Vương.
3. Cao Cao Tổ Khảo Đặng Công Mậu – Được phong tức Đình Bá, đỗ Tiến sỹ khoa Tân Sửu (thời Lê Dụ Tông) sau được phong là Đông Các Đại học sỹ - làm Giám khảo thi Hội. Hai lần đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc). Ngài được cử làm Đô đốc trấn Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, ngài lo tổ chức quân đội, thành lập dân binh cùng triều đình đánh giặc. Ngài cung tiến Đình làng xã Yên Mỹ cau vàng, lá trầu v àng, ấm chén ngọc và 08 bánh dày ngà và nhiều gấm vóc, nhiễu điều, phục vụ tế lễ. Ngài tham gia viết văn tế lễ tại Đình làng. Ngài mất năm Ất Dậu (1765) thọ 78 tuổi. Cả cuộc đời làm điều nhân nghĩa, trải qua 4 đời vua, vua nào cũng tin tưởng giao trọng trách, về văn thì giúp vua kén chọn người tài, vè võ thì đánh giặc yên dân. Khi đi sứ dùng tài uyên bác nâng cao vị thế đất nước.
            Ngài có 02 sắc phong thời Lê Hiển Tông, Cảnh Hưng (1783) và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống – 1789).
            “Dương Cảnh Thành Hoàng, Linh Quảng Hiển Ứng Chủ Tịch Tàng Lưu Phúc Thần Anh Chạc, Hùng Đoán Phong Công Đại Vương:.
            Hiện nay Đình xã Yên Mỹ thờ cụ Đặng Huấn – Nghĩa Quân Công; Cụ Đặng Công Mậu có sắc phong là Đường Cảnh thành Hoàng.
            Liền kề lăng có đền thờ, nhân dân thường gọi là Đền nhà Bà (hoặc Vua Bà), Đền trước kia ở ngõ Chùa, do đất sông Hồng lở nên dời vào vị trí hiện nay. Bà là Đặng Thị Xuân Dung (Nhị Nương) là con gái thứ hai cụ Đặng Tiến Vinh – Hà Quận Công, là cháu nội cụ Đặng Huấn – Nghĩa Quận Công, bà được tôn phong là Cao Quyền công chúa (mất ngày 1/5/1612). Bà rất linh thiêng, thường hiển hiện ban lộc và giúp mọi người, cầu xin bà rất linh ứng, trước kia các vị Quận công đi đánh giặc thường vào xin người phù hộ để thế giặc mạnh nhưng chỉ một trận là tan.
            Bà được nhà Lê phong: “Tiên Nhân thần nữ”
            Có câu đối: “Tiên Nhân Thần Nữ Lê Vượng tặng
                                    Yểu điệu Tiên cung vạn thế truyền”
            Ngài là Thành hoàng làng Thụy Hương- Chương Đức – Hà Đông. Năm Khải Định (1916-1925) ngài được tôn phong là Trịnh Uyển ton thần.
Đặng Trần Vượng
 
CHÚC MỪNG CÁC ÔNG BÀ HỌ ĐẶNG TRÚNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIV NHIỆM KỲ 2016-2021
 
            Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam vui mừng thông báo với toàn thể bà con họ Đặng trong cả nước biết: Ngày 10-6-2016 trên các phương tiện thông tin đại chúng đã công bố kết quả bầu cử Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021 (ban hành theo Nghị quyết số 617-NQ-HĐBCQG ngày 08-6-2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia. Trong số 49 đại biểu trúng cử có một số ông bà là Họ Đặng chúng ta có tên dưới đây (theo a, b, c…)
1. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Đặng Minh Châu), sinh năm 1956, quê quán: Thái Bình
Nơi ứng cử: Thành phố Hà Nội
2. Đặng Thị Mỹ Hương. Sinh năm 1973 – quê quán: Ninh Thuận
            Nơi ứng cử: Tỉnh Ninh Thuận
3. Đặng Quốc Khánh, sinh năm 1976, quê quán tỉnh Hà Tĩnh
            Nơi ứng cử: Tỉnh Hà Tĩnh
4. Đặng Ngọc Nghĩa, inh năm 1959, quê quán tỉnh Thừa Thiên Huế
            Nơi ứng cử: Tỉnh Thừa Thiên Huế
5. Đặng Thuần Phong, sinh năm 1964, quê quán: tỉnh Bến Tre
            Nơi ứng cử: Tỉnh Bến Tre
6. Đặng Xuân Phương, sinh năm 1974, quê quán: Tỉnh Nam Định
            Nơi ứng cử: Tỉnh Đắc Lắc
7. Đặng Hoài Tân, sinh năm 1966, quê quán: Tỉnh Bình Định
            Nơi ứng cử: Tỉnh Bình Định
8. Đặng Thị Phương Thảo, sinh năm 1984, quê quán: Tỉnh Nam Định
            Nơi ứng cử: Tỉnh Nam Định
9. Đặng Thị Ngọc Thịnh, sinh năm 1959, quê quán: Tỉnh Quảng Nam
            Nơi ứng cử: Tỉnh Vĩnh Long
            Bà Thịnh hiện là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
10. Đặng Hoàng Tuấn, sinh năm 1978, quê quán: Tỉnh Long An
            Nơi ứng cử: Tỉnh Long An
11. Đặng Thế Vinh, sinh năm 1963, quê quán: Thành phố Hà Nội
            Nơi ứng cử: Tỉnh Hậu Giang
Dòng họ Đặng chúng ta nhiệt liệt chúc mừng 11 ông bà có tên trên và cả những ông bà có thể là con dâu con rể họ Đặng trúng cử đại biểu quốc hội.
            Nhân dịp này HĐGT – HĐVN chúc mừng các đại biểu là người họ Đặng ( hoặc là dâu, rể họ Đặng) đã trúng cử Đại biểu HĐNV các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trong cả nước.
            Đây là một vinh dự đối với các ông bà và gia đình, đồng thời cũng là niềm vinh dự và niềm vui chung đối với dòng họ Đặng Việt Nam chúng ta.
Kính chúc các ông bà đại biểu trên mạnh khỏe và thành công, hoàn thành tốt trọng trách của người đại biểu quốc hội và đại biểu HĐND các cấp mà cử tri tín nhiệm giao phó với tất cả niềm tin tưởng sâu sắc.
      Hà Nội, ngày 14 tháng 6 năm 2016
TM. Hội đồng gia tộc Họ Đặng Việt Nam
          Phó Chủ tịch thường trực
               ĐẶNG TRẦN LƯU
===================
 
Bấm vào đây Xem thông tin hoạt động ở các chi họ trên cả nước 

Cập nhật lần cuối: 7/25/2016 5:32:56 PM

Về trang trước Bản in Gửi email


san pham xung danh

dich vu xung tam

chat fb